Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing từ Newbie tới CMO

Ngành Marketing đang ngày càng tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các sinh viên mới ra trường cũng như những người có kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để bạn bắt đầu sự nghiệp với ngành Marketing và bạn có thể phát triển tới đâu trong ngành này? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để cùng WeWin Media tìm hiểu lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing nhé.

Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp trong ngành Marketing?

Số lượng người làm việc trong lĩnh vực Marketing đang tăng rất nhanh theo thời gian, và trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chưa chắc một sinh viên mới tốt nghiệp ngành Marketing sẽ tìm được một công việc ưng ý trong ngành.

Có thể nói rằng để trở thành một Marketing Executive sẽ không phải là điều quá khó khăn, tuy nhiên chặng đường để vươn tới vị trí cao hơn sẽ đầy chông gai. Sau đây sẽ là một bản phác thảo sơ bộ về những nấc thang mà bạn có thể đạt tới trong sự nghiệp với marketing.

lo-trinh-thang-tien-trong-nganh-marketing

1. Những chức danh mà Newbie nên bắt đầu khi vào nghề

Khi mới vào nghề, sẽ có một số chức danh để bạn khởi đầu. Thông thường các vị trí này sẽ yêu cầu từ 0-2 năm kinh nghiệm.

  • Account Coordinator
  • Social media coordinator
  • Project coordinator
  • Marketing coordinator
  • Event marketing coordinator
  • Event marketing specialist
  • Marketing Specialist

Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người chưa có kinh nghiệm về marketing trước đó thì một công việc ở mức độ cơ bản sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể gia nhập ngành. Các nhiệm vụ ở mỗi vị trí sẽ có yêu cầu khác nhau, tuy nhiên chúng thường liên quan tới các việc hỗ trợ nghiên cứu, dịch vụ khách hàng, các nhiệm vụ liên quan đến quản trị và báo cáo cho cấp trên hoặc lên các kế hoạch truyền thông hoặc quản lý dịch vụ khách hàng.

Khi một nhân viên ở cấp độ này chứng tỏ được năng lực để thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản, họ sẽ có nhiều cơ hội để nhận các công việc có yêu cầu cao hơn. Có thể là sẽ thực hiện các công việc hỗ trợ quá trình sáng tạo, trình bày báo cáo và dự báo cho ban lãnh đạo công ty / khách hàng tiềm năng hoặc điều phối một sự kiện hoặc dự án đặc biệt.

Các công việc tiếp thị ở cấp độ cơ bản vào có thể không hào nhoáng, nhưng chúng cho bạn hiểu biết cơ bản về hoạt động bên trong của doanh nghiệp, đồng thời tạo nền tảng cho các kỹ năng mềm sẽ rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài.

Tìm hiểu thêm: 8 Cách nâng cao các kỹ năng về Marketing trong thời đại 4.0

2. Phát triển lên chức Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Ở mức độ này, bạn sẽ cần 3-4 năm kinh nghiệm để có thể đảm đương vai trò là một Quản lý Marketing. Ngoài chức danh Marketing Manager nói chung, ở cấp độ này bạn có thể thấy 1 vài chức danh tương tự như:

  • Advertising manager
  • Public relations manager
  • Promotions manager
  • Brand manager
  • Sales manager
  • Social media manager
  • Community manager
  • Product marketing manager

Bước hợp lý tiếp theo trong con đường sự nghiệp là trở thành một nhà quản lý Marketing. Các nhà quản lý Marketing sẽ là người thiết lập, duy trì và đánh giá các chiến lược tiếp thị. Vai trò này đòi hỏi một đặc điểm bổ sung của lãnh đạo, vì các nhà quản lý Marketing phải điều phối việc thực hiện chiến lược Marketing và thiết lập các quy trình, đồng thời nuôi dưỡng sự phát triển của nhân viên cấp dưới.

lam-sao-de-tro-thanh-CMO

3. Vươn tới tầm cao trở thành Giám đốc bộ phận trong Marketing

Sau khi trải qua vị trí Quản lý, một nấc thang nữa mà bạn có thể đạt tới đối với ngành Marketing chính là trở thành một Giám đốc bộ phận. Ở mức độ này, bạn cần có từ 6-7 năm kinh nghiệm để có thể đảm đương công việc.

Một số chức danh mà bạn có thể giữ:

Yêu cầu kinh nghiệm: 6-7 năm

Các chức danh công việc khác:

  • Director of Marketing Research (Giám đốc Nghiên cứu Marketing)
  • Director of Advertising sales (Giám đốc Kinh doanh Quảng cáo)
  • Director of Media (Giám đốc Truyền thông)
  • Director of Public Relations (Giám đốc Quan hệ Công chúng)
  • Director of Marketing Analytics (Giám đốc mảng phân tích Marketing)

Ở cấp bậc Giám đốc bộ phận, công việc chủ yếu của bạn sẽ tập trung chủ yếu vào các chiến lược Marketing. Sau khi nhận được những nghiên cứu và báo cáo từ các giám đốc bộ phận về  điều kiện thị trường, dữ liệu khách hàng và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, giám đốc Marketing chung sẽ điều chỉnh chiến lược tổng thể với mục đích hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu của họ là tăng ý định mua hàng và sự hào hứng của khách hàng tiềm năng của thương hiệu.

4. Tiếp tục nâng cấp độ với vị trí VP of Marketing

Đây là một cấp bậc gần cao nhất đối với ngành Marketing và đòi hỏi bạn phải có từ 12-14 năm kinh nghiệm trong nghề. Một số chức danh cho vị trí này có thể kể đến:

  • VP of Brand Development
  • VP of Digital Marketing

Vai trò VP of Marketing đòi hỏi sự kết hợp của các kỹ năng lãnh đạo, kỹ thuật và kinh doanh. Thường xuyên đóng vai trò là người phát ngôn của công ty, VP of Marketing cũng được yêu cầu làm việc giữa các phòng ban trong công ty với mục tiêu thu hẹp mọi khoảng cách và củng cố các sản phẩm và hoặc dịch vụ của công ty. Ngoài các hoạt động quảng bá và định hướng theo nhóm, vai trò VP of Marketing cũng có thể bao gồm phỏng vấn và tuyển dụng cho các vị trí chính trong công ty.

tu-newbie-den-CMO

5. Đạt tới đỉnh cao với vị trí Chief Marketing Officer (CMO)

Để đạt tới vị trí danh giá, cao nhất trong ngành Marketing, bạn cần phải trau dồi và đạt tới trên 20 năm kinh nghiệm để có thể ngồi vào vị trí này. Đây là vị trí cao cấp nhất về Marketing ở trong bất kỳ công ty nào.

CMO thời hiện đại không có một nền tảng chung, một kích thước phù hợp với tất cả. Họ chịu trách nhiệm điều hành tất cả các lĩnh vực Marketing, bao gồm phát triển, lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện tất cả các sáng kiến Marketing. CMO báo cáo cho Giám đốc điều hành (CEO) và chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các sáng kiến Marketing trong công ty.

Mặc dù đây là một phác thảo hữu ích về con đường sự nghiệp tiếp thị thông thường, nhưng nó không toàn diện. Có nhiều loại nhà Marketing khác nhau: nhà marketing thương hiệu, nhà nhân học văn hóa, nhà công nghệ marketing, nhà marketing đại lý, agency marketers và nhiều vai trò và trách nhiệm công việc khác nhau thuộc từng loại.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có được những khởi đầu thuận lợi với ngành Marketing và sớm đạt được đỉnh cao của nghề.

Tìm hiểu thêm các bài viết của WeWin:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn