Những dấu hiệu doanh nghiệp nên đẩy mạnh rebranding

Trong khi branding luôn là một nỗi trăn trở rất lớn của các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, rebranding lại là nỗi băn khoăn của các doanh nghiệp lâu đời. Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên đẩy mạnh branding? Cùng WeWin tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

1. Rebranding là gì?

Tái định vị thương hiệu hay rebrand là quá trình thay đổi cách nhìn nhận của người tiêu dùng về công ty hoặc sản phẩm. Nó bao gồm việc tái xây dựng bộ nhận diện như tên, tagline, logo, avatar, website, hồ sơ marketing… của thương hiệu. 

Tái định vị thương hiệu của các doanh nghiệp lớn qua các năm
Tái định vị thương hiệu của các doanh nghiệp lớn qua các năm

Định vị thương hiệu có tầm quan trọng khá lớn. Với một thương hiệu rõ ràng, nhiều khả năng thương hiệu sẽ thu hút nhiều khách hàng, những người sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn. Xây dựng thương hiệu vững chắc chính là nền tảng để xây dựng lòng trung thành thực sự của khách hàng và từ đó, mang lại nhiều doanh thu hơn.

2. 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bạn nên đẩy mạnh branding

2.1. Khó phân biệt doanh nghiệp của mình với đối thủ cạnh tranh khác

Thời điểm bạn nên tái định vị lại thương hiệu chính là khi doanh nghiệp của bạn dần trở nên giống với những đối thủ khác. Để branding thành công, bạn cần phải tìm được đặc điểm nổi bật có thể khiến doanh nghiệp của mình nổi trội hơn so với những đối thủ trong ngành khác.

Cần làm doanh nghiệp của bạn nổi trội hơn so với những đối thủ trong ngành khác
Cần làm doanh nghiệp của bạn nổi trội hơn so với những đối thủ trong ngành khác

Điều quan trọng là cả nhân viên và khách hàng của bạn đều phải hiểu lợi thế của đối thủ cạnh tranh là gì và tại sao thương hiệu của bạn lại vượt trội trong ngành. Lợi thế cạnh tranh của bạn là thứ phân biệt thương hiệu của bạn so với tất cả những thương hiệu khác. Nếu bạn không có các yếu tố khác biệt rõ ràng, khách hàng sẽ khó có thể lựa chọn bạn trong vô vàn những sản phẩm tương tự khác. Từ đó, tăng trưởng doanh nghiệp sẽ gặp thách thức vô cùng khó khăn. 

2.2. Sự thay đổi trong mô hình hoặc chiến lược kinh doanh toàn thể

Qua những bài học rút ra từ dịch bệnh COVID-19, ta hiểu rõ không phải lúc nào bạn cũng có thể dự đoán và kiểm soát được những tác động khách quan có thể xảy đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi mô hình hoặc chiến lược kinh doanh của bạn thay đổi, cách xây dựng định vị thương hiệu bạn cũng nên vậy. 

Cách khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp nên luôn luôn phù hợp với cách bạn định vị thương hiệu. Hãy tự hỏi xem: Sứ mệnh của công ty bạn là gì? Mục tiêu định hướng của công ty? Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? Những giá trị nào có thể định vị văn hóa công ty bạn?

Việc xác lập và trả lời rõ ràng những câu hỏi trên là điểm khởi đầu cho bất kì sự đổi mới nào, đặc biệt là những thương hiệu có sự thay đổi trong các chiến lược kinh doanh. 

2.3. Phát triển thương hiệu

Khi branding là để phù hợp với sự phát triển của thương hiệu, bạn không cần phải tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ và khác biệt. Thương hiệu bạn có thể tồn tại những yếu điểm, nhưng vẫn có nhiều điểm mạnh có thể thúc đẩy để phát triển. Hãy tận dụng những lợi thế của mình để xây dựng và định vị thương hiệu của mình trong mắt công chúng. 

Rebranding giúp phát triển của thương hiệu
Rebranding giúp phát triển của thương hiệu

Một trong những cách tốt nhất để đo lường những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp là sử dụng phần mềm phân tích. Với những thông tin insights hữu ích này, bạn có thể đảm bảo việc branding tập trung vào các yếu tố mà gây khó khăn cho thương hiệu, đồng thời củng cố các lĩnh vực hiện đang triển khai.

2.4. Gặp khó khăn trong việc định giá cả sản phẩm

Trong thời kì giả cả leo thang, chi phí nguyên vật liệu tăng, nhưng giá cả sản phẩm lại cố định. Vậy làm sao để tái định giá sản phẩm? Branding có thể là một cách hiệu quả để giúp đỡ doanh nghiệp của bạn.

Khó khăn trong việc định giá cả sản phẩm
Khó khăn trong việc định giá cả sản phẩm

Sau cùng, thương hiệu phụ thuộc vào nhận thức của khách hàng; giá trị của sản phẩm của bạn sẽ phụ thuộc vào người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu mang lại cho bạn sức mạnh để tái định vị giá trị thương hiệu trong khách hàng, từ đó có thể gia tăng giá thành của thương hiệu. 

Những thương hiệu lớn có nhiều lợi nhuận hơn là bởi vì họ không chỉ có bộ nhận diện khác biệt và dòng giới thiệu thông minh. Sức mạnh định giá mà các thương hiệu này sử dụng cho phép họ chiếm lĩnh thị trường của mình và tự bảo vệ trước các mối đe dọa cạnh tranh.

2.5. Nhu cầu kết nối với những đối tượng mục tiêu mới

Nếu bạn đang cố gắng thu hút sự chú ý của đối tượng khán giả mới, bạn nên bắt đầu branding cho doanh nghiệp của mình. Bạn có thể thu hút sự trung thành của khách hàng mới với thương hiệu bằng việc đảm bảo thương hiệu của bạn phù hợp với nhu cầu của họ. 

Kết nối với những đối tượng mục tiêu mới
Kết nối với những đối tượng mục tiêu mới

Việc xây dựng lại thương hiệu cho phép bạn kết hợp theo dõi thương hiệu cùng theo dõi động cơ, nhu cầu và thói quen mua hàng của khách hàng mới và khách hàng hiện tại, đồng thời điều chỉnh trải nghiệm thương hiệu của bạn. Ngoài ram hãy luôn cập nhật những thay đổi về nhân khẩu học. Điều này sẽ giúp branding thành công, cho phép bạn tái định vị doanh nghiệp của mình với mục tiêu tiếp cận những đối tượng này.

3. Làm sao để cải thiện hình ảnh thương hiệu?

Nên làm gì khi thương hiệu dần mất đi vị thế trên thị trường hay bị đối thủ cạnh tranh vượt mặt? Làm thế nào để có thể củng cố thương hiệu mà lấy lại vị trí trong ngành? Bạn có thể bắt đầu xây dựng lại và đảm bảo nền tảng của mình vững chắc với những yếu tố sau:

3.1. Thông điệp từ thương hiệu

Tại sao thương hiệu của bạn lại quan trọng với người tiêu dùng? Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì? Bạn dự định tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của khán giả như thế nào? Điều bạn muốn nói với đối tượng mục tiêu của mình là gì? 

Thông điệp về thương hiệu Rebranding
Thông điệp về thương hiệu

3.2. Chiến lược

Xác định điểm mạnh của bạn, truyền đạt cho người tiêu dùng giá trị mà bạn muốn mang lại cho họ và thiết lập các chiến thuật để chứng minh những gì bạn có thể cung cấp cho khách hàng.

Xây dựng chiến lược Rebranding
Xây dựng chiến lược Rebranding

3.3. Sự phân biệt

Xác định những tính năng, lợi ích và đặc điểm độc đáo, độc nhất của doanh nghiệp của bạn để nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh và giảm thiểu việc tham gia vào các cuộc chiến về giá.

Sự phân biệt đối với đối thủ cạnh tranh
Sự phân biệt đối với đối thủ cạnh tranh

3.4. Trải nghiệm

Hãy nắm bắt những điều khiến cho sự tương tác với người tiêu dùng của bạn trở nên đặc biệt. Đồng thời cung cấp trải nghiệm nhất quán giúp định hình suy nghĩ của mọi người về thương hiệu của bạn.

Trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách hàng

Trên đây là chia sẻ của WeWin về những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên đẩy mạnh branding. Hy vọng bài viết đã cho bạn những kiến thức hữu ích để cân nhắc về cách định vị thương hiệu cho doanh nghiệp và trả lời câu hỏi liệu đó có phải là bước đi đúng đắn không!

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn