9 bước lập kế hoạch cho chiến dịch Social Media Marketing

Để hoạch định một chiến lược Social Media (truyền thông mạng xã hội) hoàn thiện chưa bao giờ là dễ dàng, kể cả đối với những chuyên gia trong lĩnh vực này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giúp các newbie hiểu hơn về Social Media và hướng dẫn các bạn lập 1 bản kế hoạch cho chiến dịch Social Media Marketing hoàn thiện với 9 bước đơn giản và rõ ràng.

1. Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing tức là việc sử dụng các kênh truyền thông trên nền tảng mạng xã hội để bán hoặc quảng bá thương hiệu một sản phẩm/ dịch vụ nào đó.

Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing là gì?

Lợi ích mà Social Media Marketing mang lại cho doanh nghiệp:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu trong lòng công chúng.
  • Xây dựng một group cộng đồng các khách hàng tiềm năng và trung thành để gắn bó và giữ chân họ.
  • Quảng bá và bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Đo lường cảm nhận của khách hàng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
  • Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng trên nền tảng mạng xã hội một cách nhanh chóng như giải đáp thắc mắc về sản phẩm, vấn đề đổi trả hàng,…
  • Chạy quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của bạn để tiếp cận các đối tượng mục tiêu.
  • Theo dõi hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh sao cho cho phù hợp.

2. Chiến lược Social Media là gì?

Chiến lược truyền thông xã hội là một bản kế hoạch phác thảo các mục tiêu, mục đích truyền thông trên nền tảng xã hội của bạn, các chiến thuật bạn sẽ sử dụng để đạt được chúng và đặt ra số liệu bạn cần theo dõi để đo lường hiệu quả của chiến lược.

Đầu tiên, để thực hiện chiến lược tiếp thị truyền thông mạng xã hội nên liệt kê tất cả các tài khoản mạng xã hội hiện có từ đó dựa theo ưu và nhược điểm của các kênh mà liên kế hoạch với các mục tiêu cụ thể cho từng nền tảng. Những mục tiêu này phải phù hợp với chiến lược tổng thể về Digital Marketing của doanh nghiệp bạn.

Và cuối cùng, để thực hiện một kế hoạch truyền thông mạng xã hội tốt cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong team của mình cùng với việc phác thảo một quy trình báo cáo cụ thể những việc mà mình cần phải làm.

3. Cách tạo ra một chiến lược Social Media Marketing với 9 bước

Bước 1: Chọn các mục tiêu tiếp thị trên mạng xã hội phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể.

Đặt mục tiêu SMART

Bước đầu tiên để tạo ra một chiến lược Social Media Marketing thành công chính là phải thiết lập được các mục đích và mục tiêu của chiến lược đó. Không có mục tiêu, bạn không có cách nào để đo lường thành công và lợi tức đầu tư (ROI).

Mục tiêu SMART bao gồm 5 yếu tố sau đây:

  • S – Specific: Cụ thể.
  • M – Measurable: Đo lường
  • A – Attainable: Có thể đạt được (khả năng hoàn thiện)
  • R – Relevant: Thực tế
  • T – Time Bound: Thời gian hoàn thành.
Mục tiêu SMART
Mục tiêu SMART

Đây là khung sườn để xác định mục tiêu SMART. Để đạt được hiệu quả mong muốn cho chiến lược của mình, việc đặt một mục tiêu thông minh là vô cùng quan trọng không thể bỏ qua hay làm sơ sài được.

Dưới đây là một ví dụ về mục tiêu SMART:

“Chúng tôi sẽ sử dụng Twitter để hỗ trợ cho những thắc mắc của khách hàng đồng thời giảm tỷ lệ phản hồi trung bình của chúng tôi xuống dưới hai giờ vào cuối quý”.

Hãy theo dõi các chỉ số có ý nghĩa và thực sự hữu ích

Các chỉ số vô nghĩa như số lượng người theo dõi và lượt thích là những con số rất dễ theo dõi và ai cũng có thể nhìn thấy chúng được, tuy nhiên giá trị của chúng ở đâu? Những con số này mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Vì thế thay vì cứ tập trung vào lượt tương tác vô nghĩa đó, bạn hãy tập trung vào những thứ như số lượt nhấp vào link mua hàng và tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh tế họ ROI).

Bạn có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau cho các mạng truyền thông xã hội khác nhau hoặc thậm chí là các mục đích sử dụng khác nhau.

Ví dụ: Nếu bạn sử dụng LinkedIn để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của mình, bạn sẽ đo lường số lần nhấp vào link trang web của mình. Nếu bạn sử dụng Instagram để gia tăng mức độ nhận thức về thương hiệu, bạn có thể theo dõi số lượt xem thông qua Instagram Story để biết được rằng có bao nhiêu người thật sự quan tâm đến các thông tin từ thương hiệu của mình. Và nếu bạn quảng cáo trên Facebook, thì giá mỗi nhấp chuột (CPC – Cost Per Click) là một thước đo thành công phổ biến.

Mục tiêu của chiến lược truyền thông mạng xã hội phải phù hợp với mục tiêu Marketing tổng thể của công ty bạn vì Social Media Marketing chỉ là một phần trong đó. Điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện các công việc của mình trong tương lai và được sếp tin tưởng.

Social Media Marketing 1

Đây là hình ảnh ví dụ về việc thiết lập các mục tiêu sao cho phù hợp và thiết thực, đem lại hiệu quả cao. Để bắt đầu phát triển một kế hoạch tiếp thị truyền thông mạng xã hội thành công bạn cần viết ra ít nhất ba mục tiêu theo công thức SMART đã được đề cập trên.

Bước 2. Tìm hiểu tất cả mọi thứ bạn có thể về khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu cá tính họ

Việc tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ muốn xem gì trên mạng xã hội là một chiếc chìa khóa quan trọng mở cửa thành công vì họ có thể là các khách hàng tương lai mua sản phẩm của bạn hoặc thậm chí là khách hàng trung thành của thương hiệu bạn. Bằng cách tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của họ, bạn có thể tạo ra các nội dung mà họ thích, từ đó họ có thể để lại bình luận và chia sẻ chúng.

Khi nói đến khách hàng mục tiêu của mình, bạn nên tìm hiểu những điều như: độ tuổi, vị trí sinh sống, thu nhập trung bình, nghề nghiệp, sở thích,…

Thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, bạn phải tiến hành thu thập các thông tin từ họ để làm dữ liệu tạo ra các nội dung phù hợp. Dữ liệu ở đây phải là dữ liệu thực tế được thông qua quá trình tìm hiểu và chắt lọc chứ không phải giả định như việc tự đặt mình vào khách hàng và hỏi xem mình muốn gì, đó là giả định, là nhu cầu và mong muốn của bạn, không phải của khách hàng.

Như thế hãy tìm hiểu và lấy thông tin của khách hàng thông qua phân tích các trang mạng xã hội, và dựa theo độ tuổi của khách hàng mục tiêu mà lựa chọn ra trang phù hợp. Bạn nghĩ Facebook là nơi tập trung phần lớn giới trẻ hơn các trang mạng xã hội khác ư? Thực tế, về đặt điểm nhân khẩu học thì độ tuổi sử dụng Facebook nhiều nhất đó chính là từ 30-49 đấy nhé. Vì thế đừng giả định, hãy dựa  trên số liệu thực tế.

Thu thập dữ liệu

Phân tích phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị về những người theo dõi bạn là ai, họ sống ở đâu và cách họ tương tác với thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Những thông tin chi tiết này sẽ giúp bạn tùy chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp và tối ưu nhất đồng thời nhắm các mục tiêu tốt hơn đến đối tượng của mình.

Jugnoo – một dịch vụ vận chuyển giống như Uber dành cho xe kéo tự động ở Ấn Độ, đã sử dụng Facebook Analytics để biết rằng 90% người dùng của họ đã giới thiệu khách hàng khác từ 18 đến 34 tuổi và 65% trong nhóm đó đang sử dụng Android. Họ đã tận dụng thông tin đó để nhắm mục tiêu cho các quảng cáo của mình trên mạng xã hội, kết quả là chi phí mà họ phải trả cho mỗi lượt giới thiệu được tiết kiệm hơn 40%.

Bước 3. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn

Các đối thủ cạnh tranh của bạn đương nhiên đã và đang sử dụng các trang mạng xã hội và điều đó có nghĩa là bạn có thể học hỏi từ những gì họ đang làm.

Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh

Một bản phân tích cạnh tranh cho phép bạn hiểu ai, thương hiệu nào là đối thủ cạnh tranh hiện tại của bạn và những gì họ đang làm tốt (không thật sự tốt). Bạn sẽ hiểu rõ mọi người đang mong đợi những gì trong ngành của bạn, điều này sẽ giúp bạn đặt ra các mục tiêu truyền thông xã hội của riêng mình. 

Nó cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra các cơ hội trong tương lai. Chẳng hạn, có thể một trong những đối thủ của bạn đang chiếm ưu thế trên Facebook, nhưng lại dành ít nỗ lực cho Twitter hoặc Instagram. Bạn có thể muốn tập trung vào các trang đó – nơi mà những khách hàng mục tiêu của bạn không được cung cấp đầy đủ thông tin hay dịch vụ, thay vì cố gắng thu hút người hâm mộ khỏi một nền tảng mà đối thủ của bạn đang cai trị và làm tốt điều đó.

Sử dụng phương tiện Social Listening

Social Listening là một công cụ rất quan trọng phục vụ cho giải pháp lắng nghe, thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu tất cả những người sử dụng mạng xã hội đồng thời thì đây cũng là một cách khác để theo dõi đối thủ cạnh tranh của bạn.

Cụ thể, bạn cần tìm kiếm tên công ty của đối thủ cạnh tranh, tài khoản xử lý và các từ khóa có liên quan khác trên phương tiện truyền thông xã hội. Tìm hiểu những nội dung mà họ đang xây dựng, chia sẻ và những gì người khác đang nói về họ.

Một mẹo nhỏ để chuyên nghiệp hơn trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh là: Sử dụng công cụ quản lý phương tiện truyền thông xã hội như Hootsuite để quản lý cùng lúc nhiều tài khoản mạng xã hội và theo dõi các từ khóa, tài khoản có liên quan khác.

Sử dụng phương tiện Social Listening

Khi thiết lập Hootsuite, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong cách các kênh mạng xã hội đang được sử dụng. Hoặc, bạn có thể phát hiện ra một bài đăng hoặc chiến dịch cụ thể thực sự thành công hoặc thất bại của đối thủ để rút kinh nghiệm cho bản thân.

Bước 4. Thực hiện kiểm tra mạng xã hội

Nếu bạn đã sử dụng mạng xã hội, hãy ghi lại những việc mà bạn đã thực hiện cho đến nay. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

  • Cái gì hiệu quả và cái gì không?
  • Ai đang tham gia với bạn?
  • Đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng mạng xã hội nào?
  • Sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn so với đối thủ như thế nào?

Sau khi thu thập những thông tin đó, bạn sẽ sẵn sàng bắt đầu suy nghĩ về các cách để cải thiện.

Thực hiện kiểm tra mạng xã hội

Việc kiểm tra của bạn sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh cụ thể và rõ ràng về mục đích cho mỗi tài khoản mạng xã hội của. Nếu mục đích của một tài khoản không rõ ràng, hãy nghĩ xem liệu tài khoản đó có đáng để giữ hay không.

Để giúp bạn quyết định, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Khán giả của mình có ở trang này không?
  • Họ đang sử dụng và hoạt động trên nền tảng này như thế nào? Có dùng cho các mục đích mua hàng thường xuyên hay không?
  • Mình có thể sử dụng tài khoản này để giúp mình đạt được  các mục đích và mục tiêu tổng thể trong chiến lược hay không?

Việc đặt những câu hỏi hóc búa này sẽ giúp chiến lược của bạn tập trung vào phát triển những kênh thực sự quan trọng và có sức ảnh hưởng đến kết quả mà thôi. Tránh tình trạng phí thời gian và công sức cho một kênh không hiệu quả về lâu dài.

Tìm kiếm tài khoản mạo danh

Trong quá trình kiểm tra, bạn có thể phát hiện ra các tài khoản giả sử dụng tên doanh nghiệp của bạn hoặc tên các sản phẩm của bạn. Những kẻ mạo danh này có thể gây hại cho thương hiệu của bạn và chúng đang thu hút những người theo dõi đáng lẽ là của bạn.

Vì thế hãy báo cáo họ.

Hoặc bạn cũng có thể xác minh tài khoản của mình như tích xanh chẳng hạn để đảm bảo cho người hâm mộ biết họ đang giao dịch với nick thật của bạn.

Bước 5. Thiết lập tài khoản và cải thiện hồ sơ

Quyết định kênh mạng xã hội nào sẽ sử dụng

Khi bạn quyết định sử dụng mạng xã hội nào, bạn cũng cần xác định chiến lược của mình cho từng mạng.

Giám đốc truyền thông mạng xã hội của Benefit Cosmetics, ông Angela Purcaro đã từng nói với eMarketer rằng: “Đối với các bài hướng dẫn trang điểm của chúng tôi… chúng tôi đều hướng về Snapchat và Instagram Stories. Mặt khác, Twitter được chỉ định cho dịch vụ chăm sóc khách hàng”.

Hootsuite thậm chí còn chỉ định các mục đích khác nhau cho các định dạng trong từng kênh khác nhau. Ví dụ: trên Instagram, họ sử dụng phần feed để đăng các thông báo về sản phẩm và đồ họa thông cho các tin giáo dục chất lượng cao, còn mục Storie để đưa tin về các sự kiện trực tiếp hoặc các thông báo mới cần cập nhật nhanh trên mạng xã hội.

Mẹo: Viết ra một phần về nhiệm vụ cho mỗi kênh. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ đó và hoàn thiện chúng tốt nhất cho từng kênh.

Ví dụ: “Chúng tôi sẽ sử dụng Twitter để hỗ trợ khách hàng nhằm giảm lượng email và cuộc gọi được gửi về, đồng thời để xử lý nhanh hơn các nhu cầu và thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi”.

Hoặc là: “Chúng tôi sẽ sử dụng LinkedIn để quảng bá và chia sẻ văn hóa công ty của chúng tôi nhằm giúp tuyển dụng và vận động các nhân viên”.

Nếu bạn không thể tạo ra một tuyên bố sứ mệnh chắc chắn cho một kênh truyền thông xã hội cụ thể, bạn có thể muốn tự hỏi bản thân xem nó có xứng đáng hay không.

Thiết lập hồ sơ của bạn

Khi bạn đã quyết định tập trung vào kênh nào, thì đã đến lúc tạo hồ sơ của bạn. Hoặc cải thiện những cái hiện có để chúng phù hợp với chiến lược của bạn.

  • Đảm bảo bạn đã điền đủ thông tin cần thiết vào tất cả các hồ sơ.
  • Các từ khóa mọi người sẽ sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn.
  • Sử dụng thương hiệu nhất quán (logo, hình ảnh,…) trên các mạng để hồ sơ của bạn dễ nhận biết

Mẹo: Hãy sử dụng hình ảnh chất lượng cao và tuân theo kích thước được đề xuất cho từng kênh (mỗi kênh sẽ có các quy định về kích thước đăng bài khác nhau). Và nên nhớ rằng, tốt hơn hết bạn nên sử dụng ít kênh hơn là căng mình ra khi cố gắng duy trì sự hiện diện trên tất cả các kênh.

Bước 6. Tìm cảm hứng

Mặc dù điều quan trọng nhất trong các nội dung là thương hiệu của bạn phải độc đáo và khác biệt nhưng bạn vẫn có thể lấy cảm hứng từ các doanh nghiệp tuyệt vời khác trên mạng xã hội.

Từ câu chuyện thành công trên mạng xã hội

Bạn thường có thể tìm thấy những thứ này trên phần kinh doanh trên trang web của mạng xã hội. (ví dụ như: Facebook Business)

Các nghiên cứu điển hình có thể cung cấp thông tin chi tiết và thật sự giá trị cho bạn có thể áp dụng chúng vào kế hoạch truyền thông mạng xã hội của riêng mình.

Từ các tài khoản và chiến dịch đoạt giải thưởng

Bạn cũng có thể xem những thương hiệu, doanh nghiệp hay thậm chí là đối thủ đã đoạt các giải thưởng của Facebook (https://www.facebook.com/business/news/facebook-awards-winners-announcement) hoặc giải thưởng Shorty (https://shortyawards.com/) để tìm hiểu và xem chúng như các ví dụ về thương hiệu đứng đầu khi tham gia vào cuộc chạy đua trong truyền thông mạng xã hội.

Từ các thương hiệu yêu thích của bạn trên mạng xã hội

Bạn thích theo dõi ai trên mạng xã hội? Họ làm gì để thu hút mọi người tham gia và chia sẻ nội dung của họ?

Ví dụ: National Geographic là một trong những trang tốt nhất trên Instagram, họ đã làm rất tốt trong việc kết hợp cùng lúc cả hình ảnh đẹp và chú thích hấp dẫn nhằm lôi cuốn người đọc và chia sẻ lại trên trang cá nhân của họ.

Hay như Lush Cosmetics là một ví dụ tuyệt vời về dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách rất chuyên nghiệp trên Twitter. Họ chỉ sử dụng 280 ký tự để trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề theo cách cực kỳ thu hút.

Từ các thương hiệu yêu thích của bạn trên mạng xã hội

Lưu ý rằng mỗi tài khoản mà bạn sử dụng đều phải thống nhất một giọng nói, giọng điệu và phong cách sử dụng câu chữ nhất quán. Đó là chìa khóa để cho mọi người phải theo dõi bạn trên các kênh khác nhau cùng lúc.

Tính nhất quán cũng giúp nội dung của bạn có thương hiệu và tiếng nói riêng ngay cả khi bạn có nhiều người trong nhóm truyền thông mạng xã hội của mình.

Hỏi những người theo dõi bạn

Người tiêu dùng cũng có thể cung cấp nguồn cảm hứng từ phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Khách hàng mục tiêu của bạn đang nói về điều gì trực tuyến? Bạn có thể học được gì về mong muốn và nhu cầu của họ?

Nếu bạn đang có các kênh mạng xã hội riêng cho chính mình, bạn cũng có thể hỏi những người theo dõi của mình xem họ muốn gì ở bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn làm theo và cung cấp những gì họ yêu cầu để không phải trở thành “kẻ thất hứa”.

Bước 7. Tạo lịch nội dung mạng xã hội

Tất nhiên, chia sẻ nội dung tuyệt vời là điều cần thiết, nhưng điều quan trọng không kém là phải có sẵn kế hoạch về thời điểm bạn sẽ chia sẻ nội dung để có được lượng tương tác tối đa.

Lịch nội dung truyền thông mạng xã hội của bạn cũng cần tính đến thời gian bạn dành để tương tác với khách hàng (mặc dù bạn cũng cần cho phép một số tương tác tự phát).

Đặt lịch đăng bài của bạn

Lịch nội dung mạng xã hội của bạn nên liệt kê cụ thể cả ngày và giờ đăng bạn sẽ xuất bản các loại nội dung nào trên mỗi kênh. Đó là nơi hoàn hảo để lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động truyền thông xã hội của bạn – từ hình ảnh, chia sẻ liên kết và chia sẻ lại nội dung do người dùng tạo đến các bài đăng trên blog và video. Nó bao gồm cả bài đăng hàng ngày của bạn và nội dung cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội nhằm mục đích khác như bán hàng hay quảng bá sản phẩm mới,…

Lịch của bạn cũng đảm bảo các bài viết của bạn được bố trí cách nhau phù hợp và được xuất bản vào những thời điểm tốt nhất để đăng.

Bạn có thể lên kế hoạch cụ thể như sau:

  • 50% nội dung sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập trở lại trang web của bạn.
  • 25% nội dung sẽ được tuyển chọn từ các nguồn khác,
  • 20% nội dung sẽ hỗ trợ các mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng (đăng ký nhận bản tin, tải xuống sách điện tử,…).
  • 5% nội dung sẽ là về văn hóa công ty của bạn.

Đặt các loại bài đăng khác nhau này trong lịch nội dung của bạn sẽ đảm bảo bạn duy trì và kết hợp chúng một cách phù hợp nhất.

Nếu bạn đang bắt đầu từ đầu và bạn không chắc chắn loại nội dung nào nên đăng, hãy thử quy tắc 80-20:

  • 80% bài đăng của bạn phải thông báo, giáo dục hoặc giải trí cho khán giả của bạn.
  • 20% có thể trực tiếp quảng bá thương hiệu của bạn.
Lên kế hoạch Social Media Marketing theo quy tắc 80 - 20
Lên kế hoạch Social Media Marketing theo quy tắc 80 – 20

Hoặc bạn cũng có thể thử quy tắc tiếp thị nội dung trên mạng xã hội một phần ba:

  • Một phần ba nội dung của bạn quảng bá doanh nghiệp của bạn, chuyển đổi người đọc và tạo ra lợi nhuận.
  • Một phần ba nội dung của bạn chia sẻ ý tưởng và câu chuyện từ các nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành của bạn hoặc các doanh nghiệp cùng chí hướng.
  • Một phần ba nội dung của bạn là các tương tác cá nhân với khán giả của bạn.
Quy tắc 1/3
Quy tắc 1/3

Đừng đăng quá nhiều hoặc quá ít.

Nếu bạn đang bắt đầu một chiến lược truyền thông xã hội từ đầu, bạn có thể chưa tìm ra tần suất đăng bài lên mỗi mạng để có mức độ tương tác tối đa.

Đăng quá thường xuyên và bạn có nguy cơ làm phiền khán giả của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đăng quá ít, bạn có nguy cơ trông giống như mình không đáng để theo dõi.

Bắt đầu với các đề xuất tần suất đăng bài sau:

  • Instagram (nguồn cấp dữ liệu): 3-7 lần mỗi tuần
  • Facebook: 1-2 lần mỗi ngày
  • Twitter: 1-5 lần mỗi ngày
  • LinkedIn: 1-5 lần mỗi ngày
Tần suất đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội
Tần suất đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội

Mẹo: Khi bạn đã lên kế hoạch cho nội dung mạng xã hội của mình, hãy sử dụng công cụ lập lịch để chuẩn bị trước các tin nhắn thay vì cập nhật liên tục trong ngày.

Bước 8. Tạo nội dung hấp dẫn

Bạn có nhớ những nhiệm vụ mà bạn đã tạo cho mỗi kênh ở Bước 5 không? Đã đến lúc chúng ta đi sâu hơn một chút, hay cung cấp một số ví dụ về loại nội dung bạn sẽ đăng để hoàn thành nhiệm vụ của mình trên mỗi kênh

Nếu bạn không chắc chắn nên đăng gì, đây là danh sách các ý tưởng nội dung trên mạng xã hội để giúp bạn bắt đầu.

Ý tưởng ở đây là:

  • Giữ cho nội dung của bạn phù hợp với mục đích của từng kênh.
  • Chỉ cho các bên liên quan khác (nếu có) loại nội dung mà họ có thể mong đợi để xem trên mỗi kênh.

Ví dụ: Bạn sẽ không muốn lãng phí thời gian đăng video nâng cao nhận thức về thương hiệu trên Twitter nếu bạn đã chỉ định kênh đó chủ yếu để hỗ trợ khách hàng. Và bạn sẽ không muốn đăng các quảng cáo video siêu bóng bẩy của công ty lên TikTok, vì người dùng mong đợi xem các video ngắn, không được trau chuốt trên nền tảng đó.

Có thể mất một số thử nghiệm theo thời gian để tìm ra loại nội dung nào hoạt động tốt nhất trên nền tảng nào, vì vậy hãy chuẩn bị cập nhật phần này thường xuyên.

Bước 9. Theo dõi hiệu suất và điều chỉnh chiến lược của bạn sao cho phù hợp

Chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn là một tài liệu cực kỳ quan trọng cho doanh nghiệp của bạn và bạn không thể cho rằng mình sẽ làm được nó chính xác ngay trong lần thử đầu tiên. Khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch và theo dõi kết quả của mình, bạn có thể thấy rằng một số chiến thuật không hoạt động tốt như bạn mong đợi, trong khi những chiến thuật khác thậm chí còn hoạt động tốt hơn mong đợi.

Xem xét các chỉ số hiệu suất

Ngoài số liệu phân tích trong mỗi mạng xã hội (Bước 2), bạn có thể sử dụng các thông số UTM để theo dõi lượt truy cập khi khách hàng di chuyển qua trang web của bạn, vì vậy bạn có thể biết chính xác bài đăng trên mạng xã hội nào mang lại nhiều về lưu lượng truy cập nhất cho trang web của mình.

Đánh giá, kiểm tra và làm lại tất cả

Khi đã có trong tay các dữ liệu này, hãy sử dụng nó để đánh giá lại chiến lược của bạn thường xuyên. Bạn cũng có thể sử dụng thông tin này để kiểm tra các bài đăng, chiến dịch tiếp thị mạng xã hội. Kiểm tra liên tục cho phép bạn hiểu những gì hiệu quả và những gì không, vì vậy bạn có thể căn chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp.

Bạn sẽ muốn kiểm tra hiệu suất của tất cả các kênh của mình ít nhất một lần một tuần và biết những điều cơ bản về các báo cáo trên mạng xã hội để bạn có thể theo dõi sự phát triển của các kênh này theo thời gian.

Ngoài ra thì các cuộc khảo sát cũng có thể là một cách tuyệt vời để tìm hiểu xem chiến lược của bạn đang hoạt động tốt như thế nào. Bằng cách hỏi những người theo dõi thông qua danh sách email và khách truy cập trang web của bạn xem bạn có đang đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của họ hay không cũng như những gì họ muốn xem thêm. Sau đó, hãy đảm bảo cung cấp những gì họ nói với bạn.

Hoàn thiện chiến lược truyền thông xã hội của bạn

Cảnh báo spoiler: không có gì là cuối cùng.

Phương tiện truyền thông xã hội phát triển nhanh chóng. Các nền tảng mới bắt đầu xuất hiện, những nền tảng khác cũng sẽ trải qua sự thay đổi về nhân khẩu học.

Chính vì thế doanh nghiệp của bạn cũng sẽ trải qua những giai đoạn thay đổi.

Tất cả những điều này có nghĩa là chiến lược tiếp thị truyền thông mạng xã hội của bạn phải là một nguồn tài nguyên sống động để bạn xem xét và điều chỉnh khi cần thiết. Hãy theo dõi và tìm hiểu nó thường xuyên để đi đúng hướng, nhưng đừng ngại thay đổi để nó phản ánh tốt hơn các mục tiêu, công cụ hoặc kế hoạch mới.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn