7 thuật ngữ thường dùng trong trưng bày tại điểm bán

Ngày nay để thu hút được khách hàng tới cửa hàng của mình thì việc trang trí, bày biện sản phẩm lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Việc trưng bày tại điểm bán cũng được chia làm nhiều mục khác nhau và dưới đây sẽ là 7 thuật ngữ thường dùng mà bạn nên biết.

1. Tổng quan chung về tầm quan trọng của trưng bày tại điểm bán

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thật dễ dàng để nhìn thấy các siêu thị, cửa hàng đang đua nhau bày trí cửa hàng thật thu hút để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Việc trưng bày tại điểm bán hiện nay là một việc cần thiết để bạn và sản phẩm có thể tạo nên sự khác biệt giúp người tiêu dùng chú ý, tham khảo và mua hàng ngay lập tức. 

Với tầm quan trọng của việc trưng bày tại điểm bán, hiện nay đã có rất nhiều cách để các nhãn hàng trưng bày sản phẩm và dưới đây sẽ 7 cách thức cũng là 7 thuật ngữ thường dùng nhất trong lĩnh vực này mà bạn nên biết:

2. Visual Merchandising

Visual Merchandising
Visual Merchandising

Visual Merchandising hay còn được gọi là bài trí bán hàng dường như là một thuật ngữ khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên thuật ngữ này đã rất phổ biến ở các nước phương Tây nhiều năm nay. Nhắc đến khái niệm này, bạn có thể hiểu nôm na đó là một công việc làm về thiết kế nhằm tạo ra toàn bộ những hình ảnh mà khách hàng có thể nhìn thấy bằng mắt tại cửa hàng.

Visual Merchandising sẽ bao gồm tất cả các công việc từ thiết kế bảng hiệu, bố trí sàn nhà, trang trí nội thất, ánh sáng, kệ để hàng,…. Mục đích của việc làm này chính là tạo cho cửa hàng một hình ảnh tích cực, thu hút khách hàng đến và khiến họ phải tiêu tiền trong cửa hàng của bạn.

3. Window Display

Window Display
Window Display

Thuật ngữ này dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “cửa sổ hiển thị”, thuật ngữ này chỉ công việc sắp xếp hàng hoá tại mặt tiền cửa hàng nhằm lôi kéo sự chú ý của những khách hàng đang đi trên đường. 

Window display thường được các nhãn hàng lớn chú trọng đầu tư bằng cách họ sẽ lắp toàn bộ kính ở phía trước cửa hàng thay vì xây tường. Trong khung kính đó, họ sẽ trưng bày những con mannequin được ăn diện quần áo thật đẹp đẽ, bắt mắt để tạo sự chú ý cho khách hàng đi ngang qua. 

4. Store Display/ Retail Display/ Display

Store Display/ Retail Display
Store Display/ Retail Display

Với thuật ngữ này, chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt là “Màn hình hiển thị”. Khác với Wiindow Display là trưng bày ở mặt tiền cửa hàng thì Store Display có nghĩa là trang trí ở phía trong cửa hàng. Chẳng hạn bạn đã thu hút được khách hàng bằng Window Display nhưng khi vào bên trong cửa hàng sơ sài thì chắc chắn khách hàng sẽ chán nản và đi ra.

Ở thời điểm này thì bạn sẽ cần trang trí những kệ hàng nhỏ, tạo ra những quầy hàng nhỏ để tạo điểm nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng và công việc này chính là Store Display.

5. Signage

Signage
Signage

Khi đi vào siêu thị, chắc chắn bạn sẽ thấy phía trên mỗi khu vực đều có những biển chỉ dẫn, biển giới thiệu về từng khu vực phải không nào? Và đây Signage chính là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại biển báo có trong cửa hàng, đó có thể là biển chỉ dẫn khu vực, biển giới thiệu, biển báo giá hoặc biển khuyến mại,….

6. POSM

POSM
POSM

POSM là từ viết tắt của toàn bộ cụm từ Point of Sales Material, với thuật ngữ này bạn có thể hiểu đây là chỉ các vật dụng để thiết kế tại điểm bán. Các nhà quảng cáo sẽ sử dụng vật liệu để xây dựng các ấn phẩm để thu hút khách hàng tại điểm bán cụ thể. 

Sẽ có một số loại POSM mà chúng ta thường hay gặp đó chính là Booth bán hàng, Poster, Standee, Wobbler, Hanger,…

7. POP

POP
POP

POP được viết tắt bởi một cụm từ chính là Point of Purchase hay dịch ra nôm na chính là khu vực mua hàng, trưng bày tại các điểm bán lẻ. Những điểm bán hàng này sẽ được đặt ở những nơi rộng rãi để dễ dàng thu hút sự chú ý và kích thích sự tò mò khiến khách hàng tham gia, mua hàng. POP sẽ giúp quản lý các hoạt động bán lẻ tại rất nhiều cửa hàng.

8. Store Layout 

Store Layout 
Store Layout

Khác với những thuật ngữ trên đều chỉ một công việc hoặc địa điểm cụ thể thì thuật ngữ này chỉ một sơ đồ để bày trí cửa hàng. Bạn cứ tưởng tượng khi làm nhà bạn sẽ cần kiến trúc sư xây dựng các bản vẽ thiết kế để có thể biết phòng khách ở đâu, phòng ngủ ở đâu đúng không?

Vậy thì Store Layout cũng vậy, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung xem nên để mặt hàng này ở khu vực nào, mặt hàng kia ở đâu để khách hàng dễ dàng xem xét và tìm kiếm. Sơ đồ này là điều bắt buộc phải làm khi bạn muốn xây dựng và bài trí siêu thị bán lẻ.

9. Starbucks và chiến lược trưng bày tại điểm bán 

Vừa rồi bạn đã được tìm hiểu chi tiết về 7 thuật ngữ thường dùng trong trưng bày tại điểm bán. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về chiến lược trưng bày tại điểm bán của Starbucks xem họ đã làm thế nào để thu hút khách hàng nhé.

  • Đảm bảo khả năng hiển thị tối đa tại tất cả các cửa hàng

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy Starbucks dù là một quán cafe nhưng họ cũng bán các sản phẩm khác vậy nên ngoài việc chú trọng vào việc bán thức uống thì việc sắp xếp các ấn phẩm cũng được họ chú trọng.

Thông thường thì khu vực trưng bày sản phẩm luôn được nằm ở giữa để khi trò chuyện, thưởng thức cafe bạn vẫn luôn nhìn thấy được các sản phẩm và suy nghĩ tới việc mua chúng. Đây có là một chiến lược hết sức hữu hiệu của Starbucks để tăng doanh số bán sản phẩm thương hiệu bên cạnh doanh số bán đồ uống.

  • Tận dụng tối đa không gian để trưng bày

Ngoài việc bán hàng tại chỗ thì các sản phẩm đóng gói của Starbucks cũng chính là một mảng không thể bỏ qua của họ. Và với chiến dịch năm 2018, họ đã bắt tay với Nestlé để tạo nên một chiến dịch POSM ở tất cả các hệ thống cửa hàng tạp hoá tại khu vực Bắc Âu. Họ tận dụng tối đa không gian để trưng bày POSM ở những vị trí nổi bật nhất tại cửa hàng. 

Và với chiến lược đúng đắn, họ đã chiếm một thị phần đáng kể tại các quốc gia Bắc Âu vào thời điểm đó.

Starbucks và chiến lược trưng bày tại điểm bán 
Starbucks và chiến lược trưng bày tại điểm bán
  • Nghệ thuật thu hút bằng ánh đèn

Ngoài hai chiến lược trên thì các cửa hàng của Starbucks đều được trang trí một cách thông minh bằng việc sử dụng ánh đèn. Họ chỉ bố trí ánh sáng rực rõ ở quầy thanh toán và kệ sản phẩm. Việc chiếu sáng này được mang hai ẩn ý chính là muốn khách hàng tập trung và quầy kệ chính và dẫn họ đến với hướng mà Starbucks muốn họ nhìn. Đây được coi là nghệ thuật cực kỳ độc đáo trong việc thu hút khách hàng của thương hiệu cafe đình đám này.

Trên đây là những thông tin về toàn bộ 7 thuật ngữ thường dùng trong việc trưng bày tại điểm bán cũng như case study cực kỳ cụ thể của Starbucks để bạn hiểu được nghệ thuật trưng bày có tác động to lớn thế nào tới việc bán hàng. Hãy lưu lại và áp dụng ngay cho cửa hàng của mình để nhanh chóng gia tăng doanh số nhé!

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn