25 ý tưởng quảng cáo sáng tạo Marketer nên biết (Phần 1)

Nếu như bạn chưa biết bắt đầu thiết kế một ấn phẩm quảng cáo như thế nào, thì bài viết này sinh ra để dành cho bạn. Sau đây là danh sách 25 ý tưởng quảng cáo ấn tượng và độc đáo để bạn học hỏi và tạo ra những tác phẩm quảng cáo tuyệt vời.

1. Áp dụng tâm lý học màu sắc

Trong các ấn phẩm quảng cáo, việc áp dụng kỹ thuật tâm lý học màu sắc dễ dàng tạo ấn tượng với người xem, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây hiểu lầm. Ví dụ, khi sử dụng một tông màu hơi khác đi thì có thể truyền tải sai thông điệp hoặc cảm xúc mà thương hiệu muốn đem tới cho công chúng.

Màu sắc hiện diện ở mọi nơi từ nền, hình ảnh, phông chữ, các điểm nhấn hình ảnh và các thành phần của thương hiệu. Đó là lý do tại sao chúng ta phải kết hợp màu sắc thật hài hòa và đặc biệt để nó không bị nhạt nhòa trong tâm trí người xem.

Quảng cáo sáng tạo dựa trên cách phối màu độc đáo để truyền tải thông điệp mà không cần đến một văn bản quá dài dòng và lê thê. Đơn giản như sử dụng màu đậm cho phần nút call to action (kêu gọi hành động) sẽ làm người xem có cảm giác muốn click vào và liên hệ với bạn ngay.

Trong một vài trường hợp, màu sắc trong thương hiệu quan trọng đến mức khi nói về màu đó, lập tức khách hàng mường tượng đến ngay thương hiệu gắn liền với màu đó, chẳng hạn như màu đỏ Coca-Cola hay màu xanh của thương hiệu Tiffany.

Ý tưởng quảng cáo - Áp dụng tâm lý học màu sắc
Áp dụng tâm lý học màu sắc

2. Bố cục cân bằng

Cũng giống như việc sử dụng tâm lý học màu sắc, bố cục trong quảng cáo là điều rất quan trọng để quảng cáo thu hút thị giác của nhiều người.

Bố cục là cách tổ chức, sắp xếp các phần để tạo thành tác phẩm hoàn chỉnh. Bố cục có thể có nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu sáng tạo, từ việc lôi kéo tầm mắt người xem đến một điểm cụ thể nào đó trên ấn phẩm quảng cáo hay tạo luồng hình ảnh từ trên xuống dưới.

Hiện nay, có rất nhiều cách để thiết lập bố cục cân đối, tuy nhiên ở đây chúng tôi đề xuất sử dụng bố cục theo nguyên tắc Gestalt. Cụ thể, nó bao gồm các quy tắc trực quan cần có như đơn giản, đồng bộ và liên kết.

Ví dụ như trong hình ảnh quảng cáo dưới đây, người mẹ ở bên trái trong khi mặt trời chiếu vào người mẹ từ bên phải. Còn thông điệp văn bản được đặt bên dưới để tạo cảm giác quan trọng, khiến người xem muốn đọc và hiểu nó. Quảng cáo này đã sử dụng các kỹ thuật bố cục như quy tắc một phần ba, tiêu điểm và đường dẫn trực quan.

Ý tưởng quảng cáo - Bố cục cân bằng
Bố cục cân bằng

3. Quy tắc ⅓ và quy tắc vàng

Ngoài nguyên tắc Gestalt, có hai kỹ thuật khác được các nhà thiết kế thường xuyên sử dụng để tạo ra các quảng cáo hình ảnh cân bằng. Đó là nguyên tắc ⅓ và nguyên tắc vàng (tức là cân bằng, ở giữa, không để nhiều quá hoặc ít quá).

Quy tắc một phần ba và quy tắc vàng giúp các nhà thiết kế đặt các yếu tố trên không gian theo một cách hấp dẫn về mặt thị giác.

Quy tắc ⅓ phân tách hình ảnh thành sáu hình chữ nhật bằng nhau – hai hàng và ba cột. Bằng cách đặt các yếu tố quan trọng tại các điểm giao nhau của các hình chữ nhật, bố cục cũng sẽ chặt chẽ và dễ thu hút ảnh hình hơn. Ví dụ như sau:

Ý tưởng quảng cáo - Quy tắc ⅓
Quy tắc ⅓

Tương tự như quy tắc ⅓, quy tắc vàng được sử dụng để định hướng vị trí của các yếu tố trên một bức ảnh theo cách hài hòa nhất có thể. Ví dụ như sau:

Ý tưởng quảng cáo - Quy tắc vàng
Quy tắc vàng

4. Tiêu điểm

Xác định tiêu điểm của khung hình cũng quan trọng như việc lựa chọn màu sắc và kiểu chữ. Người xem cần phải có một nơi trọng tâm để nhìn vào khi họ tiếp thu thông điệp của quảng cáo.

Hiện nay có một số cách khác nhau để nhắm đúng được tiêu điểm. Như đã đề cập trên, trong số đó có quy tắc một phần ba và quy tắc vàng, đây là hai công cụ hữu ích giúp tạo điểm nhấn trong quảng cáo.

Một số kỹ thuật khác để xác định tiêu điểm:

  • Chọc lọc các nét: Giữ cho tiêu điểm được lấy nét và hậu cảnh mờ hoặc ngược lại.
  • Phơi sáng: Thao tác chỉnh các vùng tối và sáng trong ảnh để làm nổi bật tiêu điểm.
  • Nguồn sáng: Chỉ chiếu sáng tiêu điểm.

Khi có hai tiêu điểm, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc Gestalt để đạt được sự cân bằng. Dưới đây là các ví dụ quảng cáo về việc lấy nét tiêu điểm một cách chuẩn xác:

Tiêu điểm
Tiêu điểm

5. Đường dẫn trực quan (Visual Path)

Giống như tiêu điểm, đường dẫn trực quan là một kỹ thuật đưa ánh nhìn của người xem đến một phần tử cụ thể. Trong trường hợp này, nó đưa người xem vào một hành trình xuyên suốt nội dung.

Khi ai đó xem bất kỳ loại hình ảnh trực quan nào, có thể là quảng cáo, một hình ảnh nằm trang tạp chí, trang web hoặc trang đích, họ sẽ đi theo đường dẫn trực quan có trên đó.

Các đường dẫn trực quan có hai hình dạng đáng chú ý. Đầu tiên là hình chữ Z, trong đó ánh nhìn bắt đầu từ trên cùng bên trái, di chuyển về phía bên phải, sau đó quay lại trái và xuống theo đường chéo trước khi di chuyển qua bên phải một lần nữa.

Hình dạng trực quan thứ hai là chữ F. Chữ F tương tự như chữ Z, nhưng thay vì quay lại bên trái theo đường chéo xuống, nó đi theo một đường giống như cách bạn đọc một đoạn văn bản.

Ví dụ như trang đích bên dưới hiển thị cách hoạt động của đường dẫn trực quan Z. Đôi mắt của người xem sẽ di chuyển từ tiêu đề đến khuôn mặt của người đàn ông (lưu ý ngôn ngữ cơ thể ở đây), trở lại nút và sau đó vào mô hình điện thoại di động.

Đường dẫn trực quan
Đường dẫn trực quan

Ví dụ về đường dẫn trực quan hình chữ F:

Đường dẫn trực quan hình chữ F
Đường dẫn trực quan hình chữ F

6. Sử dụng kiểu chữ

Một kỹ thuật quan trọng khác là sử dụng kiểu chữ, hầu hết nội dung quảng cáo đều cần kiểu chữ phù hợp.

Sự cân bằng giữa hình ảnh và hình thức là rất quan trọng, kiểu chữ hay thường được gọi là phông chữ, luôn mang mục đích kép – để miêu tả thông điệp bằng lời, đồng thời tạo ra sức hấp dẫn tới thị giác người xem.

Sử dụng nhiều font chữ có thể tạo ra sự kết hợp hài hòa cho quảng cáo, cũng có thể khiến người xem rối mắt và không thể nắm bắt được thông tin chính yếu. Vì vậy, khi sử dụng các font chữ, bạn cần nắm rõ một số quy tắc cơ bản về phân cấp thông tin, phân bổ kiểu chữ phù hợp.

Trong một số trường hợp, ví dụ như quảng cáo Facebook, số lượng từ được sử dụng rất quan trọng, thuật toán Facebook chỉ chấp nhận một tỷ lệ văn bản trên hình ảnh nhất định trong các chiến dịch quảng cáo.

Tuy nhiên, trong quảng cáo truyền thống, kiểu chữ có thể được sử dụng làm yếu tố chính. Lấy ví dụ về quảng cáo Cadbury này, so sánh cỡ chữ rất to với hình ảnh sản phẩm họ đang bán thì rất nhỏ.

Sử dụng kiểu chữ
Sử dụng kiểu chữ

7. Sự lặp lại

Kỹ thuật lặp lại là một trong những kỹ thuật quảng cáo liên quan đến chiến lược Marketing. Sự lặp lại ở đây được áp dụng cho một vài khía cạnh khác nhau của quảng cáo trực quan.

Để hiểu hơn về kỹ thuật này, chúng tôi sẽ liệt kê một số cách mà bạn có thể sử dụng nó:

  • Phát quảng cáo trên TV nhiều lần trong ngày trên nhiều kênh khác nhau.
  • Đăng tải cùng một quảng cáo trên một số tạp chí cùng trong thị trường ngách của doanh nghiệp bạn.
  • Đặt billboard ở nhiều tuyến đường trong cùng 1 thành phố.
  • Tạo quảng cáo kỹ thuật số và gửi chúng đến quảng cáo của Google hoặc các phương tiện truyền thông như Mediavine.
  • Tạo và phân phối một số lượng lớn hàng hóa có in nội dung về thương hiệu của bạn.
  • Tạo các phiên bản khác nhau của cùng một quảng cáo với các ký tự, vị trí nội dung khác nhau, v.v.
  • Tăng số lần quảng cáo Facebook xuất hiện.

Kỹ thuật lặp lại phù hợp cho các sản phẩm mới hoặc chiến dịch mới để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Ban đầu, bạn nên sử dụng sự lặp lại để người xem quen mắt và ghi nhớ về thương hiệu của bạn, sau đó có thể giảm bớt để tránh gây nhàm chán và phiền phức cho khách hàng của bạn. Lưu ý rằng việc lặp lại quá nhiều có thể gây tác động tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu bạn.

Quảng cáo cho Renault dưới đây cho thấy bốn đồ họa lặp lại cùng một thông điệp và hình ảnh tương tự nhưng nó có nhiều hình dạng khác để tận dụng kỹ thuật quảng cáo này.

Sự lặp lại
Sự lặp lại

8. Ngôn ngữ cơ thể (body language)

Hiện nay, trong cả video và đồ họa tĩnh, ngôn ngữ cơ thể của con người là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần thành công cho một ấn phẩm quảng cáo.

Sự tự tin, khả năng học hỏi, thành công và nhiều tình cảm khác có thể được hình dung thông qua ngôn ngữ cơ thể của một người.

Ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ không lời mà một người truyền tải thông qua cách họ đứng, ngồi, cười và di chuyển. Cho dù người trong hình ảnh là người mẫu, diễn viên, một chuyên gia nổi tiếng, một người bình thường hay thậm chí là một nhân vật hoạt hình – cách họ di chuyển hay đi đứng là rất quan trọng.

Các bước để đạt được ngôn ngữ cơ thể chính xác trong một quảng cáo phải được lên kế hoạch trước khi nó được thiết kế trong hình ảnh hay được vẽ storyboard. Đầu tiên, giám đốc sáng tạo cần làm việc với khách hàng để xác định thông điệp chính xác mà nội dung quảng cáo muốn mang lại để dễ hơn trong việc xác định được ngôn ngữ cơ thể phải như thế nào mới phù hợp.

Bước tiếp theo là thực hiện một cuộc gọi casting để tìm người mẫu có ngôn ngữ cơ thể tốt nhất mà khách hàng đang tìm kiếm. Trong khi chụp, diễn viên hoặc người mẫu được chỉ dẫn cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

Quảng cáo dưới đây của McDonald chỉ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền tải thông điệp về dịch vụ 24 giờ của họ, tuy nhiên nó đã tạo ra một quảng cáo hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngáp dài.

Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể

9. Ánh nhìn trực tiếp

Tiếp tục từ ngôn ngữ cơ thể, đây một kỹ thuật quảng cáo khác mà chúng ta thấy liên quan nhiều đến mắt. Ánh mắt trực tiếp là khi ai đó nhìn thẳng vào mắt bạn mà không nhìn đi chỗ khác, nó thể hiện sự tập trung, nét lôi cuốn và thu hút nhiều người xem hơn.

Kỹ thuật này được ứng dụng từ phương pháp thôi miên. Tên chính thức của nó là “kỹ thuật cảm ứng ánh nhìn”, có nghĩa là làm cho mọi người cảm nhận được mọi thứ chỉ qua ánh mắt. Đây thật sự là một kỹ thuật quảng cáo hiệu quả cao!

Người ta thường thấy kỹ thuật cảm ứng ánh nhìn này được sử dụng trong các quảng cáo tạp chí cho đồng hồ đeo tay và nước hoa. Những nhân vật trong đó thường là những người nổi tiếng, đặc biệt là những người mà người tiêu dùng cho là rất đẹp trai, xinh gái hoặc đáng để ngưỡng mộ.

Ví dụ, hãy xem ánh mắt của anh chàng này trong một quảng cáo nước hoa Gucci.

Ý tưởng quảng cáo - Ánh nhìn trực tiếp
Ánh nhìn trực tiếp

10. Ánh nhìn ¾

Một kỹ thuật khác liên quan đến con người nữa đó chính là kỹ thuật ánh nhìn ba phần tư. Cụ thể, ở kỹ thuật này ánh mắt có thể được sử dụng theo bất kỳ hướng nào, vào trong hoặc ra ngoài. Hướng đi phụ thuộc vào thông điệp cần phải là gì.

Kỹ thuật này rất phổ biến trong video. Ánh nhìn ba phần tư hướng về phía trước phù hợp hơn với hình ảnh tĩnh muốn truyền tải cảm giác thú vị và ẩn ý. Để dễ hiểu hơn về kỹ thuật quảng cáo này, bạn hãy quan sát ví dụ sau từ Dolce and Gabbana dưới đây, thương hiệu này đã sử dụng một chiếc gương để thu được ba phần tư ánh nhìn của người mẫu, tạo phong cách sexy, quyến rũ.

Ý tưởng quảng cáo - Ánh nhìn ¾
Ánh nhìn ¾

Hay như ví dụ biển quảng cáo Toy Story 3 của Buzz Lightyear.

Ý tưởng quảng cáo - Biển quảng cáo Toy Story 3 của Buzz Lightyear
Biển quảng cáo Toy Story 3 của Buzz Lightyear

11. Quan điểm

Kỹ thuật quảng cáo này là một cách để thể hiện một hành động như thể người xem đang làm hoặc trải nghiệm thực tế một điều gì đó. Đây là một kỹ thuật phổ biến và chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo video.

Cụ thể, máy ảnh có thể được gắn vào thiết bị SteadyCam ngang tầm mắt – hoặc ở rất gần thiết bị – điều này làm cho video được quay có cảm giác tự nhiên và giống như người xem đang ở ngay trong cảnh quay đó.

Hay như Camera GoPro gắn vào mũ bảo hiểm trong các môn thể thao mạo hiểm là một cách phổ biến khác để sử dụng kỹ thuật này. Đoạn phim sau đó được sử dụng để quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các video dài hơn nhằm truyền cảm hứng cho người xem, tạo cảm giác chân thật và hấp dẫn.

12. Đằng sau hậu trường

Một cách tốt để tiếp cận khách hàng của bạn là cho họ thấy cách hoạt động của bên trong công ty bạn. Thông qua mạng xã hội, một thương hiệu có thể hiện cho người dùng và những người theo dõi của thương hiệu đó thấy được những hình ảnh và video hậu trường quá trình sáng tạo ra các sản phẩm mới của mình.

Đây có thể là những bức ảnh chụp các thành viên trong một nhóm làm việc tại văn phòng hoặc một chuyến tham quan bằng video nơi mọi người đang tạo ra những sản phẩm mà khách hàng yêu thích. Hậu trường cũng là một kỹ thuật quảng cáo trực quan rất hữu ích để khiến người dùng cảm thấy được kết nối với thương hiệu nhiều hơn để đạt đến sự tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

Một ý tưởng hậu trường tuyệt vời khác mà bạn có thể áp dụng đó là để một nhân viên có ảnh hưởng thực hiện “tiếp quản” một kênh truyền thông xã hội. Đây là một kỹ thuật Marketing nội bộ tuyệt vời mà rất nhiều thương hiệu đang làm.

Nhân viên tiếp quản có thể đăng ảnh, video hoặc đồ họa được tạo bằng tài khoản nhóm Visme và bộ thương hiệu của công ty. Các công ty quảng cáo đôi khi cung cấp dịch vụ này và đào tạo một vài nhân viên về cách thực hiện nó sao cho đúng và hiệu quả.

Người tiêu dùng luôn đánh giá cao tính trung thực của một video hậu trường bởi họ có thể liên hệ và hiểu được những gì nhóm làm hàng ngày giống như họ làm trong công việc của chính họ. Marketing  được cá nhân hóa có thể đi một chặng đường dài, đối với cả thị trường B2B và B2C.

Ví dụ như hình ảnh chiếc bánh mì kẹp thịt của McDonald’s này là một phần của chiến dịch lớn hơn mà McDonald’s đã phát hành một đoạn video quay cảnh hậu trường của quảng cáo truyền hình của họ.

Ý tưởng quảng cáo - Đằng sau hậu trường
Đằng sau hậu trường

Tìm hiểu thêm bài viết từ WeWin

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn