8 Cách nâng cao các kỹ năng về Marketing trong thời đại 4.0

Bất kỳ doanh nghiệp nào triển khai một chiến dịch marketing hiệu quả đều sẽ có tác động to lớn đến doanh số và sự tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Dưới đây là 8 cách để cải thiện và nâng cao kỹ năng Marketing của bạn, đặc biệt là trong thời đại 4.0 như hiện nay.

1. Cải thiện kỹ năng viết

Nâng cao các kỹ năng Content Marketing
Nâng cao các kỹ năng Content Marketing

Nếu bạn có kỹ năng viết tốt, bạn có thể sử dụng chúng cho các cho các chiến lược tiếp thị nội dung (Content Marketing) của mình. Ai cũng biết, Content Marketing là một phần không thể thiếu, thậm chí nó còn chiếm phần vô cùng quan trọng trong sự thành công của các chiến lược Marketing. 

Ví dụ như bạn có thể tiếp thị một sản phẩm hay dịch vụ nào đó bằng cách viết một bài báo mạng, ngày nay hầu như mọi người điều có xu hướng tìm kiếm và đọc thông tin trên mạng. 

Bạn đừng lo người đọc sẽ thích xem các video ngắn và hình ảnh sinh động hơn. Ngày nay việc xuất hiện các video ngắn và hình ảnh để cung cấp thông tin cũng chiếm khá nhiều, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người thích đọc và tìm hiểu bằng cách đọc hơn. Vì khi xem video người xem sẽ không biết được thời gian cụ thể mà nội dung họ quan tâm sẽ được nhắc đến, còn nội dung dựa trên hình ảnh có thể không đầy đủ và khó hiểu. Do đó, việc cải thiện kỹ năng viết sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc sáng tạo nội dung Content Marketing, một bài viết hay và chỉnh chu sẽ giúp bạn dễ dàng truyền đạt nội dung đến người đọc, thu hút sự chú ý của mọi người hơn.

Xem thêm: 4 Công Thức Viết Content Thần Thánh giúp bài viết hấp dẫn hơn

2. Luôn cập nhật xu hướng Marketing mới

Tùy vào loại hình kinh doanh của công ty mà sẽ có các kỹ thuật Marketing khác nhau. Trước khi áp dụng bất kỳ kỹ thuật Marketing nào, bạn nên tìm hiểu xu hướng thị trường đang thịnh hành để  lên kế hoạch quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của công ty mình sao cho phù hợp và thu hút nhất.

Ví dụ: Khi bạn bắt đầu thiết kế một trang web, bạn nên nhúng video vào nền để thu hút sự chú ý của mọi người. Điều này cũng rất có ích trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều công ty và doanh nghiệp đã áp dụng cách này để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thành công. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là các thị trường khác nhau sẽ có các xu hướng khác nhau, do đó bạn cần thật sự cân nhắc và lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp với doanh nghiệp bạn.

3. Cải thiện kỹ năng phân tích và báo cáo

Nâng cao các kỹ năng phân tích và báo cáo trong Marketing
Nâng cao các kỹ năng phân tích và báo cáo trong Marketing

Nếu bạn không có dữ liệu báo cáo để phân tích, thì có thể bạn sẽ đưa ra quyết định một cách mù quáng. Vậy câu hỏi đặt ra là nên sử dụng loại thông tin nào để tối ưu hóa chiến dịch Marketing của mình? Làm thế nào để biết rằng cách tiếp cận thị trường của bạn là hiệu quả? Câu trả lời nằm ở việc phân tích các dữ liệu báo cáo.

Các dữ liệu thô sẽ trở nên vô dụng nếu như bạn không biết tận dụng và khai thác nó. Vì thế hãy học và luyện tập kỹ năng phân tích các báo cáo để hiểu được các dữ liệu mình có, sau đó tận dụng tối đa chúng cho dự án của mình, điều này thật sự chỉ cần chăm chỉ là sẽ cải thiện được. 

Bạn có thể bắt đầu bằng cách học sử dụng Google Search Console và Google Analytics. Hai công cụ này có vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ liệu, vì vậy bạn nên tìm hiểu càng sớm càng tốt.

Tiếp theo, bạn nên học cách sử dụng Google Sheet hoặc Excel để sắp xếp các dữ liệu, việc này sẽ giúp bạn phân tích báo cáo một cách dễ dàng và trơn tru hơn.

Ngoài ra, CRM, công cụ SEO và công cụ lập kế hoạch từ khóa cũng là bộ 3 thú vị mà bạn nên học hỏi. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn học chúng qua các video hướng dẫn hoặc bài đăng trên các blog. Những kỹ năng này không đòi hỏi bạn học và tìm hiểu quá nhiều, bạn thực hành và sử dụng chúng càng nhiều thì bạn sẽ càng hiểu rõ chúng.

4. Tham dự các buổi đào tạo và hội thảo

Bạn nên đăng ký tham dự các buổi đào tạo hay hội thảo về Marketing, đây là nơi mà bạn có thể học hỏi các kiến thức mới từ các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong ngành. Nếu bạn quá bận và không thể dành thời gian để đi đến tham dự, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia những sự kiện này bằng hình thức online trên các website hay mạng xã hội. Không chỉ được học hỏi kiến thức mới, bạn cũng có thể đặt các câu hỏi liên quan cho các chuyên gia giải đáp, sẽ dễ hiểu hơn là tự mình mày mò nghiên cứu đúng không nào

Tham khảo bài viết dưới dạng video:

5. Xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding)

Xây dựng thương hiệu cá nhân
Xây dựng thương hiệu cá nhân

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân vô cùng quan trọng cho cả bạn và doanh nghiệp của bạn. Xây dựng thương hiệu cá nhân tốt có thể giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và giúp doanh nghiệp của bạn thu hút thêm lượng khách hàng.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?

Mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu cá nhân là để bản thân thật sự khác biệt với mọi người. Bạn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình bằng cách bắt đầu viết một blog về lĩnh vực chuyên môn của mình, dù nó hơi cũ nhưng tin tôi đi nó luôn hiệu quả đấy. 

Nếu bạn là một người mới hoàn toàn, chưa có kỹ năng viết, bạn có thể tham khảo và nghiên cứu các blog hàng đầu trong lĩnh vực đó. Tất nhiên không phải ai cũng có khả năng viết hay, bạn nên xem xét những blog đó hay ở đâu và còn thiếu phần nào hay phần nào còn chưa thật sự hoàn thiện. Bằng cách tìm ra khoảng trống này, bạn có thể lắp đầy lại nó và tạo ra bài viết của riêng mình.

Ví dụ lĩnh vực của bạn là SEO Marketing, bạn có thể viết 1 bài về PPC (trả tiền cho mỗi nhấp chuột) và đưa nó lên bảng xếp hạng trong các công cụ tìm kiếm. Đây là một cách tuyệt vời để bạn vừa xây dựng thương hiệu cá nhân vừa thể hiện kỹ năng của bạn.

Một cách truyền thống khác mà được rất nhiều người áp dụng để thiết lập thương hiệu cho doanh nghiệp của mình là thường xuyên đăng tải các nội dung hay và bổ ích lên trang cá nhân của bạn để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp và công ty sử dụng cách này để thu hút khách hàng nhưng họ lại quên mất phải tương tác với khách hàng nữa.

Ví dụ như Neil Patel – một doanh nhân, nhà đào tạo Digital Marketing đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Anh ấy đã tự tạo dựng thương hiệu cho mình bằng cách đưa các nội dung của mình lên đầu các trang tìm kiếm và cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số. Thật sự là anh ấy đã làm rất tốt việc xây dựng thương hiệu cá nhân của mình thông qua cách viết, tạo dựng video và cung cấp các dịch vụ Digital Marketing.

6. Thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia Marketing khác

Không quan trọng lĩnh vực chuyên môn của bạn là gì, hãy nhớ rằng Marketing bao gồm rất nhiều mảng và bạn không thể nào làm tốt mọi thứ khi chỉ có một mình. Đó là lý do vì sao bạn nên thiết lập mối quan hệ với các nhà tiếp chuyên nghiệp khác. Đây là điều không bắt buộc, tuy nhiên nó làm tăng tỷ lệ thành công đồng thời tối đa mức độ hoàn hảo cho các chiến dịch của bạn. Vấn đề là bạn nên tạo ra các mối quan hệ như vậy và nhờ họ hợp tác hoặc hỗ trợ, đừng để đến khi bắt đầu mới đi ra ngoài và yêu cầu sự giúp đỡ từ nhiều người.

Trong quá trình thiết lập mối quan hệ, bạn nên tập trung và tìm kiếm người thật sự hợp và có chung chí hướng với mình. Và quan trọng là, mọi người chỉ đánh giá cao và hợp tác cùng bạn khi bạn có thể cung cấp cho họ thứ gì đó.

Nói một cách dễ hiểu thì cách duy nhất để nhận được sự giúp đỡ từ người khác trong công việc là giúp họ đạt được mục tiêu của mình, cho dù đó là nhà đầu tư, đồng nghiệp hay khách hàng. Trong thời đại 4.0 hiện nay, điều này không có gì là khó cả, nó chỉ đơn giản như đưa ra lời khuyên hay cung cấp thông tin hướng dẫn.

7. Hãy thử những cái mới

Hãy thử những cái mới
Hãy thử những cái mới

Không có doanh nghiệp hay công ty nào thành công nhờ sự may mắn cả. Nếu bạn muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh và trở thành người tiên phong trong 1 lĩnh vực nào đó, bạn nên thử những cách tiếp cận mới và những ý tưởng mới. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải tập trung tất cả nguồn lực của mình vào một thứ mới, bạn nên sử dụng những thông tin có sẵn để phát triển một chiến lược mới chứ không phải là bỏ hoàn toàn những cái cũ.

Công thức cho phần này rất đơn giản. Bạn có thể bắt đầu nó bằng cách thử một số ý tưởng bạn cho là hay ho và sau đó tìm đến các kỹ thuật có liên quan giúp thực thi ý tưởng đó. Tiếp theo là bắt đầu xây dựng chiến dịch tiếp thị xung quanh ý tưởng đó. Hãy áp dụng thử và lặp lại quy trình này.

Xem thêm: Cùng tìm hiểu về Branding Storytelling – Kể chuyện thương hiệu

8. Tận dụng các chiến lược Marketing truyền thống

Những chiến lược tiếp thị truyền thống trên thực tế nó vẫn hoạt động tốt như tờ rơi, biểu ngữ, biển quảng cáo, báo, tạp chí,… Chúng thật sự vẫn nắm giữ vị trí quan trọng trong sự thành công của nhiều chiến lược tiếp thị. Hiện nay không phải mọi người đều hoạt động và cập nhật thông tin trên mạng xã hội, do đó bạn không thể hoàn toàn chỉ truyền tải thông điệp của mình thông qua Digital Marketing được.

Bài viết trên dựa được chọn lọc và nghiên cứu rất kỹ lưỡng để cung cấp cho bạn cách thức nâng cao kỹ năng Marketing của mình. Các kỹ năng Marketing hay Digital Marketing trên đóng vai trò rất quan trọng cho tất cả các chiến lược tiếp thị. Nếu bạn làm theo những cách trên, chắc chắn rằng sau 1 thời gian bạn sẽ nhận thấy hiệu quả từ nó, không chỉ là nâng cao kỹ năng Marketing của mình mà còn giúp doanh nghiệp của bạn thu hút khách hàng hơn.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn