Công thức xây dựng một thương hiệu bền vững

Bạn có biết rằng xây dựng một thương hiệu bền vững trong một thị trường cạnh tranh cũng cần có công thức? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.

Công thức để xây dựng một thương hiệu bền vững
Công thức để xây dựng một thương hiệu bền vững

Hình ảnh thương hiệu của bạn là tất cả những gì khách hàng cảm nhận khi nhắc đến doanh nghiệp bạn. Vì vậy, việc có một thương hiệu đại diện cho cá tính, giá trị và văn hóa, giá trị cốt lõi, định hướng kinh doanh là vô cùng thiết yếu nếu doanh nghiệp của bạn muốn trường tồn bền vững.

Xây dựng thương hiệu hiệu quả vượt qua khái niệm là một logo tốt. Phải đảm bảo rằng mọi điểm chạm tới khách hàng đều ẩn chứa định vị giá trị cốt lõi và thông điệp của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh khác biệt. Vì đối thủ không thể dễ dàng bắt chước hoặc sao chép thương hiệu của bạn, hay thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn.

Vì vậy, để xây dựng một thương hiệu bền vững, cùng tham khảo 5 công thức dưới đây.

2. Công thức xây dựng thương hiệu 5 bước

2.1. Khám phá thương hiệu tiềm ẩn

Hãy khám phá thương hiệu của chính bạn
Hãy khám phá thương hiệu của chính bạn

Lưu ý rằng tôi đã nói ‘khám phá’ thương hiệu của bạn – không phải tạo ra nó. Bạn sẽ khám phá các thuộc tính thương hiệu của mình thông qua việc kiểm tra, thăm dò cảm nhận của khách hàng. Ngoài ra cũng dựa vào sứ mệnh và văn hóa của bạn.

Nhưng đừng cố tạo ra thứ gì đó không có thật. Cốt nhất là bạn cần hiểu được điều gì khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh và cách bạn truyền đạt điều này cho khách hàng của mình như thế nào để tạo ra sự khác biệt.

Và bất cứ điều gì bạn làm – hãy suy nghĩ kỹ và bám sát vào hiện thực. Như Richard Branson nói, “Quá nhiều công ty muốn thương hiệu của họ toát lên một số hình ảnh lý tưởng, tuyệt vời về chính họ. Kết quả là, thương hiệu của họ bị hư cấu, không có tính cách và không được công chúng tin tưởng. “

2.2. Đưa ra một chiến lược

Không chỉ cần có một mội dung rõ ràng, cụ thể để phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác. Mà bạn cần phải có chiến lược bằng văn bản, một lộ trình để thực hiện theo. Không gì giúp bạn đi chệch hướng nhanh hơn việc KHÔNG có kế hoạch rõ ràng!

Hãy định nghĩa rõ ràng về thương hiệu của bạn trước khi bạn bắt đầu một chiến dịch marketing hay truyền thông quảng cáo nào đó bởi thương hiệu sẽ định hướng cách mọi người nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn, vẽ nên trong đầu công chúng hình thái doanh nghiệp của bạn. Mà những điều này cần đồng nhất với nhau trong mọi chiến dịch truyền thông quảng bá.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn nên bao gồm những chỉ dẫn về biểu tượng thương hiệu (logo), slogan, key message và các yếu tố khác trong bộ nhận diện thương hiệu khác… Những chỉ dẫn về cách ứng biến bộ nhận diện ở các kênh truyền thông. Điều này là vô cùng quan trọng bởi nó là bước khởi đầu phục vụ cho các chiến lược marketing trong tương lai của doanh nghiệp.

2.3. Tương tác với khán giả của bạn

Hãy để khán giả của bạn đóng vai trò tích cực
Hãy để khán giả của bạn đóng vai trò tích cực

Phương tiện truyền thông xã hội là một trong những nền tảng hiệu quả nhất để phát triển cơ sở dữ liệu và tương tác với khách hàng. Khách hàng của bạn có thể giúp doanh nghiệp nhận ra những điều không tưởng thông qua R & D (có nghĩa là nghiên cứu và phát triển). Ngoài ra họ còn có thể là những người truyền bá thương hiệu.

Một lợi ích khác của truyền thông xã hội là nó giúp bạn nói lên bạn là ai, thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì.

Đã qua rồi cái thời mà truyền thông thương hiệu diễn ra một chiều: đó là khi truyền thông qua báo in và truyền hình. Giờ đây bạn có thể để khán giả của mình đóng vai trò là những người đi đóng góp, xây dựng cho thương hiệu của bạn.

Hay như Scott Cook, Người sáng lập Intuit chia sẻ “Một thương hiệu không còn là những gì chúng ta nói với người tiêu dùng nữa – nó là những gì người tiêu dùng nói với nhau.”

2.4. Đưa bản thân ra khỏi thương hiệu

Mặc dù điều quan trọng là xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Nhưng bạn không nên tập trung quá nhiều vào bản thân vì hầu hết nó ít liên quan hoặc có thể bị coi là không liên quan đến khách hàng. Khách hàng chỉ dung nạp những gì họ muốn.

Và cũng có thể làm “vẩn đục” những gì bạn đang muốn xây dựng về hình ảnh thương hiệu. Đây có thể là một khó khăn đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ và các công ty mới khởi nghiệp. Nơi ý tưởng kinh doanh cốt lõi là “đứa con” của họ.

Đưa giá trị cá nhân của doanh nghiệp vào thương hiệu là cần thiết, nhưng để có thể làm được điều này thì cần phải thực sự tinh tế, không nên nóng vội mà cần chờ đợi thời điểm thực sự thích hợp – Khi thương hiệu của bạn đã có tầm và đủ mạnh.

2.5. Hãy nhất quán – luôn là thương hiệu của bạn

Hãy đầu tư vào những thứ bạn cần gấp
Hãy đầu tư vào những thứ bạn cần gấp

Xây dựng thương hiệu bạn cần trước khi xây dựng thương hiệu bạn muốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực nói chung là có hạn. Khi nói đến thương hiệu – hãy đầu tư vào những thứ bạn cần gấp (logo, trang web, danh thiếp). Trước khi bạn đầu tư vào những thứ bạn muốn (ví dụ: bút quảng cáo, đế lót ly có thương hiệu) – Những thứ chưa thực sự thiết yếu mà tốn nhiều chi phí.

Như người ta thường nói “ Hãy tiếp tục làm những gì bạn đã luôn làm và bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì bạn luôn nhận”.

Chúng tôi là WeWin Media, chuyên cung cấp những giải pháp quảng cáo tối ưu với chi phí tốt nhất. Ngoài ra, sẽ luôn cập nhật các bài viết hay và chất lượng nhằm gửi đến các bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn