Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu cung cấp cho các đối tác công cụ và thông tin họ cần để duy trì, phát triển thương hiệu của bạn một cách nhất quán trong công việc. Trên thực tế, một bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố bắt buộc phải có đối với tất cả các doanh nghiệp!

1. Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu (hay hệ thống nhận dạng thương hiệu) là một tập hợp chứa các quy tắc về thương hiệu của bạn và cách thức áp dụng nó một cách tổng thể để duy trì tính nhất quán của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu phải bao gồm các thông tin và nội dung quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, ví dụ như vị trí logo, ​​cách sử dụng logo, bảng màu đã được phê duyệt, kiểu chữ và các thuộc tính hình ảnh khác cho thương hiệu.

Vậy sự khác nhau giữa hệ thống nhận diện thương hiệu và bộ quy chuẩn thông tin về thương hiệu là gì?

Cả hai đều được sử dụng để duy trì tính nhất quán về mặt hình thức của thương hiệu, tuy nhiên, bản chất của bộ nhận diện và bộ quy chuẩn thông tin là không giống nhau. 

Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố liên quan đến mặt hình ảnh của thương hiệu. Còn bộ quy chuẩn, quy tắc (hay còn gọi là hướng dẫn phong cách thương hiệu) là tập hợp các tiêu chuẩn, nội dung giải thích chi tiết cách quảng bá, truyền thông cho thương hiệu bằng nhiều hình thức như văn bản, âm thanh,…

Trong nhiều trường hợp, thông tin trong bộ nhận diện thương hiệu là một yếu tố quan trọng để xây dựng một bộ quy chuẩn thương hiệu chất lượng. Tuy nhiên, đừng quá chú trọng đến hình thức. Điều quan trọng là đưa ra được cái nhìn tổng thể và nguồn lực cần thiết để mang lại trải nghiệm thương hiệu nhất quán, gắn kết và thu hút trên tất cả các điểm chạm tới khách hàng.

2. Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Tính nhất quán là chìa khóa thành công của mọi thương hiệu có độ nhận diện cao. Khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy nghĩ về các yếu tố hình ảnh quan trọng nhất và thông tin cần thiết để duy trì tính toàn vẹn, thống nhất về mặt hình ảnh của thương hiệu trên các nền tảng, đối tượng, phạm vi. Hãy bắt đầu với những yếu tố cần thiết sau đây:

2.1. Thông điệp

Bất kỳ ai tiếp xúc với thương hiệu của bạn đều phải hiểu thị trường cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không, rất khó để mọi người sử dụng hình ảnh đại diện thương hiệu để tiến hành truyền thông một cách hiệu quả. 

Thông điệp của thương hiệu nên có lời tuyên bố hoặc mô tả ngắn gọn về thương hiệu của bạn. Hãy để thông điệp đơn giản, nhưng dễ nhớ, trung thực và độc đáo cho thị trường của bạn. Sau đó, chia sẻ lời hứa thương hiệu của bạn. Bạn cam kết mang đến điều gì cho khách hàng của mình? Bạn làm việc với tinh thần ra sao? 

Cuối cùng, hãy truyền đạt giá trị độc đáo của thương hiệu: bao gồm lời giải thích chi tiết hoặc chỉ bao gồm khẩu hiệu. Đôi khi, một cụm từ ngắn gọn, hấp dẫn nói lên tất cả!

2.2. Đặc tính thương hiệu

Đặc tính thương hiệu
Đặc tính thương hiệu

Giống như cá tính của con người, một thương hiệu cũng có những đặc điểm riêng. Các doanh nghiệp có thể có những đặc điểm tương tự nhau, nhưng không doanh nghiệp nào giống nhau hoàn toàn về bản chất.

Nắm bắt những đặc tính nổi bật của thương hiệu giúp “nhân hóa” thương hiệu của bạn và làm nổi bật chất riêng của thương hiệu.

Hãy coi thương hiệu như một con người thực tế, xác định những đặc điểm mà thương hiệu có hoặc không có.

Nói cách khác, hãy xây dựng thương hiệu của bạn trở nên tích cực, đáng tin cậy và hấp dẫn. Quan trọng hơn hết là hãy lan tỏa những giá trị tích cực về thương hiệu tới mọi người xung quanh.

2.3. Giao diện

Thương hiệu của bạn có những đặc điểm đặc trưng riêng, nó cũng có giao diện, cảm nhận và bản sắc trực quan giúp khách hàng nhận biết và cảm nhận về thương hiệu của bạn. Giao diện đó phải nhất quán từ điểm tiếp xúc tại cửa hàng và trang web cho đến quảng cáo kỹ thuật số và các kênh truyền thông xã hội.

Giao diện thể hiện bản sắc trực quan của thương hiệu. Thương hiệu của bạn khơi gợi tâm trạng, cảm xúc hay tâm trạng gì, hãy thể hiện ra bằng những hình ảnh phù hợp, video và đồ họa.

Hãy đảm bảo cung cấp cho mọi người quyền truy cập vào nội dung thương hiệu đã được phê duyệt của bạn. Các đối tác cần một kho lưu trữ kỹ thuật số với quảng cáo đã được phê duyệt để sử dụng và tham khảo khi cần thiết. Điều này giúp những thay đổi về mặt hình ảnh luôn được cập nhật và sẽ dễ dàng hơn trong việc giới thiệu thương hiệu hình ảnh của bạn một cách nhất quán trên thị trường.

2.4. Màu sắc

Màu sắc thương hiệu
Màu sắc thương hiệu

Màu sắc đại diện sẽ giúp cho thương hiệu của bạn có thể được nhận diện dễ dàng. Ví dụ với Coca-Cola, khách hàng sẽ nhớ ngay tới màu đỏ đặc trưng của dòng chữ in tên thương hiệu.

Để đảm bảo rằng mọi người đều sử dụng một màu đỏ hoàn hảo, thống nhất trong suốt quá trình truyền thông, Coca-Cola không nói rằng màu thương hiệu của họ là “đỏ”. Thay vào đó, họ chỉ định mã màu CMYK, RGB và PMS. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu của bạn nên bao gồm các mã nhận dạng chính xác, cụ thể màu sắc của thương hiệu.

Hãy cẩn thận khi lựa chọn màu chủ đạo của thương hiệu, cũng như các màu phụ hỗ trợ và bổ sung cho bảng màu chính của bạn. 

2.5. Kiểu chữ

Nhiều người quên mất rằng phông chữ bạn sử dụng trong hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ góp phần tạo nên bản sắc của thương hiệu, gồm yếu tố con người, sản phẩm và văn hóa mà thương hiệu mang lại. 

Thương hiệu Netflix
Thương hiệu Netflix

Một số thương hiệu như Netflix tạo phông chữ của riêng họ để tiết kiệm tiền phí cấp phép và để thương hiệu của họ trở nên độc đáo bằng một kiểu chữ không thể nhìn thấy ở bất kỳ nơi nào khác. BBC, YouTube, Google và Apple và nhiều thương hiệu khác cũng đã đi theo con đường này để khẳng định bản sắc thương hiệu của họ.

Việc sử dụng một kiểu chữ duy nhất trên tất cả các kênh truyền thông mang lại cho thương hiệu của bạn tính nhất quán. Hãy suy nghĩ về tất cả các trường hợp sử dụng phông chữ và đưa ra các hướng dẫn xử lý liên quan đến kích cỡ, kiểu định dạng chữ. 

2.6. Thông tin liên hệ

Hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn phải luôn bao gồm ít nhất một kênh liên lạc có thể trả lời các câu hỏi và cung cấp hỗ trợ cho khách hàng. Đảm bảo đầy đủ thông tin liên hệ như tên, email và số điện thoại, cùng với các chi tiết như chức danh, vị trí hay những hướng dẫn đặc biệt dành cho khách hàng.

2.7. Lưu trữ hệ thống nhận diện thương hiệu

Sau khi bạn đã tạo hệ thống nhận diện thương hiệu của mình, bạn có thể cung cấp bộ nhận diện thương hiệu ở bất kỳ định dạng nào sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, chẳng hạn như tài liệu hoặc trang web được chia sẻ với thông tin và liên kết.

Điều quan trọng là bộ nhận diện thương hiệu (và nội dung) của bạn phải ở vị trí trung tâm, dễ tiếp cận.

Tìm hiểu thêm các chủ đề khác:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn