Bạn đang phân vân giữa Copywriter và Content Writer? Bạn chưa thực sự hiểu rõ mình phù hợp với vị trí nào? Trong phần 2, WeWin Media sẽ giúp bạn hiểu rõ các kỹ năng cần thiết cũng như độ phù hợp của hai vị trí với bản thân để có hướng đi đúng đắn nhất nhé!
1. Kỹ năng cần thiết cho Copywriting và Content Writing
Copywriter tập trung vào việc chuyển đổi độc giả thành khách hàng. Họ sử dụng các chiến lược bán hàng để thu hút sự chú ý, khơi gợi cảm xúc và thúc đẩy hành động. Trong khi đó, Content Writer tập trung vào việc cung cấp giá trị cho cuộc sống của độc giả. Họ sử dụng chiến lược thông tin và giáo dục để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc của người đọc.
Chính vì vậy, dù có tính chất khác nhau nhưng người đảm nhiệm hai vị trí này đều cần trang bị những kỹ năng quan trong như:
- Kỹ năng viết thuyết phục: Copywriter sử dụng nội dung thuyết phục để bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Content Writer tập trung vào nội dung cung cấp thông tin, hướng dẫn và giá trị cho người đọc.
- Marketing: Copywriter hiểu rõ về các nguyên tắc marketing và sử dụng kỹ năng viết thuyết phục để tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng. Content Writer có thể tập trung nhiều hơn vào xây dựng nội dung cung cấp thông tin, giúp khách hàng biết đến thương hiệu và xây dựng vị thế chuyên gia trong lĩnh vực.
- Kể chuyện (Storytelling): Content Write thường sử dụng kỹ thuật kể chuyện và xây dựng cốt truyện cho các nội dung dài. Copywriter có thể sử dụng kể chuyện trong các quảng cáo thuyết phục đánh vào cảm xúc của khách hàng, ví dụ như quảng cáo trên truyền hình hoặc radio.
- Giọng văn và phong cách: Copywriter và Content Writer đều cần điều chỉnh phong cách viết sao cho phù hợp với giọng văn và thương hiệu. Content Writer thường sử dụng giọng văn hữu ích, dễ hiểu, trong khi Copywriter có thể linh hoạt hơn tùy thuộc vào thương hiệu, lĩnh vực và đặc trưng của thương hiệu đó.
- Kiến thức chuyên ngành: Hiểu biết về sản phẩm sẽ giúp Copywriter truyền đạt các tính năng và lợi ích cụ thể của sản phẩm. Content Writer, đặc biệt là chuyên gia trong lĩnh vực (SME), có thể sử dụng kinh nghiệm để tạo ra nội dung chuyên sâu về các chủ đề ngách.
- SEO: Cả Copywriter và Content Writer đều sử dụng các nguyên tắc SEO để thu hút đối tượng mục tiêu, nhưng SEO thường đóng vai trò quan trọng hơn trong Content Writing.
- Nghiên cứu: Nghiên cứu là kỹ năng then chốt cho cả hai nghề. Content Writer thường thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề, trong khi Copywriter, đặc biệt là những người làm việc tại các agency (công ty quảng cáo), có thể hợp tác với các nhà phân tích để có thêm thông tin nghiên cứu.
- Sáng tạo: Copywriter có thể viết nội dung cho các phương tiện truyền thông sáng tạo như truyền hình và báo chí. Content Writer lên ý tưởng cho nội dung và có thể tạo ra các yếu tố sáng tạo bổ sung như infographic (đồ họa thông tin) và video.
2. Copywriting và Content Writing: Đâu mới là vị trí hợp với bạn nhất?
Trên thực tế, rất nhiều người vẫn đang phân vân giữa hai lựa chọn là Copywriter và Content Writer. Nếu bạn cũng đang mông lung trước hai lựa chọn này, hãy tham khảo những gợi ý sau của WeWin để có hướng đi phù hợp nhất.
2.1. Suy nghĩ về kiểu viết bạn thích
Nếu bạn thích sáng tạo nội dung đánh vào cảm xúc, thu hút sự chú ý của mọi người thì Copywriting là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn yêu thích viết nội dung phi hư cấu, được nghiên cứu kỹ lưỡng và mang tính chuyên môn cao thì Content Writing sẽ là mảnh đất màu mỡ cho bạn.
2.2. Lựa chọn môi trường bạn mong muốn làm việc
Cả Copywriter và Content Writer đều có thể làm việc tại các agency quảng cáo, phòng marketing của các công ty, hoặc trở thành freelancer. Tuy nhiên, môi trường làm việc có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nơi.
- Copywriter: Thường xuyên hợp tác với giám đốc sáng tạo, lập trình viên web và designer. Do đó, công việc của họ thường mang tính tương tác cao.
- Content Writer: Thường làm việc độc lập hơn.
2.3. Sẵn sàng cho cả hai vị trí
Vì Copywriter và Content Writer có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm tương đồng, việc chuyển đổi giữa hai nghề này khá phổ biến. Nếu bạn chọn một hướng đi và sau đó muốn thử sức với hướng còn lại, bạn đã có sẵn một hồ sơ năng lực và các kỹ năng có thể áp dụng để tìm kiếm công việc mới.
Kết luận
Copywriting và Content Writing tuy có nhiều điểm chung về kỹ năng và mục đích, nhưng cũng có những điểm khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận và thực hiện. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hai lĩnh vực, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho sự nghiệp của mình.
Tìm hiểu thêm:
- Phân biệt rõ Copywriting và Content Writing trước khi ứng tuyển (Phần 1)
- Kinh doanh bán lẻ trực tuyến đã thay đổi hành vi mua như thế nào?
- Báo giá dịch vụ quảng cáo Billboard, Pano 2024 chi tiết nhất
- Quảng cáo ngoài trời (OOH): Khái niệm, vai trò & đặc điểm bạn nên biết
- Banner quảng cáo ngoài trời và Các loại banner quảng cáo thông dụng