Top 12 quảng cáo gây phản cảm trên thế giới

Quảng cáo giống như việc bạn ném phi tiêu trong bóng tối. Là chủ sở hữu doanh nghiệp, bạn không chắc nó sẽ hạ cánh ở đâu và liệu nó có mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích nào hay không. Đó là lý do tại sao bạn phải cực kỳ cẩn thận trong việc sáng tạo nội dung quảng cáo. Dưới đây là 12 trong số những quảng cáo gây phản cảm nhất mọi thời đại và những bài học mà bạn có thể học được từ chúng.

1. PETA – “Save the whales”

Quảng cáo gây phản cảm của Peta
Quảng cáo gây phản cảm của Peta

Billboard quảng cáo này của tổ chức bảo vệ quyền động vật PETA là một ví dụ điển hình cho một mẫu quảng cáo phản cảm. Mẫu quảng cáo này xuất hiện tại Floria năm 2009, nó được in trên một loạt các biển quảng cáo. Mọi người đã rất tức giận vì hình ảnh như kiểu đang body shaming những người thừa cân, vì vậy sau đó nó đã được gỡ bỏ.

Bài học rút ra: Hãy cẩn thận với các hình ảnh mang tính xúc phạm.

2. Mr. Clean – “Mother’s Day”

Quảng cáo gây phản cảm của Mr.Clean
Quảng cáo gây phản cảm của Mr.Clean

Đây là những mẫu quảng cáo xuất hiện từ năm 2011, có ẩn ý rằng công việc thực sự của một người phụ nữ là dọn dẹp nhà cửa. Chúng không chỉ được phát hành trên báo in mà còn xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông mạng xã hội và đã gây ra nhiều phản ứng phẫn nộ, đặc biệt là giới trẻ.

Bài học rút ra: Đừng khuôn mẫu và áp đặt, bởi lẽ quảng cáo là giành cho mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính và tất nhiên họ cần được tôn trọng như nhau.

3. Dove – “Before & After”

Quảng cáo gây phản cảm của Dove
Quảng cáo gây phản cảm của Dove

Đây là một quảng cáo thể hiện sự phân biệt đối xử, khi Dove đã truyền tải thông điệp một cách thiếu sự khéo léo đem lại cho người xem cảm giác như họ đang phân biệt màu da. Thật không may, thương hiệu mỹ phẩm này lại mắc phải sai lầm tương tự vào năm 2017 với một đoạn quảng cáo cho thấy một phụ nữ Mỹ gốc Phi biến thành người da trắng.

Bài học rút ra: Hãy đặt mình vào cảm giác của mọi người. Ngay cả khi bạn không có ý xấu, mọi quảng cáo bị hiểu sai vẫn là lỗi của bạn. Hãy suy nghĩ về quảng cáo của bạn từ mọi góc độ trước khi phát hành nó trước công chúng.

4. Burger King – “BK Super Seven Incher”

Quảng cáo gây phản cảm của Burger King
Quảng cáo gây phản cảm của Burger King

Nhiều người nhận xét rằng Burger King đã đưa “bán dâm” lên một tầm cao mới với hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm BK Super Seven Incher của họ. Người mẫu trong quảng cáo hoàn toàn không biết hình ảnh của mình sẽ được sử dụng theo cách này vì thế cô đã kêu gọi tẩy chay sau khi quảng cáo được phát sóng.

Bài học rút ra: Cẩn trọng trong việc sử dụng những ngôn từ liên quan đến tình dục bởi nó vô cùng nhạy cảm và thậm chí là xúc phạm đến một người nào đó.

5. Hacienda – “Better Kool-Aid”

Quảng cáo gây phản cảm của Hacienda
Quảng cáo gây phản cảm của Hacienda

Hacienda – một công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản đã phát hành những quảng cáo ám chỉ đến vụ tự sát hàng loạt diễn ra ở Jonestown năm 1978. Theo Ad Week, bảng quảng cáo chỉ tồn tại được hai tuần ở Indiana sau đó đã được gỡ bỏ hoàn toàn.

Bài học rút ra: Nên tham khảo nhiều tài liệu trước khi thực hiện nội dung quảng cáo để tránh việc khơi gợi lại những sự việc không hay đã từng xảy ra. Các chủ đề nhạy cảm và những trò đùa hoàn toàn không có tác dụng xây dựng thương hiệu của bạn và nó sẽ chỉ dẫn đến các vấn đề khó giải quyết mà thôi.

6. Antonio Federici – “Submit to Temptation” 

Quảng cáo gây phản cảm của Antonio Federici
Quảng cáo gây phản cảm của Antonio Federici

Năm 2010, thương hiệu sản xuất kem Antonio Federici đã chạy một quảng cáo xuất hiện một hình ảnh một nữ tu đang mang thai. Họ đã sai lầm khi kết hợp biển quảng cáo vừa mang yếu tố tình dục và vừa chứa yếu tố tôn giáo trong đó. Đây là điều rất khó chấp nhận vì vấn đề tôn giáo là vấn đề luôn phải cẩn thận tôn trọng. Thực tế đã có rất nhiều quảng cáo thất bại và gây ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu vì nó liên quan đến các tôn giáo, ví dụ như:

  • Vim Cream’s – “Mother in Prison”
  • Hyundai – “Pipe Job”
  • Axe – “Mom’s a Lady of the Night”
  • Snickers – “Do Something Manly”

Bài học rút ra: Đừng bao giờ đưa yếu tố tôn giáo vào bất kỳ một mẫu quảng cáo nào.

7. Bacardi – “An Ugly Girlfriend”

Quảng cáo gây phản cảm của Bacardi
Quảng cáo gây phản cảm của Bacardi

Bacardi muốn thu hút khách hàng nữ bằng quảng cáo mẫu quảng cáo dưới đây. Tuy nhiên nó hoàn toàn gây khó chịu cho người xem bởi hình ảnh và nội dung body shaming. Sau khi phát hành, phản ứng dữ dội đối với nhãn hàng Bacardi là rất lớn, và cuối cùng họ đã phải gỡ bỏ quảng cáo.

Bài học rút ra: Đừng phán xét hay chê bai, đối khi điều đó có ý hài hước nhưng chỉ với bạn mà thôi.

8. Pretzel Crisps – “Too Thin”

Quảng cáo gây phản cảm của Pretzel Crisps
Quảng cáo gây phản cảm của Pretzel Crisps

Pretzel Crisps – một hãng bánh quy nổi tiếng đã không suy nghĩ thấu đáo khi họ chạy quảng cáo năm 2010 ở Thành phố New York. Họ đang nói về bánh quy với ý nghĩa miêu tả độ giòn của bánh, nhưng thông điệp này mang lại cảm giác cá nhân, đặc biệt là với từ “you” trong câu. Vì thế người xem sẽ có cảm giác như đang bị xúc phạm.

Bài học rút ra: Chỉ nên dùng những từ ngữ tích cực để mô tả và truyền tải thông điệp quảng cáo. Quảng cáo không chỉ tạo ra doanh thu và tăng lưu lượng truy cập đến cửa hàng của bạn. Nó còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp đến tất cả mọi người, chính vì thế hãy dùng luôn sử dụng những từ ngữ tích cực để đem lại cảm xúc vui vẻ, thoải mái công chúng.

9. Renault – “The ‘N’ Word”

Quảng cáo gây phản cảm của Renault
Quảng cáo gây phản cảm của Renault

Vào năm 2007 , Renault – một công ty xe ôtô nghĩ rằng chữ “N word” khi viết tắt như vậy sẽ có nghĩa là “November”. Mặc dù có thể là đúng, nhưng họ đã quên tìm hiểu về nó trên google. Bởi lẽ “N word” trong tiếng Anh là một thuật ngữ cực kỳ gây khó chịu, nó ám chỉ người da đen với một nghĩa hoàn toàn tiêu cực và mang tính xúc phạm, khinh miệt. Ngay sau đó, đã có rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ đối với mẫu quảng cáo này, và đó cũng là một điều dễ hiểu thôi.

Bài học rút ra: Nếu một từ, cụm từ hoặc ý tưởng đã gây khó chịu, bạn không thể thay đổi ý nghĩa của nó được. Vì thế phải nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định có nên sử dụng nó hay không.

10. Nike – “Colin Kaepernick”

Quảng cáo gây phản cảm của Nike
Quảng cáo gây phản cảm của Nike

Có vẻ lạ khi quảng cáo này nằm trong danh sách các quảng cáo gây khó chịu, tuy nó không quá xúc phạm nhưng nó lại liên quan đến hình ảnh của thương hiệu. 

Colin Kaepernick – người đại diện cho thương hiệu Nike lúc bấy giờ, anh ta là người đứng sau cuộc biểu tình “take a knee” đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong Liên đoàn bóng đá quốc gia. Trong khi các cầu thủ bóng đá đã phản đối sự tàn bạo của cảnh sát, hành động của anh ta là một viên thuốc khó nuốt đối với người hâm mộ. Kết quả là cổ phiếu của Nike đã giảm 2,5% sau khi quảng cáo được phát sóng vào năm 2018.

Bài học rút ra: Thương hiệu của bạn nên có tiếng nói riêng cho mình, tuy nhiên bạn không nên đứng về phía những chủ đề bị chia phe nhiều. Đừng sử dụng một vấn đề về xã hội để tạo ra lợi nhuận.

11. Reebok – “Cheat on your girlfriend”

Quảng cáo gây phản cảm của Reebok
Quảng cáo gây phản cảm của Reebok

Ngay từ tiêu đề “lừa dối bạn gái của bạn” chắc hẳn bạn cũng cảm thấy nó khó hiểu và khá nhạy cảm rồi đúng không?

Reebok hoàn toàn không có lợi gì khi họ chạy quảng cáo này vào năm 2012. Nhiều người tiêu dùng đã phàn nàn và bày tỏ sự khó chịu về thông điệp mà Reebok đang muốn gửi cho họ, và kết quả là thương hiệu thể thao này buộc phải gỡ quảng cáo xuống hết.

Bài học rút ra: Khi thực hiện thông điệp, nếu muốn gửi gắm một lời khuyên nào hãy chắc rằng nó hữu ích. Đừng để nó có nghĩa như đang khuyến khích mọi người nói dối hay là gian lận.

12. Flora – “Uhh, Dad I’m Gay” (Ừ, bố tôi là người đồng tính)

Quảng cáo gây phản cảm của Flora
Quảng cáo gây phản cảm của Flora

Quảng cáo này được chạy ở Nam Phi và nhằm mục đích quảng bá cho thương hiệu bơ thực vật có tên Flora. Thông điệp là các ông bố cần có một trái tim mạnh mẽ để đối phó với việc con trai hoặc con gái của họ sắp “cơm out”. Các thành viên của cộng đồng LGBQT đã thực sự bị tổn thương bởi chiến dịch quảng cáo xúc phạm này. Chính vì thế nó đáng được phê phán và gỡ bỏ.

Bài học rút ra: Hãy suy nghĩ thoáng lên. Mọi người từ nhiều nhóm với đặc điểm nhân khẩu học khác nhau sẽ xem quảng cáo của bạn. Đừng xa lánh bất kỳ nhóm nào. 

13. Kết luận

Từ 12 quảng cáo trên, chúng ta có 3 bài học chính cần ghi nhớ khi thực hiện sáng tạo các mẫu quảng cáo để tránh những sự việc không may sẽ đến với thương hiệu bạn:

  • Hình ảnh mạnh mẽ sẽ gợi lên phản ứng mạnh mẽ.
  • Khuôn mẫu không được có chỗ trong quảng cáo của bạn.
  • Lựa chọn ngôn ngữ kém có thể gửi sai thông điệp.

Tìm hiểu thêm từ WeWin:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn