Kiến trúc thương hiệu và 3 loại hình tiêu biểu

Bạn đã từng nghe về thương hiệu Pantene thuộc sở hữu của tập đoàn P&G, BigC (Nay đã đổi tên thành Go!) không phải thuộc công ty nào ở Việt Nam mà trực thuộc tập đoàn Central Group của Thái Lan chưa? Điều này liên quan đến kiến trúc thương hiệu- một thuật ngữ chắc hẳn bạn đã từng nghe qua. Cùng tìm hiểu kiến trúc thương hiệu và các loại hình tiêu biểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kiến trúc thương hiệu là gì?

Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) là hệ thống tổ chức đằng sau việc xác định mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức khác nhau.

Kiến trúc thương hiệu giúp xác định một danh mục đầu tư thương hiệu của công ty, mang lại sự nhất quán, trật tự, trực quan và đề cập đến hệ thống phân cấp của các thương hiệu trong 1 công ty, giúp công ty phát triển và làm Marketing hiệu quả hơn.

Kiến trúc thương hiệu và 3 loại hình tiêu biểu
Kiến trúc thương hiệu và 3 loại hình tiêu biểu

2. Ba loại hình kiến trúc thương hiệu tiêu biểu

2.1. Thương hiệu chuẩn

Thương hiệu chuẩn mô tả các với một tên dùng cho nhiều loại sản phẩm, tuy nhiên, hệ thống nhận diện các thương hiệu con khác nhau, thực hiện các chiến lược Marketing-Mix độc lập.

Logo chính thường được sử dụng trong các biến thể màu khác nhau với tên thương hiệu của công ty con.

Mọi thương hiệu phụ đều sử dụng hình ảnh thương hiệu chính và bổ sung thêm những chi tiết phụ trợ để phân biệt các thương hiệu nhánh. Tất cả các thương hiệu con đều không làm giảm sức mạnh của thương hiệu chính. Mô hình này giúp xây dựng thương hiệu vô cùng bền vững, đồng thời có lợi thế về mặt nhận diện thương hiệu.

Điển hình là Vingroup với các thương hiệu con như: Vincom, Vinhome, Vinpearl, Vinmec, Vinschool.

Logo của thương hiệu mẹ và các công ty con đều được giữ lại hình tượng cánh chim, hình chữ V- biểu tượng của Việt Nam, Victory,…

Thương hiệu chuẩn
Thương hiệu chuẩn

2.2. Thương hiệu nguồn/ mẹ

Theo mô hình này, thì các thương hiệu con là các thương hiệu được quảng bá chính thay vì thương hiệu của cả doanh nghiệp.

Tên các thương hiệu con thường có tên riêng, không liên quan tới tên thương hiệu mẹ, cùng với đó là các hoạt động nhận diện riêng, chiến lược Marketing-mix độc lập.

Sức mạnh của thương hiệu nguồn được tổng hợp từ các thương hiệu thành phần. Điển hình của mô hình thương hiệu này là tập đoàn Nestle.

Thương hiệu nguồn/ mẹ
Thương hiệu nguồn/ mẹ

2.3. Kiến trúc đa thương hiệu

Mô hình này gồm một loạt các thương hiệu tiêu dùng. Tên thương hiệu nguồn không liên quan tới tên các thương hiệu con mà thường dùng cho các mục đích đầu tư.

Các thương hiệu con có thể hoàn toàn khác nhau, không có bất cứ đặc điểm nào chung (thiết kế, hình ảnh, chủng loại, tập khách hàng) hoặc có sự tương đồng nhất định về tập khách hàng.

Điển hình chính là Unilever – thương hiệu sở hữu đa dạng các sản phẩm từ thực phẩm đến vệ sinh. Bạn có thể có các gói trà tuyệt vời từ Lipton trong phòng khách hay dầu gội đầu của Dove trong nhà tắm. Tất cả đều thuộc quyền sở hữu của Unilever. Người tiêu dùng thường quen thuộc với những thương hiệu con như Dove, Sunsilk, Omo… hơn là cái tên Unilever.

Kiến trúc đa thương hiệu
Kiến trúc đa thương hiệu

Trên đây là thông tin về kiến trúc thương hiệu bạn cần biết khi xây dựng thương hiệu. Theo dõi WeWin trong các bài viết sau để có thêm nhiều thông tin nhé!

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn