Làm trong ngành Digital Marketing nói riêng và ngành Marketing nói chung, bạn không thể bỏ qua Viral Marketing. Đây là một hình thức marketing quan trọng trong thời đại 4.0. Dưới đây là những gì bạn cần biết về Viral Marketing.
1. Thử thách thùng nước đá ALS
Chắc hẳn nhiều người còn nhớ đến thử thách thùng nước đá ALS – ice bucket challenge mang tính biểu tượng vào năm 2014? Trên thực tế, đó là xu hướng / hashtag nổi tiếng nhất trên Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác vào thời điểm đó. Nhưng, chính xác thì thử thách xô nước đá là gì? Làm thế nào mà nó lại lan truyền đến vậy? Điều này liệu chỉ phụ thuộc vào yếu tố may mắn hay còn nguyên nhân nào khác?
Thử thách dội xô nước đá là một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), đồng thời vận động gây quỹ cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Chiến dịch đã lan truyền rộng rãi đến mức được 17 triệu người trên khắp thế giới thực hiện. Quan trọng nhất, chiến dịch đã thu về 115 triệu đô la chỉ trong 8 tuần.
Loại hình chiến dịch quảng bá này được gọi là viral marketing – “tiếp thị lan truyền” và. Đây là các chiến dịch tiếp thị được lập kế hoạch đầy đủ để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu xem viral marketing là gì, ưu nhược điểm của nó cũng như cách để phát triển một chiến dịch viral marketing hiệu quả cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
2. Viral Marketing là gì?
Viral marketing là một chiến lược tiếp thị, trong đó một thương hiệu cố gắng quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua việc truyền bá thông tin một cách nhanh chóng. Về cơ bản, ý tưởng của viral marketing xoay quanh việc nhắc nhở người dùng tự chia sẻ nội dung / thông điệp nào đó. Một thương hiệu có thể truyền bá thông điệp qua email, truyền miệng hoặc thông qua mạng xã hội. Một điều rất quan trọng là sự lan truyền của viral marketing có thể diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Khi nhắc đến viral marketing qua internet, có thể khẳng định rằng phương tiện truyền thông xã hội là trung tâm của loại hình này. Ngày nay, các video có nội dung hài hước, tình cảm, tổng hợp thông tin,… là cách tốt nhất để giúp mọi thông điệp, nội dung được lan truyền trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, v.v.
Đầu tiên, hãy nói về các đặc điểm của viral marketing.
3. Đặc điểm của Viral Marketing
Như đã đề cập trước đó, tính viral (lan truyền) có thể là ngẫu nhiên hoặc có chủ ý. Bất kỳ thông điệp thương hiệu nào cũng có thể vô tình được lan truyền, hoặc thương hiệu có thể thực hiện một chiến dịch tiếp thị thích hợp để làm cho thông điệp của mình được nhiều người biết đến.
Nhìn chung, có ba yếu tố cốt lõi trong mọi chiến lược viral marketing và nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào trong số đó, chiến dịch của bạn sẽ không được diễn ra như ý muốn.
- Thông điệp:
Thông điệp có thể chứa bất kỳ loại nội dung nào liên quan đến thương hiệu. Ví dụ: video, hình ảnh, podcast, meme, gif hoặc bất kỳ thứ gì có thể chia sẻ được.
- Người đưa tin:
Mỗi người sử dụng và chia sẻ thông điệp đều là một “sứ giả truyền tin”. Người đưa tin có thể là khách hàng của bạn, những đối tượng tiềm năng hoặc thậm chí là những người có thể không thuộc đối tượng mục tiêu của bạn.
- Nền tảng truyền tin:
Nền tảng truyền tin bao gồm mọi nơi mà thông điệp được sử dụng và chia sẻ. Đó có thể là các nền tảng truyền thông xã hội, người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng, thái độ của người dùng,…
4. Viral Marketing hoạt động như thế nào?
Đầu tiên, cần phải hiểu rằng viral marketing hoạt động theo một cách hoàn toàn khác so với những chiến dịch truyền thống. Sẽ không có khách hàng hoặc đối tượng mục tiêu cụ thể trong viral marketing. Ví dụ: trong thử thách xô đá ALS, hoàn toàn không có đối tượng mục tiêu nào cụ thể hay được xác định trước. Tuy nhiên, một thương hiệu có thể chọn đối tượng mục tiêu tùy thuộc vào mục đích chiến dịch của mình.
Hơn nữa, trong viral marketing, người dùng và khách hàng đóng vai trò là phương tiện quảng cáo. Thậm chí, ngay cả một người không phải là khách hàng sử dụng sản phẩm cũng có thể đóng vai trò là phương tiện quảng cáo của bạn.
- Quá trình tạo ra sự lan tỏa
Nhóm Marketer của một thương hiệu sẽ tạo ra một thông điệp dưới dạng video, tweet, hình ảnh, podcast hoặc bất kỳ hình thức nào có thể chia sẻ được. Thương hiệu có thể trực tiếp chia sẻ nó trên các nền tảng truyền thông xã hội hoặc có thể sử dụng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Người dùng sẽ nhận được tin nhắn, sau đó chia sẻ nội dung với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những người mà họ tiếp xúc cùng. Điều này sẽ tạo thành một chuỗi giống như hiệu ứng domino và nội dung tiếp tục được lan truyền ngày càng rộng rãi.
Tất cả những người tham gia vào quá trình này đều đóng hai vai trò cùng một lúc, đó là:
- Người nhận thụ động (qua tin nhắn)
- Người quảng bá tích cực (quảng bá hoặc chia sẻ thông điệp)
Ngoài các nền tảng truyền thông xã hội quen thuộc, các thương hiệu có thể sử dụng các kênh khác cho các chiến dịch viral marketing như: blog, cộng đồng, diễn đàn, email, dịch vụ nhắn tin,…
Tham khảo tiếp phần 2 để biết được: Ưu nhược điểm, case study và cách thức thực hiện một chiến dịch Viral Marketing
Tham khảo tiếp phần 2 về Viral Marketing tại đây:
Viral Marketing là gì? Những điều bạn cần biết về Viral Marketing (Phần 2)
Tham khảo các bài viết khác tại WeWin Media: