Trong những tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ tới các doanh nghiệp lớn đều đang chạy đua trong việc thu thập và phân tích dữ liệu Marketing. Vì vậy, hãy cùng WeWin đi tìm hiểu về 9 chỉ số quan trọng trong Digital Marketing mà bạn không nên bỏ qua:
1. Những khách hàng trực tuyến duy nhất
Một vài doanh nghiệp ưa thích theo dõi tổng số lượng người ghé thăm Website. Mặc dù vậy, điều đó chỉ đơn giản giúp cho họ có được số liệu lớn hơn để đưa vào báo cáo. Đối với những người ưa thích về tính chính xác, “những khách hàng truy cập duy nhất” mới là một thước đo ý nghĩa.
Bạn có thật sự muốn biết cụ thể một khách hàng truy cập vào Website của bạn bao nhiêu lần? Bạn muốn biết bao nhiêu người đại diện cho lưu lượng truy cập mà bạn nhận được? Theo dõi những khách hàng truy cập duy nhất sẽ hữu ích hơn nhiều khi bạn bắt đầu phân tích chi phí Marketing và ROI ( Return-of-Investment)
2. Thời gian họ dành cho Website
Khi bạn bắt đầu phân tích số liệu của những người truy cập online, bạn không chỉ phân tích những nơi trong Website mà khách hàng thường xuyên ghé thăm mà còn cả thời gian mà họ ở lại trang Web đó. Có những lúc họ truy cập trang chủ của bạn và rời đi một cách nhanh chóng. Hãy để ý tới những số liệu này, từ đó cải thiện trang Web của bạn với những nội dung thú vị để giữ chân khách hàng được lâu hơn.
Đồng thời, số liệu về ” thời gian trên web” và ” thời gian trên từng trang” cũng sẽ giúp bạn biết được phần nào trên Website đang phát huy hiệu quả.
3. Số lượt Thích, Chia Sẻ và Bình Luận
Bạn đã bao giờ thích thậm chí chia sẻ một nội dung nào đó trên nền tảng Online mà bạn cảm thấy thú vị? Tất cả chúng ta ai cũng đã từng chuyển tiếp một nội dung mà ta biết chắc rằng những bạn bè của mình sẽ cảm thấy thú vị khi đọc nó. Đôi lúc, chúng ta thích một thứ gì đó chỉ vì bản năng thôi thúc chúng ta phải làm vậy. Điều quan trọng là những cái like và share trên mạng đều không hề vô nghĩa. Thậm chí những chỉ số này còn được sử dụng trong những báo cáo về hiệu quả Marketing.
Mặc dù vậy, những người làm Marketing trong doanh nghiệp của bạn cần thật sự chú ý đến những bình luận. Bình luận giúp tăng sự kết nối với khách hàng của bạn,cho dù đó là bình luận tích cực thậm chí là tiêu cực.
4.Những khách hàng tiềm năng “đủ tiêu chuẩn”
Ai cũng có thể mua được 10.000 khách hàng tiềm năng từ những Agency Marketing. Mặc dù vậy, bạn khó có thể phân loại được 10.000 địa chỉ email là những khách hàng tiềm năng “đủ tiêu chuẩn”. Những khách hàng này thường tách biệt khỏi số đông bằng cách thể hiện những sự quan tâm đặc biệt tới những gì bạn cung cấp. Sự khác biệt chính giữa 2 nhóm này đó là những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện sẽ tự nguyện cung cấp thông tin của họ.
Họ có thể làm điều này thông qua việc điền form, gửi email hay liên hệ với bạn thông qua mạng xã hội. Hầu hết những người làm Marketing sẽ chọn lọc ra 100 khách hàng thực sự quan tâm đến doanh nghiệp trong số 10.000 số liệu khách hàng mua được mỗi ngày.
5. Những cơ hội
Nếu như bạn nghĩ rằng chỉ số khách hàng và lượng khách hàng tiềm năng đã là những số liệu quan trọng, thì vượt trội hơn nữa là chỉ số cơ hội mà khách hàng sẽ thực hiện mua hàng của bạn.
Những người này không chỉ ở mức độ quan tâm tới dịch vụ của bạn nữa mà họ là những người “cần”những sản phẩm mà bạn cung cấp. Cơ hội có thể coi là đỉnh cao của sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng. Con số này sẽ tỏ ra rất có ích khi đánh giá nhân viên của bạn đang quản lý tốt thế nào trong việc bán hàng.
6. Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là một dữ liệu Marketing nhằm đo lường số người mua hàng thực tế hay những khách hàng ký hợp đồng với bạn. Mặc dù vậy, mỗi công ty lại định nghĩa về tỉ lệ chuyển đổi một cách khác nhau. Điều quan trọng là phải giữ một kết quả chính xác về số liệu chuyển đổi và so sánh nó với những số liệu khác.
Cụ thể, bạn sẽ muốn đặt con số này bên cạnh cơ hội và khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn của mình. Việc làm này sẽ giúp những người triển khai hoạt động kinh doanh có cơ hội để theo dõi những khách hàng tiềm năng bị mất đi sự hứng thú
7. Chỉ số đo lường sự hài lòng
“Khả năng bạn giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi cho bạn bè là bao nhiêu?”- Câu hỏi này đang trở nên khá phổ biến và câu trả lời cho câu hỏi đó được trải rộng trên hàng nghìn người trả lời. Chỉ số đó sẽ được tính trung bình, đó sẽ là chỉ số đo lường sự hài lòng (Net Promotion Score) của bạn.
NPS của bạn sẽ được đánh giá ở khoảng từ 0 đến 100. Nếu công ty của bạn có NPS ở mức là 60, thì đó là lúc công ty của bạn nên ăn mừng.
8. Chi phí chuyển đổi khách hàng mới
Tính toán số tiền mà công ty phải bỏ ra để có được khách hàng mới là việc rất khó khăn. Một số công ty chật vật chỉ để theo dõi xem họ có được bao nhiêu khách hàng mới. Trên hết, điều quan trọng là bạn phải trả chi phí để có thể tạo ra sự quan tâm từ khách hàng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn: Chi phí duy trì trang web, trả lương cho nhân viên,…
Bạn có thể dễ dàng thực hiện một phép toán đơn giản, đó là chia tổng chi phí cho số lượng khách hàng mới trong cùng một khoảng thời gian.
9. Doanh thu định kỳ hàng tháng
Nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa trên cơ sở hợp đồng. Điều này có nghĩa là họ có nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy. Giữ cho số liệu doanh thu định kỳ được cập nhật và so sánh số liệu này qua từng tháng sẽ giúp đội ngũ Marketing đánh giá được thành công thông qua các chiến dịch.
Ở mức tối thiểu, những sự lên xuống nhỏ cũng sẽ cần những sự phân tích sâu hơn. Hãy mong rằng, doanh thu định kỳ hàng tháng của công ty tăng trưởng một cách đều đặn. Dù là gì đi chăng nữa, những số liệu này sẽ giúp ích rất nhiều cho đội ngũ Marketing và kinh doanh của bạn.
Trên đây, WeWin Media vừa gửi tới bạn thông tin về 9 chỉ số quan trọng trong Digital Marketing mà mọi doanh nghiệp nên theo dõi. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích và giúp bạn cũng như doanh nghiệp có thể thành công hơn trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: