Bạn có phân biệt được Social Marketing và Social Media Marketing?

Social Marketing và Social Media Marketing (đều dịch là Marketing xã hội) là hai thuật ngữ mà rất nhiều người còn nhầm lẫn. Bài viết dưới đây chúng ta cùng phân biệt hai thuật ngữ trên nhé! Mau mau lưu lại để tránh bị nhầm lẫn nhé!

1. Social Marketing

Social Marketing (tạm dịch: Marketing vì lợi ích xã hội) là việc sử dụng các nguyên tắc và các công cụ marketing nhằm tác động tới một công chúng mục tiêu để khiến họ chấp nhận, tránh xa, điều chỉnh hay từ bỏ một hành vi, một cách tự nguyện, vì lợi ích của cá nhân hoặc của xã hội nói chung. (Theo Philip Kotler, 2002)
Ví dụ: Chiến dịch Vinamilk tặng 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo tại 40.000 tỉnh thành trên cả nước
Social Marketing

2. Social Media Marketing

Social Media Marketing (tạm dịch: Marketing trên mạng xã hội): là việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập website và tăng doanh số bán hàng. Social Media Marketing bao gồm việc tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với những người theo dõi, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên social media.
Ví dụ: Netflix cho ra mắt series trên Instagram Live giúp mọi người kết nối với chuyên gia tâm lý, cùng chia sẻ và tư vấn.
Social Media Marketing

3. Đặc điểm của Social Marketing và Social Media Marketing

3.1. Social Marketing

  • Định hướng khách hàng
  • Sử dụng khái niệm, nguyên tắc, kỹ thuật, công cụ marketing
  • Thay đổi hành vi một cách tự nguyện
  • Hướng tới những nhóm công chúng mục tiêu cụ thể
  • Vì điều tốt đẹp cho cá nhân và xã hội

3.2. Social Media Marketing

  • Gia tăng nhận thức về thương hiệu
  • Tạo ra lead và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Đặc điểm của hai hình thức

4. Các thành phần của Social Marketing

4.1. Product

  • Sản phẩm ý tưởng = hành vi mới mà chương trình marketing xã hội muốn tạo ra nơi công chúng.
  • Sản phẩm bổ sung = các vật dụng / dịch vụ được cung cấp để hỗ trợ công chúng mục tiêu thực hiện hành vi chương trình marketing xã hội muốn tạo ra.

Các dạng sản phẩm: sản phẩm vật chất, dịch vụ, hành vi, ý tưởng.

Ví dụ: sản phẩm trong chương trình tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ mang thai.

Hành vi:

  • Mỗi ngày ăn 3-5 loại hoa quả,
  • Dành ít nhất 30 phút hoạt động thể lực
  • Ngừng hút thuốc

Sản phẩm, dịch vụ vật chất

  • Sổ tay chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai
  • Vitamin bổ sung
  • Dịch vụ khám thai định kỳ

Doanh nghiệp lựa chọn giá trị sản phẩm và tiến tới định vị sản phẩm cho phù hợp với mục tiêu ban đầu.

4.2. Price

Giá trong Social Marketing là chi phí công chúng phải chấp nhận khi tiếp nhận sản phẩm (thay đổi hành vi) gồm có: tài chính, thời gian, nghị lực, thể diện, tâm lý,…
Chính sách giá được thực hiện theo nguyên tắc trao đổi: bạn mất- bạn được khi thay đổi hành vi đó.

4.3. Place

Quyết định về kênh là tìm cách đưa ý tưởng về hành vi, cùng với sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ (nếu có) đến nơi và với cách thức thuận tiện, phù hợp công chúng mục tiêu, đúng lúc và đúng nơi mà công chúng cần thực hiện hành vi mới.
Các dạng kênh phân phối trong Social Marketing:
  • Đối với các sản phẩm vật chất, là hệ thống phân phối vật chất – bao gồm kho – phương tiện vận chuyển – lực lượng bán hàng – mạng lưới bán lẻ (nơi các sản phẩm đó được bán hoặc phát miễn phí)
  • Với sản phẩm ý tưởng, khái niệm kênh phân phối liên quan đến con đường để đưa thông tin hoặc kiến thức tập huấn đến với công chúng.
Các quyết định về kênh là nhằm tạo ra con đường thuận tiên và dễ dàng nhất có thể để tiếp cận công chúng.

4.4. Promotion

Là hoạt động đưa các thông điệp về chương trình tới công chúng mục tiêu để thuyết phục công chúng, thúc đẩy việc thử hoặc chấp nhận sản phẩm.
Mục tiêu truyền thông gồm 3 mức độ:
  • Tác động đến nhận thức
  • Tác động đến thái độ
  • Tác động đến hành vi
Nhiệm vụ của người làm Marketing là sử dụng các nhân tố tác động: nguồn phát, thông điệp, kênh dẫn truyền để truyền thông tới công chúng mục tiêu và đạt được mục đích truyền thông.
Các thành phần của Marketing xã hội

5. Thành phần Social Media Marketing

Bao gồm 4 thành phần chính: Social Community, Social Publishing, Social Commerce và Social Entertainment.

Bài viết này WeWin nhấn mạnh tới các loại hình Social Media Marketing với 6 phương tiện chính:

  • Social Networks: sử dụng các mạng xã hội: Facebook, Linkedin, Instagram,… để kết nối và tương tác với khách hàng.
  • Bookmarking Sites: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo,…là các trang cho phép người dùng lưu, sắp xếp các nội dung từ các trang web và Internet. Điều này khiến người dùng có không gian để lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ những nội dung thú vị
  • Social News: các trang tin tức về xã hội, ở đây người dùng có thể đọc tin tức, vote, bình luận ý kiến.
    Các cộng đồng sẽ ra quyết định các mục tin tức được xem bởi nhiều người hơn. thịnh hành nhất là Digg và Reddit.
  • Media Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube: tạo, chia sẻ hình ảnh, video. Là các dịch vụ cho phép người dùng tải lên và chia sẻ phương tiện truyền thông khác nhau như hình ảnh và video.
  • Microblogging – Các dịch vụ mà tập trung vào cập nhật, viết lách ngắn, phù hợp với các bản tin vắn, phổ biến nhất trên Twitter
  • Comments Blog và Forum – Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại với cách gửi tin nhắn. Blog quan niệm ​​tương tự, ngoại trừ chúng được gắn vào các blog và thường là trung tâm cuộc thảo luận xung quanh chủ đề của bài đăng blog.
6 phương tiện chính
Tìm hiểu thêm:
WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn