Nếu bạn là 1 newbie trong lĩnh vực viết quảng cáo, bạn thật sự cần đọc ngay bài viết dưới đây. Nó sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chắc chắn về khái niệm của Copywriting, Copywriter và phân biệt Copywriting với Content Writing. Nắm chắc từ những khái niệm căn bản là bước khởi đầu tuyệt vời.
1. Copywriting là gì?
Copywriting là hoạt động viết các nội dung truyền thông và quảng cáo nhằm thuyết phục, thúc đẩy mọi người thực hiện một số hành động chẳng hạn như mua hàng, nhấp vào liên kết, quyên góp cho một mục đích nào đó hoặc đặt lịch tư vấn.
Những nội dung này có thể bao gồm các khuyến mãi được viết bằng văn bản và được xuất bản dưới dạng in ấn hoặc được đăng tải trực tuyến trên các website hay mạng xã hội. Chúng cũng có thể bao gồm các nội dung dưới dạng văn bản nói chẳng hạn như kịch bản sử dụng cho các video ngắn hay quảng cáo.
Những văn bản được nêu trên được gọi là “copy” (từ “Copy” trong trường hợp này không phải là sao chép mà nó được đặt trong ngữ cảnh thông thường), do đó quy trình này được gọi là “copywriting”.
Có thể bạn không nhận ra nhưng Copywriting có ở khắp mọi nơi. Ví dụ dễ hình dung nhất bạn có thể nhìn vào hộp thư của mình, bạn sẽ tìm thấy một số ví dụ cụ thể là những tờ quảng cáo của các nhà hàng địa phương, danh mục, thư gây quỹ từ các tổ chức từ thiện, hay thư chào hàng các sản phẩm/ dịch vụ khác nhau. Tất cả những thứ này đều là Copywriting.
Tuy nhiên trong thời đại 4.0 hiện nay, thế giới của Copywriting còn xuất hiện rất nhiều trên các phương thức hiện đại khác. Khái niệm về copywriting đã vượt xa hơn nhiều so với chỉ là tài liệu in ấn.
Phần lớn những gì bạn đọc trực tuyến trên internet cũng là Copywriting, nó bao gồm hầu hết các trang web và cả trên mạng xã hội. Các bài báo cáo miễn phí mà bạn đăng ký đọc và thậm chí cả những email bạn nhận được sau khi đăng ký thành công cũng là Copywriting.
Ví dụ như Stitch Fix – một trang web chuyên giúp mọi người tìm và định hướng phong cách thời trang phù hợp với mình. Đồng thời trang web này cũng bán quần áo với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Quan sát hình trên, bạn có thể thấy trang web này được viết và thiết kế để nhắc bạn hành động theo nhiều cách khác nhau. Như phần “Follow us” (theo dõi chúng tôi) trên các trang mạng xã hội khác, hay phần “Ask a stylist” (hỏi nhà tạo mẫu) để được tư vấn về thời trang. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu thêm có thể ấn vào “Readmore” hay “Get Started”
Đây là những lời nhắc khéo đơn giản mà các web hay làm để kêu gọi bạn thực hiện hành động và chúng là 1 dạng của Copywriting.
Kể cả những thứ bạn nghe hàng ngày cũng có thể là Copywriting. Chằng hạn như quảng cáo trên truyền hình, các bài đánh giá (review) sản phẩm trên Youtube và thậm chí là các video ngắn hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm nào đó đều là những ví dụ cho Copywriting bằng giọng nói.
2. Copywriter là gì?
Copywriter là người viết văn bản chuyên nghiệp chịu trách nhiệm viết các văn bản được sử dụng với mục đích quảng cáo và Marketing.
Bạn có thể đã nghe qua nhiều chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực viết và nghĩ rằng họ được sinh ra và có sẵn năng khiếu viết mà năng khiếu là không thể học được. Hoặc là những thứ mà copywriter viết ra đều là do bản năng có trong họ không liên quan và cũng không cần có kỹ năng nào hết.
Những suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm và sai sự thật.
Copywriter là những chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo nội dung bằng văn bản nhưng họ đã phải trải qua quá trình học và thực hành cũng giống như bao nghề nghiệp khác. Không ai trong chúng ta được sinh ra đã biết cách viết một văn bản hoàn chỉnh và xuất sắc cả. Đây là một kỹ năng mà ai cũng có thể học được chỉ cần chịu khó và kiên trì mà thôi.
Có lẽ do những lầm tưởng trên mà Copywriter vẫn là một nghề khá mới mà chưa có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, điều này thực sự có lợi cho bạn nếu như bạn bắt đầu học và rèn luyện kỹ năng viết từ bây giờ để trở thành một Copywriter vì hiện nay rất khó kiếm được những Copywriter được đào tạo bài bản.
3. Sự khác biệt giữa Copywriting và Content Writing
Bạn có thể đã đọc hoặc nghe một số nguồn cho rằng Copywriting và Content Writing là 2 thứ khác nhau.
Theo nguyên tắc, Copywriting đề cập đến việc viết nội dung cho các tài liệu Marketing và quảng cáo. Mặc khác, Content Writing chuyên viết trên các trang thông tin hoặc biên tập trên các trang web, chẳng hạn như các bài đăng trên blog, trang bài viết hoặc cung cấp thông tin sản phẩm.
Về cơ bản, tất cả các trang web sẽ bao gồm một số yếu tố thuyết phục khách hàng hoặc kêu gọi hành động.
Điều này đặc biệt rõ ràng trên các trang bán sản phẩm có thể nhận biết thông qua dòng chữ “Buy Now!” (Mua ngay) ở dưới cùng của trang.
Ngay cả một bài viết thông thường cũng thường xuyên sử dụng các lời mời gọi hành động tinh tế, thường ở dạng liên kết (link) hoặc đề xuất dẫn đến các trang khác mà bạn có thể truy cập.
Vì vậy, để nói rằng Content Writing hoàn toàn khác Copywriting là sai. Thật ra, Content Writing đơn giản là một loại của Copywriting mà thôi.
Một Copywriter giỏi, là người có thể viết nội dung nhằm mục đích thu hút người đọc và khiến họ thực hiện các hành động, ngay cả khi họ đang ở một trang web vẫn nhấp vào để đọc tiếp một trang khác.
Tham khảo thêm các bài viết khác của WeWin Media: