Tổng hợp các xu hướng Fashion Marketing đáng chú ý

Lĩnh vực Fashion Marketing liên quan đến việc làm Marketing quần áo thời trang và phụ kiện. Với sự phát triển của Internet và công nghệ, lĩnh vực này thường tập trung vào quảng cáo trên báo, tạp chí, các nền tảng truyền thông xã hội và thậm chí là quảng cáo trên truyền hình. Cùng WeWin tìm hiểu một số xu hướng Fashion Marketing đáng chú ý hiện nay nhé!

1. Tính cá nhân hóa

Xu hướng cá nhân hóa (Personalization) là xu hướng mọi lĩnh vực đang hướng tới hiện nay. Thời đại tiếp thị đại chúng nhắm tới phân khúc khách hàng chung chung đã qua rồi. Doanh nghiệp đang hướng tới nhiều phân khúc khách hàng khác nhau để cung cấp sản phẩm thời trang phù hợp nhất. Thông qua AI, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt hành vi của người tiêu dùng và dự đoán chính xác về mong muốn của họ trong tương lai.

Revolve, một hãng bán lẻ thời trang đã sử dụng công nghệ và ứng dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định sản xuất và kinh doanh quần áo. Theo đó, họ xác định các yếu tố quan trọng giúp quần áo bán chạy và thiết kế quần áo theo các đặc điểm đó. Revolve cũng theo dõi hành vi của khách hàng khi ghé thăm trang web của họ, chẳng hạn như mặt hàng đã thích, mặt hàng đã mua, từ đó đưa ra những gợi ý liên quan trong những lần mua tiếp theo của khách hàng.

Bên cạnh đó, sử dụng email marketing cũng là một cách để cá nhân hóa khách hàng. Bằng cách sử dụng các công cụ gửi email tự động, doanh nghiệp có thể gửi những mẫu quần áo mà khách hàng đó đang quan tâm qua email và khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cho sản phẩm.

Tính cá nhân hóa
Tính cá nhân hóa

2. Tạo các trải nghiệm mua sắm thích ứng với thiết bị di động

Theo nghiên cứu của comScore, thời gian người dùng sử dụng di động gấp hơn hai lần máy tính và laptop để làm việc và giải trí. Trong tương lai, thiết bị di động sẽ sớm vượt qua tất cả các thiết bj khác.

Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng khách hàng của họ có thể mua hàng liên tục thông qua thiết bị di động. Và doanh nghiệp có thể thúc đẩy điều này thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và nền tảng thương mại điện tử.

Instagram Shopping được ra mắt vào năm 2018 và các thương hiệu đã báo cáo doanh thu tăng 1,416%. Nó làm giảm bớt các giai đoạn mà khách hàng phải trải qua để mua một mặt hàng.

Tạo các trải nghiệm mua sắm thích ứng với thiết bị di động
Tạo các trải nghiệm mua sắm thích ứng với thiết bị di động

3. Sử dụng thực tế ảo để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Đại dịch chắc chắn đã làm cho các thương hiệu phải suy nghĩ lại về lĩnh vực thời trang khi các show trình diễn bị hủy bỏ, cửa hàng bán hàng phải đóng cửa.

Vì vậy, các thương hiệu thời trang cũng đã và đang thử nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Các chương trình Runway thường là những sự kiện lớn, được tổ chức hoành tráng tại địa điểm trung tâm và nhiều khách tham dự. Nhưng Rajo Laurel và Saga Events đã quyết định tổ chức một buổi biểu diễn ảo mang tên #RajoRunwayOnline, giới thiệu bộ sưu tập Hacienda mới thông qua các video ảo của những người nổi tiếng với các tạo hình mới.

Shopify gần đây cũng đã giới thiệu một tính năng AR cho các thương gia của họ. Lần ra mắt thử nghiệm của họ cho thấy AR đã tăng lượng mua của khách hàng lên 65%.

Sử dụng thực tế ảo để nâng cao trải nghiệm khách hàng
Sử dụng thực tế ảo để nâng cao trải nghiệm khách hàng

4. Tận dụng TikTok

TikTok là một trong những nền tảng mạng xã hội hot nhất hiện nay và tiếp tục phát triển trong tương lai. Điều này có nghĩa là các thương hiệu có thể khai thác một lượng lớn khán giả tiềm năng mà không cần đầu tư nhiều.

Các thương hiệu đã sử dụng TikTok để làm Marketing đã nhận thấy sự hiệu quả trong việc gia tăng nhận diện thương hiệu. Không giống như Instagram và Facebook, TikTok vẫn có phạm vi tiếp cận tự nhiên, tương đối cao. Vì vậy, nếu các thương hiệu tạo ra nội dung hấp dẫn, họ có thể làm gia tăng nhận diện thương hiệu với chi phí thấp hoặc miễn phí.

Một ví dụ điển hình là Levi’s hợp tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok, lượt xem sản phẩm của họ đã tăng hơn gấp đôi . Chiến dịch cũng thu hút nhiều khách hàng hơn đến trang thương mại điện tử của họ.

Tận dụng TikTok
Tận dụng TikTok

5. Kết hợp Influencers, KOLs,…

Kết hợp với người nổi tiếng để truyền thông là việc chưa bao giờ hết “hot” trong kinh doanh, đặc biệt là ngành thời trang. Khi một người nổi tiếng diện bộ đồ của nhãn hàng nào đó, ngay lập tức, dân tình sẽ săn lùng thông tin về quần áo hãng đó.

Sự giới thiệu của người nổi tiếng sẽ không chỉ giúp một thương hiệu thời trang có được khách hàng mới mà còn cả những người trung thành. Bất kể thương hiệu thời trang của bạn lớn hay nhỏ, điều bắt buộc phải có.

Sự hợp tác của Nike với cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất thế giới Cristiano Ronaldo mang đến cho Nike một cơ hội tuyệt vời để xây dựng lòng trung thành và hình ảnh thương hiệu của mình. Cristiano cũng là người được theo dõi nhiều nhất trên Instagram, điều này càng làm tăng phạm vi tiếp cận của Niket với tư cách là một thương hiệu.

Kết hợp Influencers, KOLs,...
Kết hợp Influencers, KOLs,…

6. Livesteam

“Livestream chốt đơn nào”, một thuật ngữ quen thuộc với người dân Việt Nam và có thể nói là “món ăn tinh thần” của các chị em phụ nữ.

Cho dù bạn có đồng ý hay không, tính năng phát trực tiếp vẫn bùng nổ và phát triển từng ngày. Với tính năng phát trực tiếp, mọi người đều có thể xem trong thời gian thực từ thiết bị của họ. Thay vì dựa vào Livestream từ khách mời trên kênh của mình, một thương hiệu thời trang nên thiết lập các kênh Livestream chính thức của riêng mình. Ngoài YouTube, các nền tảng khác có thể tạo ra tính năng phát trực tiếp tuyệt vời bao gồm:

  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter

Livestream có thể giúp thương hiệu thời trang tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trong thời gian nhanh chóng. Các thương hiệu như Nike, Levis, Spyker Jeans đã và đang tận dụng sức mạnh của Livestream.

Livetream
Livetream

7. Phương tiện truyền thông xã hội

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể có tác động to lớn đối với một thương hiệu bằng cách họ đề cập hoặc đánh giá hoặc sử dụng sản phẩm từ thương hiệu. Các thương hiệu thời trang có thể tận dụng các blogger hoặc vlogger thời trang có uy tín để tiếp cận các phân khúc thị trường mới.

Điều này có thể dẫn đến tăng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng. Họ có thể chia sẻ các sản phẩm từ thương hiệu hoặc cộng tác với một thương hiệu cho một chiến dịch Marketing. Các nội dung thường được đăng tải trên mạng xã hội của các KOL: đập hộp đồ, review sản phẩm, bóc quà,…

Phương tiện truyền thông xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội

8. Sử dụng quà tặng

Quà tặng và cuộc thi có thể là một cách tuyệt vời để các thương hiệu thời trang thu hút khách hàng hiện tại và có được những khách hàng mới. Chúng có thể được sử dụng để tạo tiếng vang và cường điệu về sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi mới. Ngoài ra, chúng có thể được sử dụng để quảng bá sản phẩm mới hoặc kỷ niệm các dịp quan trọng của thương hiệu thời trang. Quà tặng giúp tạo nhận thức về thương hiệu và phát triển cơ sở khách hàng. Nó cũng giúp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng có thể được tiếp tục nuôi dưỡng và thu hút khách hàng.

 

Sử dụng quà tặng
Sử dụng quà tặng

Tìm hiểu thêm: 

 

 

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn