Khi bạn truyền đạt thông điệp thương hiệu của mình một cách nhất quán, hoạt động Marketing của bạn sẽ thuyết phục và đáng tin cậy hơn, điều này sẽ thúc đẩy kết quả kinh doanh. Sử dụng 4 cách dưới đây để thiết lập và duy trì thông điệp thương hiệu nhất quán và có tác động trên các kênh truyền thông doanh nghiệp của bạn.
Jon Holbrook, Giám đốc Product Marketing tại Mailchimp cho biết: “Có một thông điệp thương hiệu thống nhất sẽ giúp bạn kết nối với đối tượng mục tiêu của mình một cách lâu dài.“
Tạo ra các quy tắc và tiêu chuẩn rõ ràng cho các hình ảnh, bài đăng là bước đầu tiên để thiết lập nhất quán thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Các cuộc thảo luận của người dùng về những nội dung này sẽ làm hoạt động Marketing trở nên thành công. Vì thế, sự đồng nhất trong các chi tiết sẽ là nền tảng cho các nguyên tắc thương hiệu của doanh nghiệp.
-
Giọng điệu và giọng nói: cần đồng nhất với tính cách thương hiệu của bạn. Ví dụ: hãng sữa dành cho trẻ em cần sự vui vẻ, dễ gần trong khi công ty tuyển dụng cần sự nghiêm túc và đáng tin cậy.
-
Bảng màu: Công ty cần chọn tông màu chủ đạo và bộ màu đó sẽ được thể hiện qua logo, hình ảnh, video xuyên suốt các bài đăng của công ty.
-
Logo: Đặt ra các quy tắc về logo doanh nghiệp muốn thể hiện ở các định dạng khác nhau.
-
Hình ảnh: Hình ảnh cần là độc quyền, đồng nhất với bộ màu của thương hiệu và thể hiện cá tính thương hiệu.
-
Phông chữ: Thông thường, các thương hiệu có một phông chữ chính và một kiểu chữ phụ được sử dụng đa dạng cho tiêu đề, đoạn văn bản hoặc chú thích. Giống như bảng màu, sự đồng nhất của việc xoay vòng các phông chữ có giới hạn sẽ giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu của bạn.
-
Tính thường xuyên: Tính thường xuyên thể hiện ở tần suất gửi email, đăng bài lên mạng xã hội, tiếp cận bằng thư trực tiếp hoặc triển khai bất kỳ khía cạnh nào khác trong kế hoạch đa kênh của bạn. Jon nói: “Bạn cần đảm bảo rằng tất cả công việc khó khăn của bạn sẽ được giải quyết và bạn kết nối với những khách hàng trung thành, nhưng đừng lạm dụng điều đó.”
2. Thống nhất các tài sản thương hiệu
Việc giữ cho thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh sẽ dễ dàng hơn nếu tất cả nội dung của bạn đều có thể truy cập được bởi những người cần chúng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản lý nội dung để mọi thứ có tổ chức và giúp đảm bảo thông điệp rõ ràng trên các kênh theo một số cách:
-
Khi tất cả nội dung ở cùng một nhóm, các công việc như tạo quảng cáo hoặc khuyến mãi sẽ vận hành dễ dàng hơn vì không mất thời gian tìm kiếm nội dung.
-
Bạn sẽ gặp ít tắc nghẽn hơn khi mọi người trong nhóm có thể tiếp cận những gì họ cần để hoàn thành công việc của mình. Điều này xây dựng ý thức tự chủ của mỗi người.
-
Cộng tác dễ dàng hơn khi mọi người có thể nhanh chóng tham khảo các công việc khác đang được tiến hành. Quyền truy cập của các bên liên quan vào các thiết kế và tài sản chung của thương hiệu đảm bảo rằng ai cũng nắm được những công việc quan trọng.
3. Lên kế hoạch cho các hoạt động
Việc tận dụng các công cụ lập kế hoạch có thể giúp mọi người trong nhóm đồng bộ hóa, ngay cả với nhiều chiến dịch diễn ra đồng thời. Mặc dù phải mất thời gian để vạch ra một lịch trình cụ thể, nhưng nó sẽ tăng cơ hội thành công và tiết kiệm thời gian về lâu dài. Lên kế hoạch trước giúp bạn sẽ có nhiều thời gian để điều chỉnh thông điệp của mình cho nhất quán nếu cần.
Với một lịch trình cụ thể bạn sẽ có thể:
-
Điều phối các chiến dịch đa kênh. Với lịch đã lên, bạn có thể xem mọi thứ ở một nơi, có thể xem xét sự trùng khớp giữa các hoạt động để đảm bảo một thông điệp nhất quán.
-
Lên lịch gửi email và quảng cáo trên mạng xã hội hàng tuần. Khi lên kế hoạch trước, bạn sẽ có đủ khả năng để thực hiện các thay đổi và điều chỉnh thời gian khuyến mại nếu cần.
-
Xem lại hiệu quả các chiến dịch đã thực hiện để điều chỉnh các kế hoạch trong tương lai, tìm cách cải thiện các hoạt động chưa hiệu quả.
4. Sử dụng lại Content
Việc sử dụng lại nội dung có thể giúp bạn tiếp cận khán giả mới và củng cố thông điệp của mình mà không cần nỗ lực tối đa. Một thiết kế hoặc bố cục mới có thể dễ dàng làm mới nội dung và có thể có giá trị lớn đối với khán giả chưa xem nội dung đó. Sử dụng lại các nội dung cũng mang lại cho bạn cơ hội điều chỉnh thông điệp thương hiệu của mình.
Có nhiều cách để bạn có thể sử dụng lại nội dung hiện có thành nội dung mới.
-
Dữ liệu từ báo cáo khảo sát có thể được sử dụng để tạo inforgraphic.
-
Những đoạn âm thanh thú vị có thể được chỉnh sửa thành các clip dài 1 hoặc 2 phút dùng cho mạng xã hội.
-
Các bài viết về “cách thực hiện” có thể được cập nhật với các ví dụ mới và đăng lại với tiêu đề mới.
-
Các bài đăng trên blog nêu bật những câu chuyện thành công của khách hàng có thể được biên soạn thành case study.
-
Bản trình bày dành cho khách hàng tiềm năng có thể được chuyển thành một bản trình chiếu có thể chia sẻ để giới thiệu nhiều loại dịch vụ của bạn.
Tìm hiểu thêm:
- Tuyển tập các thuật ngữ về Branding
- Brand Loyalty là gì? Cách xây dựng Brand Loyalty cho thương hiệu
- Mô hình xây dựng thương hiệu Keller
- Tính cách thương hiệu là gì? (Brand personality)
- 5 bài học phát triển thương hiệu đắt giá từ các thương hiệu lớn