Những thay đổi nhanh chóng của thị trường tác động rất lớn đến cách các marketer hoạch định chiến lược phù hợp với thương hiệu của mình. Dưới đây WeWin chia sẻ những chiến lược thương hiệu được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong năm 2023.
Trong thế giới thay đổi liên tục như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để thích ứng với những đổi mới và tận dụng những cơ hội để tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đại dịch Corona đã thúc đẩy các phương pháp kỹ thuật số phát triển nhanh chóng. Năm 2023 được dự đoán là năm mà các xu hướng công nghệ sẽ hình thành các chiến lược thương hiệu mới, tối ưu và vượt trội hơn hẳn.
1.Tương tác thương hiệu trên mạng xã hội
Từ năm 2021, mạng xã hội được ghi nhận đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trong thời kỳ đại dịch. Số lượng người dùng đã từng tuyên bố rằng họ sẽ không tương tác hoặc theo dõi các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau đã giảm đáng kể từ 23% vào năm 2020 xuống 17% vào năm 2021.
Tuy vậy, năm 2023, marketing truyền thông trên mạng xã hội vẫn sẽ là một công cụ quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu bởi hình thức này được chứng minh là công cụ hiệu quả nhất trong digital marketing. Facebook là một ví dụ điển hình bởi đây là kênh mạng xã hội luôn được duy trì bền vững và sẽ không “đi đâu cả” trong khoảng thời gian dài sắp tới.
Các nền tảng khác như Twitter và LinkedIn cũng đang trở thành công cụ marketing tuyệt vời khi được phát triển thêm các tính năng mới: phát trực tiếp, video và podcast. Tuy nhiên, trong số tất cả các phương tiện truyền thông, Tik Tok hiện được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2023.
Số lượng người dùng Tik Tok chiếm từ 15% đến 25% ở mọi lứa tuổi chính là điểm mạnh giúp Tik Tok vươn lên trở thành công cụ truyền thông tiềm năng của các nhãn hàng. Ngược lại, Instagram và Twitter đã giảm đáng kể mức độ tương tác với thương hiệu vào năm 2020 và 2021, trong đó Instagram giảm từ 43% xuống 38% và Twitter từ 29% xuống 21%.
Bí quyết chính cho các thương hiệu để tận dụng chiến lược sử dụng mạng xã hội này là người tiêu dùng liên tục ưa thích sự tương tác thông qua các video dài và ngắn. Những video này mang đến cho các marketer cơ hội đặc biệt để thổi hồn vào thương hiệu của họ và thiết lập mối liên hệ cá nhân với những người nắm giữ sự phát triển của doanh nghiệp – khách hàng tiềm năng.
2. Tiếp cận tới từng cá nhân
Đối với marketing thương hiệu, việc đến gần với khách hàng là điều cần thiết. Phương pháp cá nhân hóa là một cách để giành được một vị trí trong trái tim người tiêu dùng. Các marketer cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng mạnh mẽ, duy trì các kết nối có giá trị và đáng tin cậy bằng cách sử dụng chính xác dữ liệu của khách hàng mục tiêu.
Tuy vậy, người tiêu dùng hiện nay đã thận trọng hơn trong việc bảo mật thông tin cá nhân của họ, và nếu chỉ một hệ thống máy tính theo dõi thông tin này sẽ khó có thể đo lường chính xác.
Hơn nữa, công chúng hiện đã nhận thức rõ hơn về quyền riêng tư trực tuyến của họ so với những năm trước đây, điều này khiến nhiều người chọn không tham gia và theo dõi cookie của bên thứ ba. Do vậy doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong việc tiếp cận và thu thập thông tin khách hàng.
Việc thu thập dữ liệu có thể khai thác từ việc khách hàng cung cấp thông tin cho thương hiệu thông qua các chiến lược như khảo sát, tương tác trực tuyến và chiến lược trò chơi hóa. Đặc biệt, điều quan trọng là phải có một CRM mạnh mẽ để doanh nghiệp có thể nắm bắt dữ liệu sớm hơn và nhanh hơn.
3. Người tiêu dùng ưa thích giải trí và các giải pháp hữu ích cho các vấn đề xã hội (trách nhiệm xã hội)
Khi người tiêu dùng được thăm dò ý kiến về thông điệp mà họ muốn nhận được từ các thương hiệu yêu thích, kết quả cho thấy: 47% cho biết họ sẽ thích những thông điệp mang tính thúc đẩy động lực và chỉ theo sau ý kiến mong muốn được giải trí của khách hàng (đạt 57%).
Ngoài ra, khách hàng cũng mong đợi các thương hiệu có những hành động ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng và nghèo đói với 36%. Đồng thời, 24% người tiêu dùng thích các thương hiệu không liên quan đến vấn đề chính trị.
Vì vậy, câu hỏi ở đây được đặt ra là, các marketer và thương hiệu cần làm gì trong sự phân chia như vậy? Để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, trong năm 2023, khi triển khai các hoạt động, thương hiệu nên biết cách cân bằng bằng cách tiến hành kết hợp các hành động nhằm khắc phục một số vấn đề quan trọng nhất trên thế giới đồng thời truyền tải sự hài hước vào trải nghiệm của khách hàng.
4. Xây dựng Hình ảnh Thương hiệu tốt đẹp
Vào năm 2023, các marketer cần tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, ấn tượng và thu hút bởi hình ảnh của thương hiệu là yếu tố cốt lõi và cần rất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để tạo ra một thương hiệu đáng tin cậy.
Để tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh, hãy chú ý đến từ ngữ thương hiệu đang sử dụng, hãy cân nhắc sử dụng những từ ngữ hiệu quả nhất trong hoạt động marketing quảng bá bởi. truyền tải thông điệp phù hợp đến khán giả vẫn là điều cần thiết nhất.
Vậy doanh nghiệp có cần phải chi nhiều hơn cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu không? Thực tế, để xây dựng thương hiệu của bạn vào năm 2023 theo cách organic nhất có rất nhiều phương pháp khác nhau mà không tốn quá nhiều chi phí.
Có rất nhiều cách để nâng cao nhận thức về thương hiệu mà không cần dựa vào quảng cáo trả phí có thể kể đến như podcast hàng tuần để kết nối với khách hàng của thương hiệu hoặc xây dựng nội dung web chất lượng cao,… Tuy nhiên, marketer cũng cần xem xét phương pháp hiệu quả nhất cho đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
5. Tối ưu hóa Di động
Từ sau đại dịch, hầu hết các công ty đã tìm cách để tối ưu hóa ứng dụng trên các thiết bị di động. Trong đó, đáng lưu ý, hơn một nửa lưu lượng truy cập trang web trực tuyến đều đến từ các thiết bị di động. Ngoài ra sức mua của thế hệ Millennials và thế hệ Z cũng đang tăng lên, vì vậy trải nghiệm được tối ưu hóa cho thiết bị di động đang trở nên phổ biến và có khả năng sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Theo Hubspot, 84% các công ty hiện đã đầu tư vào thiết kế web di động có kế hoạch tương tự, nếu không muốn nói là nhiều hơn vào năm 2023. Đồng thời, 64% các chuyên gia về SEO coi việc tối ưu hóa thiết bị di động là một khoản đầu tư hấp dẫn.
Không nghi ngờ gì nữa, di động sẽ không thể thay thế và sẽ còn tiếp tục phát triển sau năm 2023. Những doanh nghiệp nắm vững và tận dụng tốt chiến lược này sẽ thấy được kết quả tuyệt vời trong dài hạn.
6. Sự lụi tàn của cookie
Google thông báo rằng họ sẽ kết thúc hỗ trợ cookie của bên thứ ba cho tất cả người dùng trình duyệt chrome phổ biến. Vì lý do này, các marketer cũng đang mong đợi những thay đổi đáng kể trong digital marketing. Người ta ước tính rằng 70% tất cả người dùng trình duyệt dựa vào chrome, nghĩa là sẽ có một sự thay đổi lớn đối với những doanh nghiệp sử dụng cookie như một chiến lược marketing.
Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể nhưng vẫn chưa phải là mối lo ngại duy nhất. Hầu hết các thương hiệu sử dụng cookie để tìm nhu cầu của khách hàng mục tiêu và theo dõi việc sử dụng web của họ. Các thương hiệu và người làm marketing đã từng nhận thấy phương pháp tiếp cận người dùng này rất cần thiết và có lợi trong việc định hình cách họ tiếp cận khán giả và lên kế hoạch marketing.
Bởi vậy, việc Google không hỗ trợ cookie của bên thứ ba sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong cách doanh nghiệp tiếp cận, thu thập và sử dụng dữ liệu từ người dùng.
7. Influencer Marketing có tiềm năng phát triển
Influencer Marketing – Marketing có sử dụng người có tầm ảnh hưởng, đã có sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2020 và 2021. Các chuyên gia tin rằng mức tăng trưởng này sẽ còn tăng hơn nữa vào năm 2023.
Xu hướng này đang phát triển bởi những người có tầm ảnh hưởng là “bậc thầy” về các lĩnh vực và nền tảng mà họ hoạt động với lượng khán giả quan tâm lớn và theo dõi nhiệt tình vào nội dung của họ. Do đó, các công ty có thể tận dụng chiến lược này để nâng cao nhận thức về thương hiệu và có được nhiều khách hàng hơn từ khán giả của các influencer khi họ hợp tác với thương hiệu.
Theo Hubspot, 34% các chuyên gia marketing toàn cầu nói rằng vào năm 2023, họ sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào Influencer Marketing và đặt đây là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Điều này có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn vào marketing thông qua các video ngắn và thiết kế web di động. Ngoài ra, 57% nhà tiếp thị sử dụng Influencer Marketing nói rằng đây là chiến lược tốt, 11% nói rằng đây là lợi tức đầu tư tối đa và 46% dự định tăng đầu tư vào năm 2023.
8. Nội dung video ngắn là tối ưu nhất
Trên thực tế có một điều không đổi trong hành vi của người tiêu dùng là họ không muốn dành nhiều thời gian hơn cho quảng cáo. Do đó, người làm marketing sẽ cần phải giữ cho video quảng cáo của thương hiệu phải đáng nhớ cũng như phải ngắn gọn. Một cuộc khảo sát của HubSpot cho thấy nội dung dạng ngắn là cách tiếp thị theo xu hướng marketing hiệu quả thứ hai mà các thương hiệu hiện đang ưa thích sử dụng.
Theo khảo sát, hơn 31% các thương hiệu và marketer đầu tư vào nội dung ngắn, 46% coi đây là một chiến lược hiệu quả để gắn kết và hoạt động. Ngoài ra, 89% các nhà hoạt động marketing toàn cầu có kế hoạch tăng đầu tư vào chiến thuật này hoặc tiếp tục đầu tư vào nó. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển vượt trội của hình thức này.
9. Inbound marketing được kỳ vọng sẽ vẫn là phương pháp tốt nhất
Mặc dù chiến lược marketing này đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng 27% các marketer chưa sử dụng hình thức này có kế hoạch bắt đầu sử dụng vào năm 2023, đặc biệt 11% nói rằng đây sẽ là khoản đầu tư quan trọng nhất của họ. Thực hiện Inbound Marketing là một bước đi thông minh trong thời kỳ chuyển đổi kỹ thuật số này.
Inbound Marketing có thể là một chiến lược tuyệt vời để xây dựng lòng tin và tạo nhận thức về thương hiệu bằng cách thúc đẩy khách hàng tìm kiếm nội dung về thương hiệu. Hình thức này yêu cầu nội dung truyền tải cần có giá trị và chất lượng cao phù hợp với tính cách của người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu và nhu cầu của người mua.
Ngoài ra, việc chuyển sang hình thức làm việc trực tiếp tại nhà do đại dịch COVID đã đưa Inbound Marketing lên vị trí hàng đầu trong các kỹ thuật marketing hiệu quả.
10. Nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng SEO để thu hút lưu lượng truy cập tìm kiếm
Đối với một thương hiệu việc đảm bảo nội dung và các trang web của mình, đặc biệt là trên Google, càng dễ khám phá càng tốt là một yêu cầu bắt buộc. Chiến thuật về SEO này sẽ mang lại cả lợi nhuận từ lưu lượng truy cập ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù SEO tuy không phải là mới, nhưng hình thức này đang trở nên thiết yếu hơn trong các chiến lược marketing ngày nay.
Đây được coi là xu hướng marketing được nhiều công ty thường sử dụng. Trong số đó, khảo sát với những công ty đang sử dụng SEO như một chiến lược marketing chủ chốt ở thời điểm hiện tại, 84% công ty sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn hoặc tương đương vào năm 2023, trong khi còn lại gọi đây là một chiến lược hiệu quả, đáng để đầu tư.
Tất cả các cơ hội tối ưu hóa tìm kiếm phát triển đồng nghĩa với nhu cầu và sự quan tâm đến các chiến lược SEO ngày càng tăng. Các thương hiệu hiện đều đang đầu tư vào các chuyên gia SEO, những người có thể giúp họ mọi thứ về chiến lược, bao gồm các phương pháp tối ưu hóa đa phương tiện và báo cáo những tìm kiếm về thông tin khách hàng.
Kết luận
Hành vi của người tiêu dùng phức tạp và khó đoán chính là lý do chính dẫn đến những thay đổi trong xu hướng marketing. Để nắm bắt thị trường năm 2023, người làm marketing nên duy trì cuộc trò chuyện và tương tác liên tục với người tiêu dùng. Trong đó, cách tốt nhất để các thương hiệu duy trì trò chuyện trực tiếp và tích cực là lắng nghe người tiêu dùng và nhanh nhạy trước sự thay đổi của thời cuộc,
Mặc dù các nguyên tắc vẫn giữ nguyên năm này qua năm khác, tuy nhiên các công cụ marketing của các thương hiệu đang thay đổi hàng năm để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.Thay đổi không phải là điều dễ dàng, tuy vậy để vươn lên nắm được vị trí dẫn đầu thì thương hiệu luôn cần phải thay đổi.
Thực tế, doanh nghiệp không thể đầu tư vào tất cả các chiến lược trên, nhưng ít nhất cần lựa chọn sự kết hợp tối ưu của các xu hướng này để áp dụng vào thương hiệu của mình.
Tìm hiểu thêm:
- 9 Tips Digital Marketing cho các mặt hàng cao cấp
- 11 bước xây dựng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
- Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
- 5 bài học phát triển thương hiệu đắt giá từ các thương hiệu lớn
- NIELSEN: “Thất bại trong ngắn hạn để xây dựng nhận thức thương hiệu cho bán hàng lâu dài”