Dưới đây là tổng hợp các thuật ngữ về Branding quan trọng mà bạn cần biết. Hành trình branding tiến hoá từ 1.0 đến 4.0 như thế nào? Đã thay đổi ra sao? cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Brand (thương hiệu) là tổng hợp các giá trị vô hình như tên, thiết kế, phân loại, biểu tượng hay bất kỳ đặc điểm nào khác có thể phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của bạn với sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh trong mắt khách hàng.
Theo thời gian, khi nói đến tên thương hiệu nó sẽ bao quát hết từ hình ảnh của sản phẩm/ dịch vụ, các giá trị cốt lõi đến chất lượng, uy tín và cả sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn.
Như vậy, Branding có thể dịch là hoạt động xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
2. Brand đã thay đổi như thế nào từ 1.0 đến 4.0?
Trong thời đại Marketing 1.0
Brand được biết đến rộng rãi là một công cụ Marketing vì phần bán đã đóng vai trò quan trọng hơn phần sản xuất. Do đó, người bán quan tâm nhiều hơn tới việc kết nối các đặc điểm của sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng (rút ra khi nghiên cứu thị trường). Thương hiệu được nâng từ một nhận dạng lên thành “nhãn hiệu”, thể hiện chất lượng sản phẩm và biểu thị hoạt động 4Ps từ người bán.
Thương hiệu có vai trò xây dựng những lợi thế cạnh tranh, phản ánh điểm khác biệt then chốt của sản phẩm. Mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu chưa được chặt chẽ mà chủ yếu liên quan đến doanh nghiệp và sản phẩm, nguồn thông tin để ra quyết định mua phụ thuộc 100% vào người bán
Trong thời đại Marketing 2.0
Thương hiệu không chỉ đại diện cho nhãn hàng, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của cùng một sản phẩm trên toàn cầu mà còn là liên kết biểu tượng giữa giá trị gia tăng của sản phẩm và người tiêu dùng, về cả mặt lợi ích chức năng và lợi ích cảm xúc mà người tiêu dùng nhận được từ sự thể hiện của thương hiệu và sản phẩm.
Các Marketer bắt đầu coi thương hiệu như một tài sản của doanh nghiệp cần bảo về về mặt luật pháp. Người tiêu dùng kết nối với thương hiệu một cách ý nghĩa hơn. Trong giai đoạn ngày, các sản phẩm đã bắt đầu thiết kế theo đặc điểm của người tiêu dùng. Truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng trở thành truyền thông hai chiều với sự hỗ trợ của công nghệ, các web và email.
Trong thời đại Marketing 3.0
Thương hiệu trở thành trung tâm của các hoạt động Marketing cũng như là yếu tố gây ảnh hưởng đến quản lý doanh nghiệp. Đó là biểu tượng phản ánh trách nhiệm xã hội và tinh thần nhân loại đang ngày càng được đề cao. Trong mạng xã hội, người tiêu dùng kết nối với nhau yêu cầu thương hiệu không chỉ đáp ứng nhu cầu của họ, mà cả các vấn đề xã hội. 3 yếu tố 3i xuất hiện: Brand Identity (nhận diện thương hiệu), Brand integrity (tính trung thực của thương hiệu) và Brand Image (Hình ảnh thương hiệu)
Trong thời đại Marketing 4.0
Đến với thời đại Marketing 4.0, nhân cách hoá thương hiệu được xếp hàng đầu. Thương hiệu sống, phát triển để trở nên tự nhiên và việc tạo dựng giá trị đều tập trung hướng về thương hiệu. Thương hiệu được hình thành và phát triển dựa vào mối liên hệ giữa những người tiêu dùng với nhau và với thương hiệu. Thương hiệu cũng cần phải có nguồn gốc, từ đó dễ dàng nhân cách hoá hơn, có câu chuyện và cuộc sống của riêng mình, từ đó dễ dàng bước chân vào xã hội người tiêu dùng. Cuối cùng, Thương hiệu ở thời đại 4.0 tạo dựng các mối quan hệ tuyệt vời với người tiêu dùng dựa trên sự thấu hiểu và khả năng giải quyết vấn đề, sẽ gắn kết với nhau cho đến khi trở thành những người bạn tốt, hỗ trợ, cùng nhau phát triển.
3. Các thuật ngữ về Branding
Brand Name (Tên thương hiệu): Đây là tên được đặt bởi nhà sản xuất hoặc tổ chức cho các sản phẩm/ dịch vụ cụ thể. Tên thương hiệu là một điều quan trọng cần được bàn bạc và thống nhất, là thứ không thể thiếu trong quá trình xây dựng và tạo lập thương hiệu. Tên thương hiệu thường là các nhãn hiệu.
Brand Attribute (Thuộc tính thương hiệu): Là các đặc tính, thuộc tính của thương hiệu. Là một tập hợp duy nhất các liên kết thuộc tính mà các nhà chiến lược thương hiệu mong muốn tạo ra và duy trì. Những sự liên kết này sẽ phản ánh cái mà thương hiệu hướng tới và là cam kết của nhà sản xuất đối với khách hàng.
Brand Positioning (Định vị thương hiệu): là những định hướng, hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền tải đặc tính thương hiệu vào tâm trí khách hàng, từ đó tạo ra sự nhận thức về thương hiệu một cách nhất quán và đúng đắn.
Brand Identity (Đặc tính thương hiệu): là tập hợp các yếu tố về nhận dạng và cảm nhận ấn tượng về một thương hiệu. Nó được thể hiện thông qua truyền thông, giao tiếp và biểu tượng. Đặc tính thương hiệu xuất phát từ “tổ chức”, đề cập đến tầm nhìn xa, mong muốn của tổ chức. Brand Identity được xây dựng một cách chủ quan từ bản thân doanh nghiệp chứ không phải do khách hàng đánh giá.
Brand Image (Hình ảnh thương hiệu): Hình ảnh thương hiệu là nhận thức của khách hàng về thương hiệu đó. Về cơ bản nó là cách người tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu, bao gồm: Brand Performance – Lý tính và Brand Imagery – Cảm tính. (khác với Brand Identity là doanh nghiệp sản xuất ra thương hiệu đó cảm nhận về thương hiệu của mình).
Brand Personality (Tính cách thương hiệu): Thương hiệu cũng giống như con người, có tính cách, nói (khả năng truyền đạt) và cư xử với khách hàng. Thông qua tính cách của thương hiệu, người tiêu dùng đánh giá thương hiệu đó như: thương hiệu chu đáo, thương hiệu sang trọng, thương hiệu trung thực,…
Brand Awareness (Nhận thức về thương hiệu): Nhận thức về thương hiệu ý chỉ đến mức độ quen thuộc, gợi nhớ của thương hiệu đó với người tiêu dùng. Tạo dựng nhận thức về thương hiệu là một bước vô cùng quan trọng trong việc quảng bá một sản phẩm mới của thương hiệu đó hoặc khôi phục lại một thương hiệu cũ.
Brand Loyalty (Lòng trung thành với thương hiệu): Điều này đề cập đến các khách hàng quen thuộc. Brand Loyalty xuất hiện khi khách hàng của bạn mua hàng lặp lại theo thời gian, ngay cả khi có thể mua hàng của một thương hiệu khác tiện lợi hơn hoặc rẻ hơn nhưng khách hàng vẫn chọn tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm của thương hiệu bạn. Brand Association (Sự liên kết thương hiệu): Brand Association là sự liên kết giữa thương hiệu với tâm trí của khách hàng (bao gồm: sự tin tưởng, các hiểu biết, cảm giác,… dù là gián tiếp hay trực tiếp). Liên kết này đến từ quá trình trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu, các trải nghiệm này càng tích cực thì nhận thức của khách hàng về thương hiệu đó càng tốt.
Brand Equity (Tài sản thương hiệu): Brand Equity được hình thành dựa trên sự tác động mà thương hiệu đó lên hành vi và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Độ nhận diện của thương hiệu càng lớn thì tài sản thương hiệu đó là “dương”, ngược lại khi khách hàng thất vọng về sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó thì lúc này tài sản thương hiệu sẽ là “âm”.
Brand Extension (Chiến lược mở rộng thương hiệu): Brand Extension là một chiến lược của các doanh nghiệp sử dụng 1 thương hiệu nổi tiếng và áp nó vào 1 sản phẩm hoàn toàn mới để tung nó ra thị trường.
Co-Branding (Hợp tác thương hiệu): Đây là một trong những chiến lược quản lý thương hiệu sử dụng cùng lúc nhiều tên thương hiệu cho 1 sản phẩm hoặc dịch vụ. Nói dễ hiểu thì 2 thương hiệu hợp tác với nhau cho ra mắt 1 sản phẩm mới ví dụ như Thế giới di động hợp tác cùng Hp.
Sonic Branding (Âm thanh thương hiệu): Đây là thuật ngữ đề cập đến việc sử dụng âm thanh trong quảng cáo 1 sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Đơn giản có thể hiểu là khi khách hàng nghe thấy âm thanh đó sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu hay sản phẩm/ dịch vụ cụ thể được quảng cáo.
Brand Storytelling: (Kể chuyện thương hiệu): Kể chuyện thương hiệu là chia sẻ câu chuyện của công ty để kết nối với khán giả. Đó là câu chuyện về cách công ty hoặc thương hiệu ra đời, trình bày sâu sắc về khát vọng, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Kể chuyện thương hiệu cung cấp một cái nhìn sâu sắc về văn hóa của một công ty và những gì nó làm để cung cấp và thực hiện lời hứa của mình. Nó cho thấy động lực thực sự đằng sau lý do tại sao đội ngũ chuyên gia của họ làm việc chăm chỉ hàng ngày để cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm độc đáo.
Đọc tiếp “Review những cuốn sách hay về Branding” + Nhận ngay 3 cuốn sách Tiếng Anh về Branding tại chương trình Give Away dưới đây:
Give Away: No2 Make Friend
Tham khảo thêm các bài viết khác của WeWin: