Hãy tưởng tượng bạn phải chi một khoản chi phí lớn cho một dịch vụ/sản phẩm mà chỉ sử dụng một vài lần. Điều đó không chỉ gây khó chịu, mà còn làm lãng phí ngân sách đầu tư. Đó là lúc mô hình Pay As You Go xuất hiện. Cùng WeWin tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
1. Mô hình kinh doanh Pay As You Go là gì?
Pay As You Go – Trả tiền khi sử dụng (PAYG) cho phép người dùng chỉ trả tiền cho những lần họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Giống như khi ghé thăm một cửa hàng tạp hóa, bạn chỉ mua và trả tiền cho những mặt hàng bạn cần mang về.
Với mô hình PAYG, người dùng không cần đăng ký phương thức thanh toán thông thường hay ký hợp đồng dài hạn. Điều này giống như Uber, nơi khách hàng chỉ bị tính phí cho quãng đường họ di chuyển mà không cần bất kỳ ràng buộc tài chính nào trước đó
Mô hình PAYG thường dựa trên tỷ giá hoặc biểu phí đã thỏa thuận trước đó. Mô hình này thường thu hút những người tiêu dùng quan tâm đến ngân sách, những người không có nhu cầu sử dụng thường xuyên, chỉ tạm thời sử dụng một sản phẩm cụ thể nào đó
2. Điểm khó khăn của khách hàng được giải quyết bằng mô hình PAYG
Khi các doanh nghiệp tìm cách phục vụ khách hàng tốt hơn, họ áp dụng các mô hình kinh doanh sáng tạo như PAYG để đảm bảo tính linh hoạt và thuận tiện hơn. Khi làm như vậy, doanh nghiệp có thể khắc phục những khó khăn mà khách hàng thường gặp phải. Cụ thể:
- Chi phí trả trước cao: Các phương thức thanh toán truyền thống thường yêu cầu khách hàng phải trả trước một khoản phí cao hoặc ký hợp đồng dài hạn. Điều này tạo ra rào cản mua hàng đối với những người dùng không đủ khả năng tài chính hoặc chưa sẵn sàng cam kết thực hiện kế hoạch thanh toán dài hạn. Tuy nhiên, với PAYG, khách hàng chỉ phải trả tiền cho những gì họ sử dụng, giúp quyết định mua hàng dễ dàng hơn
- Thiếu tính linh hoạt : Các mô hình thanh toán cố định có thể không linh hoạt, vì khách hàng có thể cảm thấy họ bị mắc kẹt với kế hoạch thanh toán đã định sẵn, ngay cả khi nhu cầu của họ thay đổi theo thời gian. Ví dụ: khách hàng sử dụng gói điện thoại cố định hàng tháng có thể phải trả mức phí vượt nhu cầu sử dụng dữ liệu hoặc số phút gọi đi Tuy nhiên, các gói PAYG cho phép khách hàng chỉ thanh toán những dịch vụ họ cần. Đây có thể là một lựa chọn linh hoạt hơn cho những khách hàng có nhu cầu thay đổi theo thời gian.
- Trả quá nhiều cho các dịch vụ: Các mô hình thanh toán cố định thường yêu cầu khách hàng thanh toán nhiều mức phí, bao gồm cả những dịch vụ mà họ không cần hoặc không sử dụng. Ví dụ: một khách hàng trả phí thành viên phòng tập thể dục cố định hàng tháng có thể không sử dụng các cơ sở vật chất hoặc lớp học bổ sung, nhưng cuối cùng họ cũng phải trả tiền cho việc đó. Với PAYG, khách hàng chỉ phải trả tiền cho những gì họ sử dụng, nhờ đó tiết kiệm chi phí hơn
- Cấu trúc định giá phức tạp : Các phương thức thanh toán truyền thống có thể có cấu trúc định giá phức tạp thường khó hiểu, với các khoản phí ẩn, các cấp độ khác nhau, phí bổ sung,….Về cơ bản, những điều đó không được thông báo rõ ràng cho khách hàng ngay từ đầu. Với PAYG, điều này sẽ không xảy ra. Giá cả đơn giản, dễ hiểu và minh bạch, giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
3. Mô hình PAYG mang lại giá trị gì?
Mô hình PAYG mang lại nhiều giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp trong quá trình thanh toán. Cùng tìm hiểu chi tiết:
3.1. Lợi ích cho khách hàng
- Tính linh hoạt : Khách hàng chỉ cần thanh toán cho các dịch vụ họ yêu cầu và có thể sử dụng chúng theo ý muốn mà không cần phải tuân theo gói quy định cũng như bị tính phí hàng tháng.
- Kiểm soát: Các mô hình PAYG cung cấp cho khách hàng quyền kiểm soát tốt hơn đối với chi tiêu của họ. Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi việc sử dụng và điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp.
- Khả năng chi trả: Mô hình PAYG có thể là một hình thức thanh toán thân thiện với ngân sách của nhóm khách hàng không đủ khả năng trả trước một khoản tiền lớn, do dự khi cam kết ký hợp đồng dài hạn, không thường xuyên sử dụng dịch vụ.
- Tính minh bạch: Các mô hình PAYG cung cấp cấu trúc định giá đơn giản, minh bạch mà không có bất kỳ phụ phí hoặc lệ phí ẩn nào. Điều này giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên số tiền họ cần và có thể chi tiêu.
3.2. Lợi ích cho doanh nghiệp
- Giảm rào cản mua hàng: Mô hình thanh toán PAYG có thể hỗ trợ làm giảm rào cản mua hàng đối với những khách hàng lo lắng khi cam kết thực hiện một kế hoạch dài hạn.
- Dòng tiền được cải thiện: Các mô hình PAYG có thể giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền của mình khi họ nhận được khoản thanh toán cho các dịch vụ ngay khi chúng được sử dụng. Điều này có thể giúp ổn định tài chính và giảm nguy cơ nợ xấu.
- Tìm hiểu thêm về khách hàng: Mô hình thanh toán PAYG có thể giúp doanh nghiệp hiểu hành trình sử dụng của khách hàng để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai cho phù hợp.
- Thanh toán đơn giản hóa : Các mô hình PAYG cung cấp quy trình thanh toán đơn giản hơn cho doanh nghiệp vì họ không cần quản lý chu kỳ thanh toán hàng tháng phức tạp hay xử lý các tranh chấp về phụ phí, lệ phí ẩn.
4. Những nguồn doanh thu mà PAYG mang lại
Mô hình PAYG tăng doanh thu bằng cách tính phí tài nguyên hoặc dịch vụ mà khách hàng sử dụng thay vì tính phí trả trước cố định. Hai cách phổ biến mà doanh nghiệp có thể tính phí khách hàng theo mô hình PAYG:
- Trả trước : Trong hệ thống trả trước, khách hàng trả trước cho một nhóm dịch vụ hoặc tài nguyên đã được xác định trước khi sử dụng chúng. Ví dụ: nếu bạn có gói điện thoại di động trả trước, bạn sẽ có một lượng thời gian gọi điện, SMS và 4G được xác định trước và sau khi sử dụng hết chúng, bạn cần mua thêm để tiếp tục sử dụng chúng trên điện thoại.
- Trả sau: Khách hàng sẽ bị tính phí sau khi sử dụng dịch vụ hoặc tài nguyên. Ví dụ: nếu bạn có gói điện thoại di động trả sau, bạn sẽ nhận được hóa đơn vào cuối tháng cho biết lượng thời gian gọi điện, gói SMS và dữ liệu bạn đã sử dụng. Sau đó, bạn sẽ cần thanh toán hóa đơn cho số lượng dịch vụ bạn đã sử dụng trong tháng đó.
5. Những lưu ý khi sử dụng mô hình PAYG
Trước khi áp dụng mô hình PAYG, có một số điểm chính cần lưu ý để đảm bảo doanh nghiệp triển khai thành công. Dưới đây là một số lưu ý để triển khai và quản lý mô hình PAYG hiệu quả hơn:
- Xác định chiến lược giá: Doanh nghiệp cần xác định chiến lược giá phù hợp dựa trên mục tiêu, nhu cầu của khách hàng cũng như sự cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, hãy xem xét cả mô hình định giá dựa trên việc sử dụng và đánh giá tác động của phí giao dịch đối với doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ cấu giá : Tạo cơ cấu giá không chỉ mang đến sự dễ hiểu cho khách hàng mà còn phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc việc cung cấp các cấp độ dịch vụ hoặc tính năng khác nhau với các mức giá khác nhau để thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
- Thiết lập hệ thống thanh toán: Lựa chọn đối tác hỗ trợ thanh toán có thể xử lý thanh toán PAYG và tích hợp với hệ thống của doanh nghiệp. Đảm bảo hệ thống thanh toán an toàn, đáng tin cậy và dễ dàng điều hướng để tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
- Giám sát việc sử dụng và thanh toán: Theo dõi quá trình sử dụng của khách hàng để đảm bảo thanh toán chính xác và giúp xây dựng những định hướng về giá trong tương lai. Đảm bảo triển khai quy trình thanh toán hiệu quả để khách hàng được tính phí chính xác và đúng hạn.
- Thông báo trước về giá cả và các thay đổi: Thông báo trước về cơ cấu giá và mọi thay đổi cho khách hàng. Loại bỏ mọi nghi ngờ hay mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp sự minh bạch trong thanh toán và định giá, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.
- Cung cấp hỗ trợ khách hàng: Hãy nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bằng mọi cách có thể. Giúp khách hàng nắm rõ thông tin hóa đơn và quá trình sử dụng dịch vụ của họ, đồng thời giải quyết kịp thời mọi vấn đề hoặc mối quan ngại mà khách hàng có thể gặp phải.
- Đánh giá và cải tiến: Liên tục đánh giá hiệu quả của mô hình PAYG và thực hiện các cải tiến nếu cần. Đảm bảo thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng để đưa ra các quyết định về giá trong tương lai và cũng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
6. Ví dụ về mô hình kinh doanh PAYG
Khi mô hình PAYG ngày càng trở nên phổ biến đối với khách hàng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và thương hiệu chuyển sang sử dụng mô hình này cho quá trình thanh toán. Dưới đây là một vài ví dụ:
6.1. Dropbox
Dropbox là nền tảng lưu trữ và chia sẻ tệp trên hệ thống đám mây, đã và đang sử dụng mô hình PAYG. Khách hàng có thể đăng ký một tài khoản miễn phí, có giới hạn dung lượng lưu trữ thông tin và trả tiền để có thêm dung lượng nếu cần. Dropbox cũng cung cấp thông tin các gói đăng ký cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dung lượng lưu trữ lớn hơn hoặc các tính năng nâng cao.
6.2. AWS
AWS là nền tảng điện toán đám mây cung cấp hơn 200 dịch vụ lưu trữ đám mây sử dụng mô hình PAYG. Khách hàng có thể chọn từ nhiều loại dịch vụ, bao gồm lưu trữ, hệ thống tính toán và phân tích dữ liệu, đồng thời họ thanh toán dựa trên mức độ sử dụng từng dịch vụ. Ngoài ra, AWS còn cung cấp nhiều tiện ích và tích hợp đa dạng, khiến dịch vụ này trở thành lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề.
6.3. Homie
Homie là mang đến hình thức hợp lý, khách hàng trả tiền cho mỗi lần sử dụng máy giặt và máy sấy. Về cơ bản, khách hàng có thể đặt mua thiết bị trực tuyến và họ sẽ cài đặt miễn phí. Họ chỉ phải trả tiền cho việc sử dụng thiết bị thực tế.
Doanh nghiệp có hai lựa chọn hợp đồng khác nhau, “nhẹ” và “nặng”, vì vậy khách hàng có thể chọn lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu giặt giũ của mình. Đặc biệt, khách hàng có thể chuyển đổi giữa chúng hai lần một năm nếu cần. Homie cũng đặt ra mức phí thấp hàng tháng để trang trải các chi phí bổ sung như bảo trì và sửa chữa.
7. Những thách thức của mô hình thanh toán PAYG
Mặc dù mô hình kinh doanh PAYG có thể hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp và khách hàng nhưng nó đòi hỏi phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận để vượt qua một số thách thức nhất định, cụ thể:
7.1. Khó giữ chân khách hàng
Vì không có ràng buộc lâu dài nên khách hàng có thể thấy mình ít cam kết trong việc sử dụng một dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể hơn theo thời gian. Điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng và giữ chân khách hàng trung thành.
7.2. Gặp khó khăn khi dự đoán trước doanh thu
Đối với các doanh nghiệp, PAYG có thể mang lại những dòng doanh thu khó dự đoán trước , vì họ có thể không đoán trước được có bao nhiêu khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của họ mỗi tháng. Điều này có thể gây khó khăn cho việc lập kế hoạch và ngân sách cho tương lai.
7.3. Công nghệ và Cơ sở hạ tầng
Việc triển khai mô hình kinh doanh PAYG có thể yêu cầu đầu tư đáng kể vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như phát triển hệ thống thanh toán di động hoặc xây dựng mạng lưới phân phối để tiếp cận các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực chưa được phục vụ đầy đủ.
7.4. Độ phức tạp của hệ thống
Quá trình triển khai mô hình kinh doanh PAYG yêu cầu doanh nghiệp phát triển và duy trì các hệ thống phức tạp để quản lý tài khoản khách hàng, theo dõi việc sử dụng và thu phí. Đây có thể là một thách thức đáng kể, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc mới khởi nghiệp không có đủ nguồn lực, chuyên môn để phát triển và duy trì các hệ thống này.
8. Tổng kết
- Mô hình kinh doanh PAYG cho phép khách hàng mua sản phẩm một lần mà không cần phải đăng ký gói dài hạn trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Mô hình PAYG thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như viễn thông, dịch vụ phần mềm, quảng cáo, cơ sở hạ tầng đám mây,…vv.
- PAYG hạ thấp rào cản mua hàng của khách hàng và cho phép doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm mang lại lợi tức đầu tư tốt hơn. Tuy nhiên, mô hình này không lý tưởng cho việc giữ chân khách hàng và gây khó khăn trong quá trình dự đoán doanh thu.
Mô hình thanh toán theo nhu cầu sử dụng (PAYG) cho phép khách hàng chỉ thanh toán cho những sản phẩm, dịch vụ. PAYG đã được chứng minh là thành công trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều doanh nghiệp với quy mô khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn một cách cẩn thận, nhằm tránh gây khó chịu cho khách hàng và sụt giảm doanh thu
Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu 3 loại phần mềm CRM: Operational, Analytical, Collaborative
- Tìm hiểu từ A đến Z về Phễu Bán Hàng (Sales Funnel) trong Marketing
- 10 case study về sử dụng Chatbots để thu hút khách hàng tiềm năng
- 10 tools AI hỗ trợ lên ý tưởng content marketing hiệu quả nhất năm 2023
- 9 xu hướng CRM nổi bật trong năm 2023