Ngày nay, hai thuật ngữ “năng lực cốt lõi” và “lợi thế cạnh tranh” được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp trong các chiến lược cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người hiểu nhầm năng lực cốt lõi là lợi thế cạnh tranh và ngược lại.
1. Định nghĩa
1.1. Năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi đề cập đến các kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể mà một công ty sở hữu để làm nó khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cốt lõi được tạo thành từ sự kết hợp của các nguồn lực, kỹ năng và kiến thức khác nhau, thông qua đó, công ty có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Do đó, năng lực cốt lõi được hình thành dần theo thời gian thông qua quá trình học tập, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức khoa học về hình thức khai thác các nguồn lực khác nhau.
Ví dụ về công ty Apple, năng lực cốt lõi khả năng sáng tạo và đổi mới. Điều này được thể hiện thông qua các sản phẩm mang tính cách mạng cùng thiết kế hấp dẫn như iPod, iPhone hay iPad.
Chắc hẳn các bạn còn nhớ sản phẩm Apple Watch khi ra đời năm 2014 có tích hợp các chức năng thông minh ở trên đồng hồ chứ? Đây chính là mở đầu cho một đồ dùng công nghệ “có thể đeo trên cổ tay”. Ngoài ra, Apple cũng có năng lực vượt trội về quản trị chuỗi cung ứng và dẫn đầu trong các công ty về cung ứng trên thế giới.
1.2. Lợi thế cạnh tranh
Ví dụ: khác biệt hóa sản phẩm. Các sản phẩm của Apple luôn khiến người tiêu dùng trầm trồ bởi sự độc đáo cùng các tính năng đặc biệt, rất khác với những hãng khác.
2. Ý nghĩa
2.1. Năng lực cốt lõi
- Cho phép người quản lý có thể xác định cách phân bổ tốt nhất những nguồn lực trong đơn vị mình theo cách hiệu quả và có lợi nhất.
- Đóng vai trò là nền tảng để doanh nghiệp đưa ra các định hướng, mục tiêu Marketing và xây dựng giá trị thương hiệu.
2.2. Lợi thế cạnh tranh
- Tạo ra giá trị lớn hơn cho một công ty và các cổ đông của công ty đó.
- Lợi thế cạnh tranh càng bền vững, đối thủ càng khó trung hòa lợi thế.
3. Cách tiếp cận
3.1. Năng lực cốt lõi đáp ứng một số điều kiện
- Cung cấp khả năng khả năng tiếp cận một số phân khúc thị trường.
- Sẽ tạo ra một nhân tố chính đối với lợi ích tiêu dùng được công nhận từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Khó sao chép bởi đối thủ cạnh tranh.
3.2. Lợi thế cạnh tranh gồm 3 phương pháp
- Sự khác biệt (Product Differentiation):
Sự khác biệt hóa xảy ra khi một công ty cung cấp các sản phẩm độc đáo và cải tiến cho khách hàng của mình. Để đạt được sự khác biệt, các công ty cần khắc sâu sự đổi mới và sáng tạo trong hoạt động của mình
- Lợi thế chi phí (Cost Leadership):
Dẫn đầu về chi phí là khi một công ty có thể cung cấp hàng hóa cho khách hàng của mình với mức giá thấp. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng hiệu quả của các quá trình tổ chức
- Lợi thế tập trung (Customer Focus):
Đòi hỏi các công ty phải hiểu được nhu cầu cụ thể của thị trường mục tiêu tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
4. Kết luận
Cả hai khái niệm đều rất quan trọng trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi dẫn đến lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để lợi thế cạnh tranh trở thành năng lực cốt lõi thì cần đáp ứng ba tiêu chí nêu trên. Dù vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải rõ ràng về điều này.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu sâu hơn về hai khái niệm này.
Tìm hiểu thêm:
- Bạn có phân biệt được Social Marketing và Social Media Marketing?
- Nguyên tắc viết nội dung quảng cáo hiệu quả cho từng phương tiện
- 5 điều khách hàng muốn thấy ở Fanpage Facebook doanh nghiệp
- 6+ công cụ truyền thông marketing hiệu quả nhất hiện nay
- 8 cách đo lường hiệu quả chiến dịch marketing