Ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp (xã – tỉnh), đồng thời sắp xếp lại bản đồ hành chính từ 63 xuống còn 34 tỉnh/thành. Đây là một trong những bước cải cách mạnh mẽ nhất trong lịch sử hành chính nước ta – hướng đến bộ máy tinh gọn, hiệu quả và hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau sự đổi thay mang tính vĩ mô ấy, các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành quảng cáo ngoài trời (OOH) đang bước vào một giai đoạn đòi hỏi sự thích nghi linh hoạt và chiến lược phát triển dài hạn. Hãy cùng WeWin tìm hiểu ngay trong bài sau.
1. Việc sáp nhập hành chính tác động thế nào đến ngành OOH?

Việc sáp nhập đơn vị hành chính không chỉ là thay đổi về tên gọi hay số lượng địa phương, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như:
-
Thay đổi địa giới, ranh giới hành chính
-
Tái cấu trúc hệ thống chính quyền địa phương
-
Điều chỉnh lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan
-
Hình thành các vùng kinh tế, đô thị hóa có quy mô và tiềm lực lớn hơn
Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ dữ liệu, giấy tờ, chiến lược và quy trình của các doanh nghiệp gắn với địa phương cũ đều cần được cập nhật lại để phù hợp với cấu trúc mới.
Xem ngay: Phướn quảng cáo ngoài trời: Giải pháp tối ưu chi phí cho chiến dịch truyền thông
2. Ngành quảng cáo OOH trước thách thức về pháp lý và địa giới hành chính mới
Quảng cáo ngoài trời là một lĩnh vực chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và liên quan mật thiết với địa giới hành chính. Khi tên gọi và địa giới hành chính thay đổi (ví dụ: sáp nhập hai tỉnh A và B thành tỉnh mới AB), các dữ liệu cũng như giấy phép hiện hành có thể không còn hợp lệ, tạo ra một số thách thức như sau.
2.1. Thay đổi về giấy phép và hồ sơ
Với các biển quảng cáo gắn liền với vị trí địa lý cụ thể, việc đổi tên địa phương đồng nghĩa với việc các giấy phép hiện hành có nguy cơ không còn hợp lệ. Doanh nghiệp OOH cần chủ động rà soát, cập nhật hồ sơ pháp lý, điều chỉnh địa danh trong hợp đồng, tránh rủi ro vi phạm hành chính.
2.2. Bộ máy chính quyền mới, quy trình duyệt mới

Sau sáp nhập, nhiều sở, phòng chức năng cũng sẽ thay đổi tên gọi, nhân sự và quy trình xử lý. Đây là lúc các doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng lại quan hệ với chính quyền địa phương, tìm hiểu lại quy định quảng cáo ngoài trời, chủ động thích nghi để không bị chậm trễ trong cấp phép hoặc triển khai.
Xem ngay: 5 kỹ năng mềm “sống còn” của một Event Executive
2.3. Thay đổi dân số, hành vi tiêu dùng thay đổi

Các kế hoạch truyền thông OOH thường được xây dựng theo địa giới hành chính cũ. Việc sáp nhập buộc doanh nghiệp phải thiết kế lại bản đồ phủ sóng, đánh giá lại các khu vực chiến lược dựa trên lưu lượng giao thông, mật độ dân cư và hành vi tiêu dùng sau điều chỉnh. Một địa phương mới có thể bao gồm cả thành thị, nông thôn, vùng công nghiệp hoặc du lịch. Doanh nghiệp cần nhanh chóng cập nhật hồ sơ nhân khẩu học và phân tích lại hành vi người tiêu dùng để điều chỉnh nội dung, hình thức và thời điểm triển khai OOH phù hợp.
2.4. Thay đổi số liệu và báo giá thực tế
Các chỉ số đo lường hiệu quả truyền thông như GRP (Gross Rating Point), OTS (Opportunities to See) hay CPM (Cost Per Mille) đều gắn với dân số và hành vi theo tỉnh cũ. Giờ đây, doanh nghiệp cần cập nhật bộ dữ liệu đo lường mới theo 34 tỉnh, nhằm đảm bảo báo cáo hiệu quả chính xác và minh bạch hơn.
Sự thay đổi quy mô và vị thế kinh tế của các tỉnh sau sáp nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị quảng cáo ngoài trời. Đây là lúc doanh nghiệp cần xây dựng lại hệ thống báo giá, đảm bảo hài hòa giữa chi phí đầu tư, khả năng tiếp cận và kỳ vọng của khách hàng.
Xem ngay: 8 vấn đề cần xem xét khi booking quảng cáo ngoài trời
3. Cơ hội dành cho đơn vị biết thích nghi
Dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng đây cũng là thời điểm vàng cho các doanh nghiệp OOH bứt phá nếu biết nắm bắt cơ hội. Vậy, doanh nghiệp cần phải làm gì trước thực trạng ngành hiện nay?
3.1. Tái cấu trúc mạng lưới điểm đặt thông minh hơn

Việc sáp nhập kéo theo quy hoạch lại hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, cao tốc… Điều này mở ra cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng lại hệ thống bảng quảng cáo tại các trục đường chiến lược mới, đồng thời loại bỏ các điểm ít hiệu quả trong quá khứ.
Việc quy hoạch lại hệ thống bảng biển theo vùng đô thị mở rộng sẽ giúp doanh nghiệp:
-
Tiếp cận lưu lượng giao thông thực tế, tránh dàn trải
-
Tập trung hóa đầu tư, tối ưu chi phí vận hành
-
Tăng tỷ lệ chuyển đổi nhờ đặt biển đúng nơi – đúng thời điểm – đúng đối tượng
3.2. Đầu tư hệ thống dữ liệu đo lường mới
Do thay đổi hành vi và quy mô dân số, các đơn vị có thể đầu tư:
-
Camera đếm lượt xe, AI đo tầm nhìn
-
Tích hợp dữ liệu từ viễn thông, bản đồ nhiệt di chuyển
-
Cập nhật GRP theo tỉnh mới, giúp báo cáo hiệu quả chi tiết và minh bạch hơn
3.3. Doanh nghiệp chủ động sẽ chiếm lợi thế
Giai đoạn chuyển tiếp thường đi kèm sự thiếu đồng bộ. Nhưng với doanh nghiệp biết đi trước – cập nhật nhanh quy định, đề xuất giải pháp, hỗ trợ chính quyền – sẽ có cơ hội gắn tên mình với sự phát triển lâu dài của địa phương mới, giành được thị phần OOH từ rất sớm. Những doanh nghiệp chủ động tiếp cận – hỗ trợ chính quyền xây dựng quy chuẩn quảng cáo sau sáp nhập sẽ có nhiều cơ hội:
-
Rút ngắn thời gian cấp phép
-
Tạo uy tín, được ưu tiên trong quy hoạch bảng/bãi
-
Góp phần xây dựng bộ mặt đô thị mới hiện đại, văn minh
Xem ngay: Làm sao để đo lường chính xác hiệu quả quảng cáo ngoài trời OOH?
4. Doanh nghiệp nên làm gì để không bỏ lỡ thời cơ?
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp quảng cáo ngoài trời cần thực hiện ngay các việc cần thiết sau để nắm bắt tốt cơ hội cũng phát triển ở thời điểm hiện tại:
-
Rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý, giấy phép, hợp đồng và cập nhật theo tên tỉnh mới.
-
Thiết kế lại bản đồ truyền thông dựa trên địa giới hành chính và lưu lượng giao thông thực tế.
-
Xây dựng quan hệ làm việc mới với chính quyền địa phương, từ đó tối ưu hóa quy trình xin phép và triển khai dự án.
-
Đầu tư hệ thống đo lường mới: sử dụng công nghệ cảm biến, AI, dữ liệu viễn thông để đảm bảo hiệu quả truyền thông.
-
Truyền thông lại với khách hàng và đối tác, giải thích thay đổi, cập nhật kế hoạch, giữ vững uy tín và sự chủ động.
Kết luận: Vững vàng đi qua chuyển đổi, sẵn sàng vươn cao
Việc sáp nhập đơn vị hành chính là một dấu mốc lớn không chỉ trong bộ máy quản lý nhà nước mà còn trong cách doanh nghiệp vận hành, hoạch định và phát triển. Với ngành OOH, đây vừa là thử thách về pháp lý và dữ liệu, vừa là cơ hội để tái cấu trúc, tối ưu hiệu quả và khẳng định vị thế tiên phong.
Trong bất kỳ sự chuyển mình nào của đất nước, những đơn vị biết thích ứng nhanh, đầu tư đúng và đi cùng tầm nhìn dài hạn sẽ là những người thắng cuộc. Nếu bạn cần tham khảo những dịch vụ OOH mới nhất – chuyên nghiệp nhất, hãy liên hệ ngay với WeWin Media!