Những khó khăn Marketer thường xuyên phải đối mặt là gì?

Các nhà Marketer luôn phải học hỏi, rút kinh nghiệm qua từng chiến dịch và giải quyết các khó khăn. Những thách thức trong toàn ngành rất cần lưu ý, giải quyết. Vậy những thách thức mà các Marketer thường xuyên phải đối mặt là gì? Cùng WeWin tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Gia tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng

Gia tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là mục tiêu quan trọng của các marketer. Theo khảo sát của Hubspot năm 2021, 27% marketer trong ngành tin rằng mục tiêu này sẽ là một thách thức trong những năm tới.

Khó khăn trong gia tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng
Khó khăn trong gia tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng

Khi nhắc đến việc xây dựng content có thể gia tăng đủ lượng truy cập và khách hàng tiềm năng, marketer nên tự hỏi bản thân: Bạn có thực sự tạo ra những nội dung có chất lượng cao khiến người dùng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm chưa? Bạn có biết đối tượng mục tiêu của mình muốn xem nội dung gì không?

Hiểu khán giả của bạn là chính là chìa khóa để gia tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng. Bạn nên tìm hiểu xem khán giả bạn có xu hướng yêu thích nội dung nào. 

Để đảm bảo bạn đang tạo ra nội dung phù hợp nhất với khán giả của mình, hãy theo dõi kĩ các chỉ số của doanh nghiệp mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ để theo dõi nội dung có hiệu quả tích cực với đối tượng mục tiêu.

2. Thu hút khách hàng mới

Theo Khoros, 2021, 86% dịch vụ khách hàng tốt sẽ khiến khách hàng quay trở lại với thương hiệu. Sử dụng content marketing sẽ giúp bạn tạo ra khách hàng tiềm năng nhưng đồng thời bạn cũng nên biết đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cách tiếp cận marketing kỹ thuật số và sáng tạo nội dung của mình với khách hàng. 

Khó khăn trong thu hút khách hàng mới của marketer
Khó khăn trong thu hút khách hàng mới của marketer

Về nội dung, hãy triển khai trên các kênh mà bạn biết đối tượng của mình sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận, tăng mức độ uy tín trong thương hiệu của bạn, đồng thời thu hút nhiều đối tượng hơn. Bạn có thể sử dụng các phần mềm Marketing và quản lý quan hệ với khách hàng (customer relationship management – CRM) để có thêm dữ liệu về khách hàng, biết được họ đang ở đâu và cách họ tìm hiểu về doanh nghiệp bạn.

3. Giữ chân khách hàng hiện tại

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thời gian sử dụng sản phẩm, dịch vụ trung bình của khách hàng chỉ là 0-12 tháng. Đây là một vấn đề lớn bởi khách hàng hiện tại khi tin tưởng sản phẩm, sẽ chi tiêu nhiều hơn và với tệp khách hàng này, doanh nghiệp sẽ bỏ ra chi phí thấp hơn những khách hàng mới. Vậy làm cách nào để bạn giữ chân khách hàng của mình?

Khách hàng hiện tại sẽ thử sản phẩm mới của doanh nghiệp và chi tiêu nhiều hơn khách hàng mới 
Khách hàng hiện tại sẽ thử sản phẩm mới của doanh nghiệp và chi tiêu nhiều hơn khách hàng mới

Bắt đầu với nội dung của bạn, bạn có thể hướng dẫn cho khách hàng hiện tại cách có thể giúp họ tận dụng tối đa các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Gửi các quà tặng và / hoặc khuyến mãi dành riêng cho từng cá nhân và dựa vào các sự kiện quan trọng như sinh nhật và ngày kỷ niệm của khách hàng làm lý do để gửi ưu đãi và tin nhắn.

Đừng ngại thay đổi cách tiếp cận của bạn với từng khách hàng theo thời gian. Hãy sáng tạo thêm các chiến lược để giữ chân khách hàng. Khi kế hoạch của họ thay đổi, thì kế hoạch của bạn cũng nên như vậy. 

Khảo sát của Gladly, 2018, cho biết 68% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ từ một thương hiệu được có đánh giá tốt từ xã hội. Vì vậy, hãy để lại ấn tượng tốt cho khách hàng và khiến họ quay trở lại với thương hiệu, bởi nó có thể giúp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, giúp bạn có thêm nhiều đánh giá, chia sẻ và lan tỏa mới về thương hiệu. 

Đạt công nhận và đánh giá tốt từ công chúng
Đạt công nhận và đánh giá tốt từ công chúng

Đạt được công nhận từ công chúng trong xã hội là một trong những chứng nhận mạnh mẽ nhất. Khách hàng mới có nhiều khả năng dùng thử sản phẩm của bạn hơn, nếu họ thấy những người khác khen ngợi nó. 

4. Quản lý thời gian

Sau khi gia tăng được lượng khách hàng mới, quản lý thời gian là thách thức phổ biến nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Theo số liệu của Development Academy, 2021, ít hơn 1 trong 5 người (khoảng 18%) có hệ thống quản lý thời gian phù hợp.

Khó khăn trong quản lý thời gian của marketer
Khó khăn trong quản lý thời gian của marketer

Khi nói đến digital marketing, có rất nhiều thứ phải giải quyết. Trong khi khối lượng công việc ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn, doanh nghiệp cần phải phân bổ thời gian hợp lý, luôn theo kịp tiến độ để đạt được hiệu quả cao trong Marketing nói riêng và các công việc khác của công ty nói chung.

Vậy làm sao để quản lý thời gian hiệu quả?

Làm sao để quản lý thời gian?
Làm sao để quản lý thời gian?
  • Đặt cho mình một giới hạn thời gian khi thực hiện một nhiệm vụ. Khi bạn vượt quá giới hạn thời gian đó, hãy dừng lại và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo trong danh sách của bạn, sau đó quay lại vào thời điểm sau.
  • Phân chia các dự án và ưu tiên các nhiệm vụ cấp bách hơn.

5. Hiểu các chỉ số của bạn

Là một marketer, công việc của bạn là xác định mục tiêu và đảm bảo rằng các kế hoạch thích hợp để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế nó lại khá phức tạp, đặc biệt nếu doanh nghiệp không đặt ra chỉ số đo lường hiệu suất công việc (KPI) để thành công trong hoạt động marketing.

Hãy nhớ rằng, các chỉ số như tăng trưởng lưu lượng truy cập organic và tỷ lệ nhấp chuột (Click-through rates) là rất quan trọng. Bạn cũng cần phải chỉ định một mục tiêu tài chính và đo lường ROI để đạt được lợi ích tối ưu từ mỗi chiến dịch.

Bên cạnh đó, hãy tuân theo các quy tắc sau khi xác định các chỉ số để theo dõi:

  • Giải thích các chỉ số cho người chủ chốt và khiến cho chúng dễ hiểu và dễ sử dụng.
  • Đảm bảo rằng các chỉ số này dễ sao chép.
  • Thu thập dữ liệu nội bộ và kết hợp chúng với các dữ liệu từ bên ngoài để các chỉ số cung cấp thông tin, insights chi tiết hữu ích, tác động đến doanh nghiệp.
Phân tích kỹ lưỡng về chiến dịch Marketing và các chỉ số
Phân tích kỹ lưỡng về chiến dịch Marketing và các chỉ số

Một phân tích kỹ lưỡng về chiến lược marketing và hiệu suất của nó sẽ giúp bạn tìm ra cơ hội marketing lớn nhất của mình nằm ở đâu. Bạn sẽ có thêm thời gian tập trung vào cải thiện các lĩnh vực cần chú ý nhất và từ đó, có thể thực hiện các chiến lược Marketing của mình hiệu quả hơn. Nếu bạn có thể tìm ra cách để giải quyết, khắc phục và giảm thiểu các thách thức trong ngành một cách hiệu quả, bạn có thể đi trước đối thủ một bước.

Trên đây là bài viết về những khó khăn marketer thường xuyên phải đối mặt. Hy vọng những chia sẻ trên đã đưa cho bạn thêm cái nhìn về những thách thức trong ngành, để từ đó khắc phục và cải thiện cho doanh nghiệp của mình. 

Tìm hiểu thêm: 

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn