Nghệ thuật trong chiến lược giảm giá của doanh nghiệp

Phương pháp giảm giá dường như là một phương pháp quen thuộc đối với cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, quen thuộc không có nghĩa là nó “cũ” và “nhàm chán” nếu doanh nghiệp có nghệ thuật giảm giá hấp dẫn và mới mẻ. Hãy cùng WeWin Media tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Giảm giá là gì?

Chiến lược giảm giá là tập hợp các kỹ thuật và hành động, trong đó người bán giảm giá các sản phẩm trong một thời gian nhất định để thu hút nhiều lượt chú ý vào sản phẩm, từ đó tăng doanh thu và tăng khả năng chuyển đổi.

Nếu được triển khai một cách tinh tế và khéo léo, giảm giá có thể mang lại lợi ích cho đôi bên – cả khách hàng và doanh nghiệp khi khách hàng mong muốn mua hàng với mức giá thấp hơn còn người bán có lượng khách hàng tăng đáng kể. Doanh nghiệp có thể cân nhắc nhiều chiến lược như: giảm giá và tặng quà cho khách hàng mới hoặc khách quen, bán các sản phẩm tồn kho với mức giá siêu hời, đặt mức giá dùng thử với các sản phẩm mới ra mắt,…

2. Ưu và nhược điểm của giảm giá

Một chiến lược giảm giá được thực hiện tốt sẽ làm gia tăng lợi nhuận của công ty và nhiều lợi ích khác như:

  • Thu hút khách hàng mới mua hàng lần đầu tiên với các sản phẩm ưu đãi.
  • Kích thích sự quan tâm của khách hàng sau một khoảng thời gian mua sắm.
  • Củng cố sự hài lòng của khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy như được đối đãi đặc biệt thông qua các phần thưởng, ưu đãi dành riêng cho họ.
  • Nhanh chóng bán hết các sản phẩm tồn kho thay vì để chúng bám bụi trong nhà kho.
  • Thu hút và làm thay đổi trải nghiệm của những khách không hài lòng trước đây vì những sai lầm hay vấn đề từ người bán, từ đó, lấy lại danh tiếng người bán.
  • Dẫn đầu trong những cuộc cạnh tranh giữa các người bán thông qua việc sử dụng các chiết khấu, giảm giá, voucher,…để giữ chân khách hàng.

Bên cạnh đó, chiến lược giảm giá còn có một số nhược điểm như:

  • Thường xuyên giảm giá sẽ dẫn tới người mua có thói quen chỉ đợi sản phẩm giảm giá mới mua.
  • Người mua sẽ đặt câu hỏi về chất lượng sản phẩm nếu chiến dịch giảm giá kéo dài, gây ảnh hưởng tới danh tiếng của người bán.
  • Giảm giá quá nhiều gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của người bán.

Giảm giá được coi là một chiến lược thu hút khách hàng tuyệt vời nếu người mua coi trọng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đợt giảm giá thường thu hút những người săn hàng giảm giá, những người không có khả năng trở thành khách hàng trung thành — người bán sẽ chỉ nhìn thấy họ trong các chiến dịch giảm giá và đó không phải là hành vi khách hàng mà họ muốn nuôi dưỡng. Do đó, người bán cần có chiến lược giảm giá hợp lý để thu hút và chuyển đổi đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. 

3. Nghệ thuật trong các chiến lược giảm giá

3.1. Giảm giá cho lần truy cập đầu tiên

Có rất ít trường hợp khách truy cập trang web lần đầu tiên và mua hàng ngay sau đó. Vì vậy, người bán có thể thu hút họ bằng ưu đãi giảm giá 10-15% cho đơn hàng đầu tiên của họ để đưa họ vào đúng lộ trình CSKH có sẵn của người bán.

Cung cấp giảm giá cho khách truy cập lần đầu  để tăng tốc hành trình mua hàng của họ
Cung cấp giảm giá cho khách truy cập lần đầu  để tăng tốc hành trình mua hàng của họ

Một cửa sổ (pop-up) bật lên một cách tinh tế nhưng đầy hấp dẫn là một ý tưởng hoạt động hiệu quả đối với các chiến lược giảm giá này. Người bán có thể sử dụng trình tạo cửa sổ bật lên thông minh để phát hiện khách truy cập lần đầu và đưa tới khách hàng mã giảm giá phù hợp. Điều này vừa giúp người bán truyền tải thông điệp của mình, vừa tôn trọng trải nghiệm của khách hàng trên web mà không bị xâm phạm.

3.2. Chiến lược giảm giá Early Bird

Mọi người đều thích là người nhận những ưu đãi sớm nhất. Bất cứ khi nào người bán tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, những người xếp hàng đầu tiên để dùng thử chúng chính là những khách hàng trung thành nhất của họ. Đây là một cách để thúc đẩy mọi người chú ý đến các sản phẩm mới và đưa ra các ưu đãi giảm giá để phát triển khách hàng trong giai đoạn ra mắt sản phẩm.

Một ví dụ về chiến lược giảm giá Early Bird trong ngành khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp thường giảm giá cho khách hàng đặt trước phòng khách sạn hoặc bàn ăn tại nhà hàng.

Chiến lược giảm giá Early Bird
Chiến lược giảm giá Early Bird

Thông báo giá giảm giá của người bán bằng cách đưa tin về giảm giá trên trang đích của sản phẩm và thêm biểu mẫu để thu thập thông tin liên hệ của khách hàng và giữ liên lạc. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi email cho khách hàng hiện tại của mình và giới thiệu cơ hội trở thành người đầu tiên dùng thử sản phẩm mới với mức giá giảm.

3.3. Giảm giá cho khách hàng trung thành

Giữ chân khách hàng là một cuộc chiến khốc liệt hơn rất nhiều so với việc giành được khách hàng. Sau khi đã có được lượng khách hàng nhất định, doanh nghiệp muốn giữ chân được khách hàng và biến họ thành khách hàng trung thành thì giảm giá, ưu đãi là cách tốt nhất.

Giảm giá cho khách hàng trung thành
Giảm giá cho khách hàng trung thành

Ví dụ, kikki.K đã giữ chân được khách hàng trung thành của mình với ưu đãi giảm 25% cho đơn hàng của họ. Thương hiệu đã triển khai chiến lược giảm giá này bằng cách gửi email tới khách hàng về những ưu đãi độc quyền. Đây là cách hữu dụng dành cho các doanh nghiệp khi email marketing đã được thử nghiệm và thực hiện bởi nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Bên cạnh đó, có một cách khác để gửi thông báo giảm giá cho khách hàng trung thành thông qua tin nhắn chatbot – không yêu cầu tập trung quá nhiều về hình ảnh mà những thứ người bán cần chuẩn bị là nội dung văn bản.

3.4. Nhận mã giảm giá thông qua giới thiệu

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đã chỉ ra, con người thường dùng kênh tham khảo là bạn bè, người thân quen để đưa ra quyết định mua sắm một sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, việc khiến khách hàng hài lòng và giới thiệu thương hiệu tới bạn bè, người xung quanh họ sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số. Thực hiện một số chiến lược chiết khấu hay giảm giá khi giới thiệu người dùng mới thành công có thể thúc đẩy khách hàng truyền bá thông tin về sản phẩm và mang lại khách hàng mới cho doanh nghiệp.

Nhận mã giảm giá thông qua giới thiệu
Nhận mã giảm giá thông qua giới thiệu

Surreal đã giới thiệu về “Chương trình giới thiệu” của mình trong email cho khách hàng. Đây là một trong những ví dụ về đặt giá chiết khấu mà doanh nghiệp có thể sử dụng để cả khách hàng và những người được giới thiệu hài lòng.

3.5. Chiến lược giảm giá ngày lễ và theo mùa

Giảm giá trong những dịp lễ hội là điều khách hàng luôn mong chờ và cũng là cách để người bán kích thích mua sắm. Hãy xem cách Friendly’s giới thiệu về ưu đãi giảm giá của họ qua email trong dịp hè sôi động.

Chiến lược giảm giá ngày lễ và theo mùa
Chiến lược giảm giá ngày lễ và theo mùa

Giảm giá cũng là cách để doanh nghiệp kết nối lại với khách hàng cũ, hay những khách hàng trước đây chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo rằng giảm giá có giới hạn trong một thời gian nhất định để tạo sự khan hiếm và thúc giục khách hàng nhanh chóng mua hàng để hưởng ưu đãi.

3.6. Giảm giá sản phẩm trong giỏ hàng

Một giỏ hàng online có nhiều sản phẩm chưa thanh toán bởi nhiều yếu tố: lỗi trang web, quy trình thanh toàn phức tạp, lỗi thẻ,…hay đơn giản là khách hàng đang cân nhắc mua hàng. Một nhân tố tác động lớn tới việc mua hàng là phí vận chuyển cao, khiến 48% khách hàng không hoàn tất việc mua hàng của họ. Vì vậy, để kích thích khách mua hàng, hãy đưa ra các mã giảm giá cho họ, có thể là giảm giá vận chuyển, giảm giá đơn hàng, hoàn tiền hay tặng quà nếu họ đặt mua sớm,…

Giảm giá sản phẩm trong giỏ hàng
Giảm giá sản phẩm trong giỏ hàng

3.7. Giảm giá số lượng

Một trong những chiến lược giảm giá phổ biến nhất giữa các doanh nghiệp bán lẻ là mua càng nhiều thì giá càng giảm. Hoặc thay vì giảm giá, người bán có thể tặng khách hàng sản phẩm, quà tặng miễn phí. Công thức phổ biến của phương pháp này thường là “mua X tặng Y” (mua 1 tặng 1) hoặc “mua X tính tiền Y” (mua 2 tính tiền 1) hoặc “mua kèm các sản phẩm khác sẽ tiết kiệm X nghìn đồng”,…

Ví dụ, thương hiệu Blume đưa ra chiến dịch mua 2 tặng 1 để kích thích khách hàng mua sản phẩm của họ.

Giảm giá số lượng
Giảm giá số lượng

4. Mẹo dành cho giảm giá

Bất cứ hành động giảm giá nào của doanh nghiệp, không phải ngẫu nhiên mà đều nằm trong chiến lược của họ. Do đó, cần xác định trước tình hình và mục tiêu kinh doanh của người bán, từ đó mới đưa ra chiến lược giảm giá phù hợp. Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn khi thực hiện các chiến lược giảm giá:

  • Không nên coi giảm giá là phương pháp dài hạn, đây chỉ là một biện pháp tạm thời
  • Hãy gia tăng giá trị sản phẩm (như tặng kèm, nâng cấp sản phẩm, sản phẩm bổ sung,…) thay vì chỉ tập trung giảm giá thành
  • Giới hạn thời gian giảm giá để tránh ảnh hưởng tới doanh số bán hàng
  • Lựa chọn chiến lược giảm giá phù hợp dựa trên nhu cầu của khách hàng và mục đích của doanh nghiệp
  • Không giảm giá quá thường xuyên vì sẽ tạo thói quen cho khách hàng: chỉ khi giảm giá mới đi mua hàng
  • Cá nhân hóa các ưu đãi giảm giá cho từng phân khúc khách hàng
  • Sử dụng các công cụ tự động hóa quy trình bán hàng để theo dõi các chiến dịch giảm giá và số liệu thống kê của chúng.

5. Xây dựng chiến lược giảm giá của riêng mình

Một chiến dịch giảm giá phức tạp và được cân nhắc kỹ lưỡng đòi hỏi một hướng đi đúng đắn và cách tiếp cận thông minh. Doanh nghiệp có thể tự tạo một chiến dịch giảm giá cho riêng mình bằng cách phối hợp các phương thức giảm giá phù hợp nhất với mình và thu hút nhiều khách mua hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng AI trong hành trình mua của khách hàng để hỗ trợ theo dõi và thực hiện các chiến lược giảm giá một cách hiệu quả nhất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hi vọng nội dung hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi các bài viết khác về chiến lược kinh doanh trong Blog của WeWin Media nhé!

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn