Influencer ngày càng phổ biến và bạn đang không biết nên lựa chọn Influencer nào phù hợp cho các chiến dịch marketing của mình? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về cách phân loại các nhóm Influencer để tìm ra đáp án.
1. Phân loại các Influencer
Để phân loại các Influencer, Jana Gross và Florian von Wangenheim đã thực hiện 1 dự án nghiên cứu. Họ đã phỏng vấn các giáo sư người Thụy Sĩ về tiếp thị công nghệ tại ETH Zurich và cho ra mắt 1 bài báo về đề tài này với tiêu đề “The Big Four of Influencer Marketing—A Typology of Influencers” bao gồm 4 loại Influencer như sau:
1.1. The Snooper
Đây là những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, những người này thường xuyên truy cập và sáng tạo các nội dung trên mạng xã hội để thu hút nhiều lượt tiếp cận. Họ xem mạng xã hội như sân chơi của mình như 1 sở thích hoặc đam mê khác của họ. (kiểu Influencer này thường không làm gì với khán giả của mình – những người truy cập và follow họ, ngoài việc ca ngợi hay tâng bốc chính nền tảng mạng xã hội đó ví dụ như Tik Tok)
Đây là kiểu người rất giỏi trong việc chỉ cho người khác sử dụng mạng xã hội 1 cách tối đa nhất và họ thường là những người truyền cảm hứng rất tốt người khác.
1.2. The Informer
Nhóm người này tạo ra sức ảnh hưởng của mình bằng việc chia sẻ các thông tin, kiến thức. Họ là những người sử dụng và nghiên cứu các kiến thức truyền thống sau đó “làm mới” chúng và phổ biến với mọi người.
Ví dụ: Perez Hilton – người đã trở nên nổi tiếng và có sức ảnh hưởng rất lớn với vai trò là một Informer. Anh ấy nổi tiếng nhờ việc người thường xuyên đăng các bài về các bí mật, những câu chuyện về giới giải trí như các siêu sao Hollywood. Hay Robert Scoble và Leo Laporte là những người thường xuyên chia sẻ các kiến thức cho những người quan tâm đến công nghệ trên mạng xã hội trong khi lúc bấy giờ các giám đốc điều hành hoặc chuyên gia của Sun, Oracle, HP, Apple và những người khác chỉ coi mạng xã hội như một “trend” nhất thời.
1.3. The Entertainer
Influencer phổ biến nhất mà mọi người ai cũng biết đó chính là nhóm người này. Họ là những người có sức ảnh hưởng từ lĩnh vực liên quan đến giải trí như diễn viên, ca sĩ, mc,.. Họ mang đến cho người hâm mộ của mình có những phút giây vui vẻ thoải mái với các sản phẩm như diễn hài, phim điện ảnh, truyền hình, mv ca nhạc,… Đây là những người có độ nhận diện cao nhất trong 4 loại Influencer nhưng họ có thể không phải là người trực tiếp sáng tạo ra các nội dung để phục vụ khán giả, đằng sau họ là 1 ekip – những người giúp họ sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Ví dụ như Tiffany Mitchell, cô ấy là một Influencer yêu thích của nhiều người và cô ấy thường xuyên chia sẻ rất nhiều về cuộc sống cá nhân của mình, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người bằng phong cách và thiết kế của mình.
1.4. The Infotainer
Đây là “trùm cuối” trong phân loại những Influencer, là nhóm Influencer có sức ảnh hưởng mạnh nhất đối với đại đa số người tiêu dùng. Là nhóm người kết hợp được cả Informer và Entertainer, những người này thường là những chuyên gia có khả năng tìm hiểu và nghiên cứu tốt trong lĩnh vực mà họ theo đuổi tuy nhiên họ biết cách biến những kiến thức đơn thuần bằng chữ thành những nội dung giải trí vừa có tính sáng tạo vừa có tính giải trí để thu hút khán giả.
Ví dụ như Vintage Revivals và Mandi Gubler, họ đã tạo ra 1 video giải trí cho khán giả đồng thời cung cấp kiến thức trồng cây để tạo ra 1 khu vườn cho cháu của mình.
Trên đây là 4 loại Influencer và nó đã được bao quát khá rộng, ngoài ra vẫn có những ngoại lệ khác. Như Informer cũng cũng có thể đồng thời là Entertainer hay Spooner cũng có thể trở thành Informer. Bài viết này giúp bạn phân biệt được các loại Inflencer phổ biến, điều này có thể tối ưu hóa mức độ thành công của các chiến dịch Influencer Marketing của bạn.
2. Vậy phân loại Influencer để làm gì?
- Lựa chọn nội dung phù hợp: Bạn không thể bỏ tiền ra thuê 1 Entertainer rồi đưa cho họ quá nhiều ý tưởng nội dung không phù hợp và bắt họ phải làm như vậy, điều này sẽ khiến khán giả của họ rời đi đồng nghĩa với việc bạn mất đi khách hàng của mình. Hãy tập trung vào những gì họ thường làm, lý do mọi người theo dõi và ủng hộ họ sau đó khai thác và thực hiện nội dung từ đó.
- Để kêu gọi hành động (Call to action) hiệu quả hơn: Bạn không thể mong đợi 1 Spooner thuyết phục mọi người tải xuống whitepaper của bạn nói về hiệu quả giao dịch trong phần mềm tài chính được. Nhưng Spooner có thể chỉ ra hiệu quả đó bằng cách riêng của họ và kêu gọi những người theo dõi họ theo dõi bạn trên Linkedin vì bạn có thể cung cấp các kiến thức và mẹo hay về cách sử dụng phần mềm đó. Lúc này bạn đã có khách hàng tiềm năng cho mình và bắt đầu các chiến lược marketing kế tiếp thôi.
- Quản lý KPI hiệu quả hơn: Ví dụ như nếu mục tiêu chiến lược của bạn là tăng tỷ lệ nhấp và chuyển đổi thì thay vì sử dụng Entertainer bạn nên sử dụng Informer sẽ tốt và hiệu quả nhanh hơn. Những người này có thể dùng cách thêm chú thích “Xem thêm các thông tin bổ ích của công ty X tại…” vào cuối danh sách các việc cần làm của họ cho 1 chủ đề hay 1 dự án nào đó.
3. Hãy bắt đầu phân loại Influencer theo cách của riêng mình
Từ các kiến thức được chúng tôi cung cấp ở trên, bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để tự phân loại các Influencer theo cách mà bạn hiểu, hay theo nhu cầu sử dụng của công ty/ thương hiệu bạn. Hãy chia thêm 1 vài các mục nhỏ trong 4 loại trên để phân loại Influencer theo nội dung mà họ cung cấp, mỗi người sẽ có 1 thế mạnh và nội dung sáng tạo khác nhau. Làm như vậy sẽ giúp bạn chọn đúng Influencer cho thông điệp và các hoạt động mà bạn đang triển khai thực hiện. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn chọn đúng nội dung mà Influencer của bạn hoặc chính bạn có thể tạo khi bắt đầu chiến dịch.
Cuối cùng, việc phân loại Influencer theo cách của bạn theo nội dung và đối tượng khác nhau sẽ giúp những chỉ số của công ty bạn tăng vọt so với lúc đầu đấy.
> Xem thêm: Influencer là gì?