7 tips để trở thành Copywriter chuyên nghiệp

Nếu bạn đang nghiêm túc có suy nghĩ muốn trở thành một Copywriter để viết bài quảng cáo thu hút, chuyên nghiệp, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết này. Sau đây là 7 tips quan trọng trong sự nghiệp của hầu hết các Copywriter thành công.

1. Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Copywriting

Tìm hiểu các kiến thức cơ bản là điều hiển nhiên mà khi bạn muốn bắt đầu một công việc nào đó.

Tuy nhiên, các nguyên tắc cốt lõi của một bài viết tốt đều giống nhau cho dù bạn quyết định viết kiểu copywriting nào, cho dù đó là B2C, B2B, content marketing hay bất kỳ loại hình copywriting nào khác có thể dẫn bạn đến con đường trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Tuy nói là kiến thức cơ bản nhưng bạn cần phải thực hành càng nhiều thì mới có thể cải thiện được kỹ năng viết của mình, bạn không thể để kiến thức cơ bản mãi là cơ bản được.

Bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong một thời gian ngắn bằng cách tham gia một khóa học về các nguyên tắc và kiến thức cơ bản về copywriting. Hoặc bằng cách đọc sách nổi tiếng về copywriting để củng cố và bắt kịp mọi thứ liên quan đến copywriting.

copy-writer-co-kho-khong

Sandy Frank – giám đốc của AWAI đã đưa ra một vài những cuốn sách mà các copywriter nên đọc:

  • Cash Copy – của Dr. Jeffrey Lang
  • Ogilvy on Advertising – của David Ogilvy
  • Great Leads – của Michael Masterson and John Forde
  • The Copywriter’s Handbook – của Robert Bly
  • Sales Letters that Sizzle – của Herschell Gordon Lewis

Ngoài những cuốn sách trên ra, còn rất nhiều cuốn sách hay khác bạn có thể mua về tham khảo hoặc nghiên cứu các tài liệu trực tuyến trên mạng về copywriting.

Bạn nên nghiêm túc lên cho mình một kế hoạch về những khóa học và cuốn sách về copywriting phù hợp với mình. Sau đó bắt đầu sắp xếp dành thời gian làm theo kế hoạch của mình để đọc và nghiên cứu tất cả các tài liệu đó, tốt nhất là vài lần để hiểu thật kỹ những kiến thức trong đó.

Bạn nên tập và duy trì thói quen này vì nó thực sự quan trọng cho sự nghiệp trở thành 1 copywriter chuyên nghiệp của bạn đó. Tất cả các copywriter giỏi đều luôn không ngừng học hỏi và thường xuyên đầu tư thời gian cũng như chi phí cho các khóa học để nâng cao kỹ năng và kiến thức về copywriting, và đó là một trong những lý do quan trọng giúp họ thành công.

2. Tư duy phù hợp

Điều quan trọng là bạn phải tin vào bản thân mình và những gì bạn có thể làm được với tư cách là một copywriter.

Nếu bạn bắt đầu với một tư duy không đúng đắn, tất nhiên bạn sẽ nhanh chóng thất bại. Có thể bạn đã nghe hàng trăm lần câu trên từ những chuyên gia thành công trong lĩnh vực này trước đây, và nó được lặp đi lặp lại nhiều lần vì nó thật sự quan trọng.

Để đạt được thành công trong lĩnh vực này không phải là chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện. Bạn cần phải tìm hiểu về nó một thời gian để thiết lập tư duy đúng đắn và hiểu rõ công việc này trước khi bắt tay vào thực hiện các kỹ năng viết của mình.

tu-duy-copy-writing-phu-hop

Vậy tư duy ở đây là gì? Đó chính là sự quyết tâm, sự thật thì công việc này không đòi hỏi năng khiếu, chỉ cần bạn nỗ lực và quyết tâm mà thôi. Bạn phải tin rằng bạn có thể trở thành một copywriter chuyên nghiệp và phấn đấu vì mục đích này, niềm tin này sẽ là nguồn năng lượng tích cực cho bản thân bạn, giúp vượt qua những thử thách mà bạn sẽ phải trải qua trên con đường trở thành một copywriter thành công.

Bất kể khi nào bạn chán nản, muốn từ bỏ hay có suy nghĩ tiêu cực thì bạn có thể nhìn Ultrarunner Ray Zahab – người nổi tiếng với việc chạy bộ qua những con đường với điều kiện khắc nghiệt nhất hành tinh. Anh ấy đã chứng minh cho cả thế giới thấy được không gì là không thể nếu bạn có quyết tâm và sẵn sàng chinh phục nó. Anh đã băng qua sa mạc Sahara trong vòng 111 ngày, bao gồm 4660 dặm (7500km) và ai cũng biết sa mạc Sahara là sa mạc có địa hình nguy hiểm và khắc nghiệt nhất thế giới.

Khi được hỏi làm thế nào Ray có thể chịu đựng được những điều này. Anh ấy đã trả lời “Muốn vượt qua các thử thách siêu phàm dựa vào 90% tinh thần và 10% còn lại nằm trong đầu của chúng ta”

Điều này không chỉ đúng với các thử thách siêu khó mà còn đúng trong công việc copywriting hay bất kỳ mục tiêu quan trọng nào khác trong cuộc sống. Tất cả những gì nằm trong suy nghĩ của bạn, là thứ có thể thúc đẩy bạn tiến tới thành công. Sự nghi ngờ bản thân hay những suy nghĩ tiêu cực là thứ duy nhất ngăn cản bạn đạt được những gì bạn muốn.

3. Chọn một niche thích hợp

Thay vì biết mọi thứ ở mức căn bản, sao bạn không thử chọn cho mình một Niche (thị trường ngách) phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của bạn. Còn gì tuyệt vời hơn vừa làm việc mình thích, lại còn đúng sở trường và nhu cầu của bản thân. Để tìm ra đúng Niche sở trường phù hợp với mình, bạn cần xác định 2 yếu tố sau:

  • Một ngành hoặc thị trường cụ thể mà bạn có thể viết tốt
  • Và một nội dung cụ thể mà bạn chuyên viết

tip-copy-writing-gioiThị trường ngách đề cập đến một ngành hoặc phân khúc cụ thể trong một ngành. Một số ví dụ về thị trường ngách bao gồm sản phẩm trẻ em, công nghệ SAAS, sức khỏe và dinh dưỡng, du lịch hoặc bất động sản.

Khả năng thứ hai cho một thị trường ngách là chuyên viết một loại nội dung cụ thể, chẳng hạn như case study, email hoặc thư chào hàng.

Nếu bạn đang đặt câu hỏi tại sao nên chọn cho mình một thị trường ngách? Thì câu trả lời thuyết phục nhất chính là để làm tăng giá trị của bạn với tư cách là một copywriter.

Bằng cách chọn cho mình một thị trường ngách và tập trung phát triển chuyên về nó, bạn sẽ được công nhận là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này cũng có nghĩa là các công ty và doanh nghiệp cũng sẽ trả cho bạn nhiều tiền hơn vì bạn đã chuyên nghiệp và thật sự giỏi về chuyên ngành này so với một copywriter khác.

Chuyên môn hóa trong một thị trường ngách giúp bạn dễ dàng tìm được công việc lương cao và quan trọng hơn là công việc mà bạn yêu thích.

4. Tìm hiểu chuyên ngành của bạn và cung cấp những gì người đọc muốn

Sau khi xác định được thị trường ngách mà bạn muốn theo đuổi chuyên sâu, bước tiếp theo đương nhiên sẽ là tìm hiểu và nghiên cứu về chuyên ngành này càng nhiều càng tốt.

Ví dụ: Nếu bạn muốn viết chuyên về mảng tài chính, hãy đăng ký một vài khóa học về tài chính hoặc thử mua các sản phẩm tài chính mà bạn muốn viết về nó để tìm hiểu và thực hành viết quảng cáo. Ngoài ra bạn cũng nên tham dự các sự kiện, hội thảo trong lĩnh vực này và đọc sách về đầu tư/ tài chính.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực này, bạn hãy đặc biệt quan sát và chú ý đến tất cả các nội dung quảng cáo mà bạn nhận được từ đó kể những mẩu quảng cáo và email. Điều này sẽ giúp bạn biết thêm nhiều loại copywriting chuyên ngành đặc biệt mà bạn theo đuổi thường xuyên sử dụng, đây cũng là những thứ mà bạn viết sau này.

5. Tìm kiếm cộng đồng cùng ngành của bạn

Đây là một trong những bí quyết thành công khác của nghề copywriting mà bạn không thể bỏ qua. 

Việc kết nối với các copywriter khác cùng lĩnh vực đem lại cho bạn giá trị vô cùng to lớn.

Bất kể bạn đang ở đâu trên chặng đường trở thành một copywriter chuyên nghiệp thì bạn cũng cần những người đồng hành cùng. Những gì bạn đang trải qua hay những vấn đề bạn đang gặp phải, không ai có thể thấu hiểu nó tốt hơn là 1 copywriter chung ngành khác.

Họ có thể hỗ trợ, cung cấp cho bạn những kiến thức hay đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn vượt qua giai đoạn khó khăn trong nghề.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tiếp cận và kết nối với các copywriter khác:

  • Tham gia nhóm bình luận về copywriting trực tuyến trên mạng hay các trang mạng xã hội.
  • Tham dự các hội thảo và sự kiện về copywriting.
  • Tham gia nhóm của các chuyên gia trong lĩnh vực viết để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới và những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của họ.
  • Tham gia vào các diễn đàn trực tuyến thảo luận về các kỹ năng và kiến thức về copywriting.

cach-tro-thanh-copy-writer

Tạo dựng mối quan hệ với các copywriter khác còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác. Bạn có thể đăng tải các bài viết của mình lên các nhóm được gợi ý ở trên để mọi người trong cộng đồng copywriter có thể bình luận, góp ý cho bạn. Từ những nhận xét đó bạn có thể rút kinh nghiệm, sửa lỗi và cải thiện các bài viết sau này.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD) cho thấy rằng bạn có 65% cơ hội hoàn thành mục tiêu nếu bạn cam kết với ai đó, đây là cách khá tốt để thúc đẩy bạn hoàn thành các mục tiêu để bạn không trở thành một người thất hứa trong mắt người khác.

Nhưng cơ hội đạt được mục tiêu đó của bạn sẽ tăng lên 95% nếu bạn có một cuộc hẹn cụ thể với một người nào đó, nơi mà bạn có thể báo cáo về tiến độ của mình.

Nếu bạn cố gắng để “đi một mình” trong lĩnh vực của mình với tư cách là một copywriter bạn sẽ mất đi một số lợi ích đấy. Đây là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện trong tương lai với tư cách là một copywriter.

6. Xác định cách tiếp cận với thị trường

Ở phần 1 chúng ta đã đề cập đến những điều cơ bản về copywriting, cũng đã nói về cách USP (Unique Selling Point) là một bản tóm tắt ngắn gọn để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.

USP khá quan trọng khi viết bản sao kê việc bán hàng các sản phẩm của một công ty, nhưng nó chỉ thật sự quan trọng khi bạn bán những dịch vụ của chính mình.

Một khi bạn quyết định được bạn muốn viết về hình thức công ty nào, và tìm ra được các loại bản sao kê mà họ dùng, đây là lúc bạn đã đủ sẵn sàng để tạo ra USP của chính mình.

Hãy xem lại những kỹ năng hiện có của bản thân mà những công ty này cần ở bạn, hoặc cả những kỹ năng bạn đang cố gắng trau dồi. Thì những lợi ích nào bạn có thể đem tới cho một công ty với tư cách là một copywriter? Và những lợi ích mà bạn có thể đem lại đó sẽ làm nổi bật bản thân bạn trong một cuộc cạnh tranh như thế nào?

Gộp những câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này lại với nhau để tạo thành một câu văn như sau:

Tôi có thể giúp (cho chuyên ngành) của công ty viết về (loại mô hình quảng cáo bạn viết về) điều đó đem lại (lợi ích đặc biệt bạn có thể đem lại).

Ví dụ: Tôi có thể giúp cho các công ty chuyên về sửa chữa nhà tạo nên một chủ đề quảng cáo hấp dẫn để thu hút những khách hàng tiềm năng mới.

Một khi bạn xác định được ai là đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến và bạn có thể đem đến cho họ những gì, thì tất cả những thứ còn lại sẽ tự động nằm đúng vị trí của nó.

Tiếp theo, bạn cần xem xét các loại hình marketing mà bạn cảm thấy phù hợp với mình và bạn thật sự thoải mái khi viết về nó.

Nếu bạn là một người hướng nội và hạn chế không muốn phải tiếp xúc trực tiếp với người lạ, bạn có thể tiếp cận được những người khách hàng tiềm năng thông qua email (thư điện tử) hoặc Linkedin. Nhưng nếu bạn một người hướng ngoại, bạn có thể sẽ nghiêng về các cuộc gọi để nhanh chóng liên lạc và trao đổi với những người khách hàng có triển vọng hoặc có những cuộc gọi điện để quảng bá về bản thân mình.

7. Làm chủ thời gian 

Dan Kennedy – một huyền thoại trong lĩnh vực copywriting nổi tiếng đã từng chia sẻ lý do để anh ấy trở thành một copywriter được trả lương cao nhất hiện nay không phải vì anh ấy là người giỏi nhất, mà vì anh ấy là người có thể làm chủ thời gian và làm việc một cách nhanh chóng.

Đặc biệt nếu bạn là một copywriter tự do, thì việc học cách quản lý thời gian để giải quyết các công việc và hoạt động kinh doanh là điều rất quan trọng. Nó giúp bạn cân bằng mọi thứ và tối ưu hóa các việc được giao.

Điều này không phải chỉ thực hiện trong một tháng hay một năm. Đây là một quá trình liên tục mà bạn phải thực hiện suốt đời vì đây là một kỹ năng bạn có thể áp dụng cả trong cuộc sống và bất kỳ một công việc nào khác chứ không riêng gì copywriting. Để trở thành một copywriter chuyên nghiệp, bạn cần phải học và phân loại copywriting nào phù hợp với bạn nhất, học cách viết chúng và cách tự Marketing bản thân.

lam-sao-tro-thanh-copy-writer-gioi

Mỗi một copywriter chuyên nghiệp đều có cách để sắp xếp 1 ngày làm việc và quản lý thời gian phù hợp nhất với mình.

Ví dụ: Một số copywriter cho thấy rằng họ làm việc hiệu quả nhất vào buổi sáng. Vì vậy, họ sắp xếp ngày làm việc của mình sớm và kết thúc bài viết của họ vào buổi trưa. Sau đó, học dành thời gian còn lại của ngày để nghỉ ngơi hoặc làm những việc khác ít chuyên sâu hơn như check mail hay nghiên cứu một vấn đề nào đó mà họ thắc mắc.

Hoặc có những người hoạt động tốt hơn vào cuối ngày. Vì vậy họ sẽ thực hiện các công việc chuyên ngành vào buổi chiều tối và buổi sáng họ dành cho các công việc cá nhân.

Cách tốt nhất để bạn xác định thời gian làm việc hiệu quả của mình là hãy thử làm việc ở mọi thời gian bạn có thể trong ngày để xem bạn thật sự tập trung và làm việc hiệu quả vào thời gian nào.

Một vài cuốn sách hay về năng suất làm việc và quản lý thời gian mà bạn có thể tham khảo như “Getting Things Done” của David Allen hay “Atomic Habits” của James Clear.

Tham khảo các bài viết khác của WeWin Media:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn