Content is King – là câu nói bất hủ của Bill Gates, câu nói này đúng đến mức ngày nay tất cả mọi người làm về Marketing đều công nhận và biết đến nó như một huyền thoại. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị nội dung không thể chỉ dựa vào kỹ năng và tài năng của họ để hoàn thành một chiến lược Content Marketing hoàn hảo – họ cần phải kết hợp thêm với các chiến thuật Social Listening khác nữa.
Lắng nghe xã hội (Social Listening) là một trong các chiến thuật mạnh có thể cải thiện chiến lược nội dung của bạn và giúp bạn nói chuyện trực tiếp với người tiêu dùng bằng chính ngôn từ và giọng văn của họ. Làm cho họ cảm thấy gần gũi và thân thiết với thương hiệu của bạn hơn.
1. Hiểu đối tượng mục tiêu của bạn tốt hơn
Như đã đề cập trên, các công cụ Social Listening có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng và hữu ích về đối tượng mục tiêu của thương hiệu bạn như: đặc điểm nhân khẩu học, hành vi trực tuyến, sở thích, không thích của họ,… Tất cả những gì bạn cần làm là chọn từ khóa phù hợp để thu thập dữ liệu bạn cần.
Giả sử bạn là một thương hiệu sữa có nguồn gốc thực vật, đối tượng mục tiêu của bạn bao gồm những người ăn chay trường và những người không muốn dung nạp đường lactose. Qua đó, các từ khóa bạn nên sử dụng chẳng hạn như là: “thuần chay”, “có nguồn gốc thực vật”, “không lactose” và một số từ khóa khác không liên quan trực tiếp đến sản phẩm của bạn nhưng vẫn có liên quan, chẳng hạn như “lối sống xanh”, “eco” hay “thân thiện với môi trường”,…
Một mẹo nhỏ mà bạn cần lưu ý đó chính là hãy sử dụng cả các từ khóa biến thể liên quan kể cả nó có sai chính tả đi chăng nữa.
Các công cụ Social Listening tiên tiến như Awario hoặc Talkwalker có thể thu thập và phân tích đồng thời các dữ liệu lịch sử của đối tượng mà bạn nhắm đến trong thời gian rất nhanh và chính xác. Do đó, bạn có thể xem thông tin chi tiết về nhân khẩu học và hành vi của họ ngay lập tức. Bạn có thể xem mọi người đã và đang nói gì về chế độ ăn thuần chay và không dung nạp đường lactose trên các trang mạng trực tuyến, phân biệt giới tính của họ, họ đến từ quốc gia nào, cảm nhận của họ về các chủ đề này, trang web và mạng xã hội nào phổ biến với người ăn chay trường,…
Với các thông tin trên, bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để thăm dò và khảo sát các đối tượng mục tiêu nhưng vẫn có nhiều thông tin từ họ.
Như hình trên bạn có thể thấy, nó có tính năng phân tích mức độ yêu mến, giới tính của các mục tiêu đề cập đến các từ khóa này, và quốc gia nơi các đề cập đến.
Nó còn mô tả các chủ đề chính của cuộc trò chuyện giữa những người ăn chay trường. Như bạn có thể thấy, từ sản phẩm, cũng như các biến thể khác nhau của các sản phẩm thuần chay (thịt, pho mát, kẹo), được đề cập khá nhiều.
Một nhà tiếp thị nội dung có thể ngay lập tức có ý tưởng để sáng tạo ra một bảng tổng hợp các sản phẩm thuần chay tốt nhất thông qua bảng phân tích này mà thậm chí chưa cần xem xét từng bài đăng riêng lẻ để nghiên cứu một cách chi tiết. Bạn cũng có thể sử dụng nó để nghiên cứu thêm về các bài báo và bài đăng trên mạng xã hội, qua đó bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo cho các bài đăng trên blog, video và các bài đăng trên mạng xã hội của thương hiệu mình.
2. Xác định xu hướng
Không có gì chắc rằng những khán giả (người xem và ủng hộ các nội dung trên các kênh social) của bạn vẫn giữ nguyên sở thích và quan điểm của họ theo thời gian. Đó là lý do tại sao việc theo dõi các xu hướng trong ngành của bạn và điều chỉnh nội dung của bạn theo những thay đổi này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Với sự trợ giúp của social listening, bạn có thể theo dõi loại nội dung nào đang được “viral”, từ đó tạo cảm hứng cho các bài đăng của riêng bạn.
Bạn cũng có thể sử dụng Google Trends và Trending Tab trên Twitter. Tuy nhiên, Social Listening giúp bạn thực hiện việc theo dõi các xu hướng một cách tốt và đầy đủ hơn nhiều. Bạn có thể nhắm thẳng vào mục tiêu thị trường ngách của mình đồng thời theo dõi các xu hướng giữa các cộng đồng này một cách cụ thể. Để làm được điều này, bạn cần đưa các từ khóa chuyên ngành dạng rộng vào mục theo dõi của bạn trên các công cụ social listening.
Để nhận thấy xu hướng trong ngành của bạn, hãy chú ý đến số lượt đề cập mà từ khóa của bạn nhận được. Nếu bạn thấy con số đó đột ngột tăng vọt, rất có thể đang có một xu hướng mới phát triển và thịnh hành.
3. Học hỏi từ những người có sức ảnh hưởng
Những influencer hoạt động trong thị trường ngách của bạn là một trong những người mà bạn nên học hỏi rất nhiều để sáng tạo nội dung. Bởi họ biết được nên làm gì để thu hút nhiều người xem và tương tác hơn và loại nội dung nào sẽ phù hợp ở thời điểm nào đăng tải.
Bạn thực sự không cần phải thực hiện quá nhiều bước để tìm ra những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn. Các công cụ lắng nghe xã hội nâng cao sẽ hiển thị cho bạn danh sách các tài khoản influencer có sức ảnh hưởng nhất về các chủ đề mà bạn muốn phân tích. Danh sách thường được sắp xếp theo quy mô khán giả của họ như bạn có thể thấy trên ảnh chụp màn hình phía trên.
Sau khi bạn nhận được danh sách, hãy truy cập hồ sơ của những người đó và tiến hành follow đồng thời nghiên cứu về loại nội dung mà họ đăng tải. Hãy chú ý đến việc họ xây dựng tính cách và hình ảnh của họ như thế nào? Nó có giống với thương hiệu của bạn không hay nó hoàn toàn khác biệt?
Thông thường, cách nhìn của một người có ảnh hưởng và cách họ cư xử đóng một vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn, lôi cuốn của họ đối với công chúng. Chú ý đến những điều này có thể giúp bạn phân tích nội dung của chính mình – nếu giọng điệu và thái độ của họ hoạt động tốt hơn của bạn, có lẽ bạn nên thay đổi nội dung của mình để phù hợp với sở thích của những đối tượng mục tiêu hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng tên và các trang mạng xã hội của một số influencer phổ biến và thành công trong thị trường ngách của bạn làm từ khóa theo dõi trong social listening. Điều này sẽ giúp cho bạn theo dõi các bài đăng trên blog và video của họ được chú ý nhiều nhất, qua đó giúp bạn hiểu sâu hơn về chiến lược nội dung của họ. Điều này có thể giúp bạn nâng cao chất lượng nội dung của mình.
Mẹo hay: Influencer Marketing không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn nhưng bạn vẫn có thể tiếp cận với những người có sức ảnh hưởng với tư cách là người quản lý nội dung cho thương hiệu của bạn và mời họ cùng bạn cộng tác để phát triển cho một phần nội dung của mình (và cả họ) hoặc đề nghị có thể lưu trữ nội dung của họ trên nền tảng của bạn. Nếu họ là một chuyên gia, bạn có thể đề nghị thực hiện một cuộc phỏng vấn với họ. Đây là một cách làm cực kỳ sáng tạo và thông minh.
4. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là cách tốt nhất để xem những chiến thuật tiếp thị nào hoạt động tốt trong lĩnh vực của bạn mà bạn không phải dành nhiều thời gian hoặc tiền bạc cho việc thử nghiệm. Việc theo dõi đối thủ cạnh tranh cung cấp cho bạn những gợi ý về loại nội dung nào thu hút khán giả của bạn, loại nội dung nào nhận được nhiều lượt chia sẻ hơn và loại nội dung nào thất bại.
Tuy nhiên, chỉ nhìn vào những gì họ đang đăng trực tuyến và sao chép nó là chưa đủ. Nội dung của bạn không cần phải hay, nó cần phải tốt hơn nội dung của họ. Lắng nghe trên mạng xã hội có thể giúp bạn xác định các bài đăng trên blog, video và các bài đăng trên mạng xã hội được chia sẻ nhiều nhất và kể cả những bài đăng không thành công, nhiệm vụ của bạn là phân tích điều gì đã đã dẫn đến thành công hoặc thất bại đó để học hỏi và biết cái nào nên sao chép cái nào không.
Hãy quay lại ví dụ về sữa thực vật thuần chay của chúng ta. Việc theo dõi đối thủ cạnh tranh của bạn có thể cho bạn thấy rằng nội dung được phổ biến nhất mà họ sản xuất là các công thức bao gồm sữa có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, bạn thấy rằng họ không đăng chúng thường xuyên. Đồng thời, họ đăng rất nhiều bài báo về lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần chay – nhưng khi bạn đang theo dõi thương hiệu của họ, bạn nhận thấy rằng những bài báo này không nhận được nhiều lượt chia sẻ hoặc đề cập. Và từ đó bạn sẽ khôn ngoan hơn khi phân tích các bài đăng về công thức của họ để cải thiện nội dung của bạn.
Với thông tin này trong tay, bạn có thể xây dựng công thức cho chiến lược nội dung của riêng mình.
5. Sử dụng nội dung do người dùng tạo (UGC)
Làm gì có cách nào tốt hơn để định hướng cho nội dung phù hợp với khán giả của bạn hơn là sử dụng chính nội dung của họ tạo ra. Nội dung do người dùng tạo không chỉ phục vụ khách hàng của bạn theo nghĩa tốt nhất mà còn thuyết phục hơn đối với các khách hàng tiềm năng. Họ có thể thấy rằng mọi người đang thực sự sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong thực tế.
Ví dụ: năm ngoái, Twitter đã đề nghị những người theo dõi của họ trả lời và tương tác cùng với họ qua một số các câu hỏi. Đó là một năm khó quên qua đại dịch hoành hành, chính vì vậy có rất nhiều người dùng đã hưởng ứng việc này. Sau đó, Twitter đã lựa chọn và hiển thị các câu trả lời hài hước nhất từ người dùng trên màn hình Time Square. Đây là nội dung rất chất lượng mà thâm chí đội ngũ tiếp thị nội dung của Twitter không cần phải viết một dòng nào!
Ngoài ra, các bài đăng trên mạng xã hội cũng có thể dễ dàng được kết hợp vào các bài đăng trên blog. Bạn có thể tiến xa hơn nữa và biến các bài đăng trên mạng xã hội từ người dùng trở thành điểm nhấn cho bài đăng trên blog của bạn. Ví dụ: bạn có thể tạo một nội dung blog thông qua các câu hỏi được hỏi về sản phẩm của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội mà các khách hàng của bạn là người trả lời. Hoặc quay phim dạng Hỏi & Đáp. Buzzfeed là một trong những nhà sáng tạo nội dung thành công nhất trong thời đại của chúng ta và một nửa số bài đăng của họ chỉ là bộ sưu tập các dòng tweet hài hước xoay quanh một chủ đề nhất định.
Theo cách tương tự, bạn có thể tạo các nghiên cứu với khách hàng của mình, sau đó thu thập thông tin và kể câu chuyện của họ qua một định dạng khác hoặc kênh khác – đây là một lựa chọn tuyệt vời cho các công ty B2B.
Nội dung do người dùng tạo có thêm lợi thế là tạo sự tin tưởng. Mọi người thường dành nhiều sự tin tưởng hơn đối với những khách hàng giống với họ.
Tìm hiểu thêm: