4 dạng chiến thuật phổ biến trong Viral Marketing

Chắc hẳn doanh nghiệp, tổ chức, nhà sáng tạo nội dung nào cũng muốn những nội dung mình triển khai được lan truyền mạnh mẽ trong công chúng. Vậy làm sao để thành công truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu? Cùng WeWin tìm hiểu ngay 4 dạng chiến thuật phổ biến trong Marketing nhé!

1. Đôi nét về Viral Marketing

Viral Marketing hay Marketing lan truyền là những gì diễn ra khi công chúng chia sẻ một sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung. Thuật ngữ này còn được gọi là mức độ lan tỏa trong người tiêu dùng.

Viral Marketing là gì?
Viral Marketing là gì?

Với tính lan truyền (viral), những người không thuộc doanh nghiệp của bạn sẽ chính là những marketer của bạn. Họ sẽ giúp bạn gia tăng nhận thức về thương hiệu trong quá trình này. Hay có thể nói, những marketer của bạn sẽ là những người khách hàng, khách hàng tiềm năng hoặc bất cứ ai tìm hiểu và chia sẻ sản phẩm, thông tin của bạn.

Tuy nhiên sự viral thật sự ở đây không chỉ là ở một vài bài đăng trên mạng xã hội hay một vài điệu nhảy trên Tiktok, thay vì những nội dung lan truyền ngắn hạn, bạn nên tập trung vào tính lan truyền dài hạn của sản phẩm. Nếu bạn tạo dựng được sản phẩm tốt đến mức khiến người tiêu dùng xây dựng được thói quen sử dụng và chia sẻ cho người xung quanh về sản phẩm của bạn thì đây mới là sự lan truyền thành công và bền vững. Đến lúc này, bạn mới có thể có được sự tương tác, sự trung thành từ khách hàng và đạt được sự tăng trưởng thực sự.

2. 3 nguyên tắc cơ bản về sự “viral”

2.1. Nguyên tắc 1: Đừng đuổi theo những “viên đạn bạc”

“Viên đạn bạc” tiếng Anh là “Silver bullet”, ý chỉ những giải pháp dễ dàng và nhanh chóng để giải quyết vấn đề nào đó. Ảo tưởng “viên đạn bạc” trong Marketing là suy nghĩ rằng chỉ với một hoạt động hoặc với một Marketing đơn lẻ nào đó, doanh nghiệp sẽ có ngay tăng trưởng theo cấp số nhân.

Đừng đuổi theo những “viên đạn bạc”
Đừng đuổi theo những “viên đạn bạc”

Và tất nhiên đây không phải cách mọi thứ hoạt động. Các thương hiệu theo đuổi hình thức “viên đạn bạc” có thể dành được một vài thành công ngắn hạn, nhưng sự tăng trưởng sẽ chỉ dừng lại ở đó mà thôi. Họ sẽ thua về lâu dài trừ khi họ có cách tiếp cận chiến lược chu đáo hơn. 

2.2. Nguyên tắc 2: Retention > Acquisition

Retention là thuật ngữ để chỉ quá trình tăng doanh thu từ những khách hàng hiện tại bằng cách phát triển giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value hay CLV).

Acquisition là quá trình doanh nghiệp tìm kiếm và tạo ra khách hàng mới bằng cách cải thiện chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost hay CAC).

Retention và Acquisition
Retention và Acquisition

Bạn đã bao giờ đăng kí một ứng dụng và được hỏi rằng bạn có muốn mời tất cả địa chỉ liên hệ của mình sử dụng ứng dụng đó chưa? Rất nhiều ứng dụng đã và đang sử dụng cách tiếp cận này, tuy nhiên nó thường không đem lại hiệu quả tốt. Doanh nghiệp có thể có thêm một vài khách hàng mới, nhưng họ sẽ không ở lại lâu.

Khi nói đến sự viral, điều bạn muốn sẽ là phải giữ chân được khách hàng. Có nghĩa là, để đạt được giá trị lâu dài cao từ khách hàng, bạn sẽ phải khiến họ ở lại đủ lâu để trải nghiệm giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại và tạo được thói quen sử dụng sản phẩm đó.

Sự viral chỉ là phù phiếm, sự tương tác thật và giá trị sản phẩm mới là điều quan trọng cuối cùng. Vậy nên, chỉ số quan trọng nhất về mức độ lan truyền mà bạn nên theo dõi không phải là lượt thích, lượt chia sẻ hay bình luận mà là những lợi ích tích cực mà nó mang lại.

2.3. Nguyên tắc 3: Biết được hệ số lan truyền (K-factor) của bạn

Hệ số lan truyền hay còn gọi là hệ số K là số lượng người mua sản phẩm của bạn sau khi được người dùng khác giới thiệu. Nếu trung bình một khách hàng của bạn có thể khiến 3 người khác mua hàng, thì hệ số lan truyền của bạn là 3.

Hệ số lan truyền của sản phẩm
Hệ số lan truyền của sản phẩm

Biết được hệ số lan truyền sẽ giúp doanh nghiệp của bạn chủ động hơn trong kiểm soát thương hiệu nói chung và các chiến lược Marketing nói riêng. Từ đó, đề ra được những đề xuất và giải pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề của thương hiệu. 

3. 4 dạng chiến thuật Viral Marketing

3.1. Pull virality (Lan truyền lôi kéo)

Định nghĩa: Khi người dùng mời những người khác sử dụng sản phẩm bởi làm vậy trải nghiệm của họ sẽ được cải thiện và nâng cấp.

Pull Virality - Lan truyền lôi kéo
Pull Virality – Lan truyền lôi kéo

Nếu bạn tạo dựng được một sản phẩm tốt, khách hàng sẽ đến và ở lại. Một sản phẩm được chia sẻ một cách tự nhiên trong quá trình sử dụng là bởi vì khi chia sẻ nó, khách hàng sẽ:

  • Được tăng các lợi ích của việc sử dụng sản phẩm.
  • Được cải thiện về trải nghiệm người dùng.

Lý do đây là một trong những chiến thuật lan truyền tốt nhất là bởi hình thức lan truyền này khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm gốc và nó gắn với sự đề xuất giá trị sản phẩm.

Ví dụ về hình thức lan truyền lôi kéo

  • Các mạng xã hội: Bạn sẽ có trải nghiệm tốt hơn trên Facebook hay Instagram nếu bạn có nhiều bạn bè hơn trên đó. 
  • Các công cụ cộng tác và giao tiếp: Sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn sử dụng Zoom hay Microsoft Team mà không có người cùng sử dụng. Hoặc khi chơi game, sẽ vui hơn và có thể đạt được nhiều phần thưởng hơn nếu bạn chơi cùng bạn bè.
Microsoft teams là ứng dụng tích hợp lan truyền lôi kéo
Microsoft teams là ứng dụng tích hợp lan truyền lôi kéo

Ở hình thức lan truyền này, chính bản thân sản phẩm có thể thu hút và khiến khách hàng chia sẻ chứ không phải chỉ ở một meme nào mà đội ngũ truyền thông xã hội của doanh nghiệp tạo ra. Tuy nhiên, để kích hoạt sự lan truyền này sẽ là một thách thức. Bạn phải cho công chúng thấy được là tại sao họ nên chia sẻ sản phẩm của bạn. Có 2 cách để đưa hình thức lan truyền lôi kéo vào sản phẩm của bạn như sau:

  • Hãy thiết kế sản phẩm của bạn để sản phẩm phải được chia sẻ.

Mạng xã hội là loại nền tảng mà chính người dùng tự tạo ra nội dung để nhằm mục đích chia sẻ. Tức là, sẽ không ai sử dụng Facebook, LinkedIn… nếu họ không có kết nối ở đó.

Mạng xã hội là hình thức dành cho người dùng chia sẻ

Nếu chia sẻ nội dung là trọng tâm trong giá trị sản phẩm cốt lõi của bạn, hãy làm cho nó a) dễ tạo nội dung và b) dễ để chia sẻ nội dung.  

  • Thiết kế sản phẩm của bạn để người dùng cộng tác và giao dịch với người khác.

Khi người dùng cần làm việc với những người không sử dụng sản phẩm, những người không sử dụng sản phẩm của bạn có thể là đối tượng mục tiêu tiếp theo của bạn.

Ví dụ như ứng dụng thanh toán online như MOMO. Để nhận được các ưu đãi, khuyến mại và tiện lợi khi thanh toán trực tuyến hoặc trực tiếp, bạn sẽ cần sử dụng ứng dụng này. Hoặc khi bạn bè sử dụng MOMO và bạn có nhu cầu chuyển tiền cho bạn, bạn sẽ có xu hướng sử dụng MOMO.

3.2. Content virality (Lan truyền nội dung)

Định nghĩa: Khi nội dung, cụ thể hơn là ở các bài đăng, video, hình ảnh trên mạng xã hội trở nên viral.

Định nghĩa Content Virality
Định nghĩa Content Virality

Hình thức lan truyền nội dung và hình thức lan truyền tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau là Marketing truyền miệng đều là loại hình lan truyền không được tích hợp và nằm ngoài vào sản phẩm.

Mặc dù nói chung, chúng ta nên có tính lan truyền tự nhiên, tức là việc lan truyền đã là một phần trong sản phẩm, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nếu một sản phẩm không cần nhất thiết hoặc không thể chia sẻ, không được sử dụng đủ thường xuyên để xây dựng thói quan cho người tiêu dùng thị việc sáng tạo nội dung và sự truyền miệng là cách tốt nhất để bạn lan truyền.

Ví dụ: Mọi người không thường xuyên mua dụng cụ nấu nướng. Vì vậy, Williams-Sonoma đã tạo ra trang web Taste, nơi có các công thức, mẹo nấu ăn và các ý tưởng tổ chức tiệc. Độc giả và người hâm mộ của trang web – bao gồm cả những người biết đến trang web qua bạn bè, gia đình và những người theo dõi của họ từ đó có thể nghĩ ngay được nơi họ nên đến khi họ cần thứ gì đó cho căn bếp của mình: William-Sonoma. 

William Sonoma đã tạo ra trang web để lan truyền nội dung
William Sonoma đã tạo ra trang web để lan truyền nội dung

Hãy tùy thuộc vào loại hình sản phẩm của mình. Nếu việc lan truyền nội dung là cách tốt nhất để phát triển sản phẩm và thực hiện các nỗ lực Marketing của bạn, hãy sử dụng nó.

Làm thế nào để tạo các nội dung thu hút?

Từ “Viral” hiện nay thường được sử dụng để miêu tả các video ngắn, memes hài hước hoặc những tin tức giật gân. Nhưng sự viral thường không bị bó hẹp trong một phong cách hay một công thức cụ thể. Tất cả mọi thứ đều có thể trở nên viral, kể cả những thứ gây bất ngờ nhất. Bạn có thể tăng cơ hội tạo những nội dung viral bằng những cách sau đây:

  • Tập trung vào một kênh

Việc tập trung vào một kênh có thể giúp bạn tạo nội dung tốt hơn cho kênh đó. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn chọn Instagram, bạn sẽ phải đăng tải hình ảnh nhất quán và theo một màu sắc tổng thể nhất định.

Khi đưa ra quyết định về kênh nội dung, bạn nên lựa chọn dựa theo khán giả mục tiêu của bạn. Hãy tìm hiểu xem họ thường sử dụng những kênh nào. Sau khi có được quy tình vững chắc, bạn có thể sử dụng lại nội dung cho các kênh khác sau này.

  • Xem xét những nội dung phổ biến được triển khai trong ngành của bạn
Các loại content
Các loại content

Một khi đã quyết định được nên lựa chọn kênh nào, hãy xem xét những nội dung đang được tích cực triển khai. Hãy xác định xem nội dung nào được chia sẻ hoặc ủng hộ nhiều nhất. Sau đó hãy dùng chúng để trả lời những câu hỏi sau:

  • Nội dung này được định dạng thế nào?
  • Nội dung này xuất hiện khi nào? (Ngoài thời gian và địa điểm, hãy xem xét bối cảnh lớn hơn về thời điểm nó xuất hiện)
  • Nội dung này gợi lên những cảm xúc nào?
  • Sự khác biệt của nó với những nội dung tương tự nhưng không viral là gì?
  • Ai đã chia sẻ/ ủng hộ nội dung này? Có người nổi tiếng/có ảnh hưởng nào chia sẻ nó không?
  • Nội dung này có thể được cải thiện như thế nào?

Hãy nhìn trong những xu hướng có ở hiện tại, đây sẽ là nguồn cung cấp những insight (sự thật khách hàng) hữu ích để doanh nghiệp bạn sử dụng.

  • Tận dụng dữ liệu công ty

Dữ liệu của công ty là một nguồn tốt cho các ý tưởng nội dung bạn có thể lan truyền. Tại sao? Vì những dữ liệu này dành riêng cho công ty của bạn, không có doanh nghiệp nào có được nó. 

Thách thức là ở việc chuyển đổi những dữ liệu của bạn thành một câu chuyện thú vị mà mọi người muốn chia sẻ. Hãy tìm cách để gắn nó với những khán giả của bạn.

  • Xác định chính xác ai và lí do của việc chia sẻ

Ai sẽ là người chia sẻ những nội dung của bạn? Tại sao họ lại chia sẻ nó? Việc nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng của bạn sẽ rất cần thiết để bạn trả lời những câu hỏi đó. Câu trả lời của bạn càng cụ thể, sẽ càng đem lại hiệu quả cao. Cốt lõi của việc lan truyền chính là hiểu khán giả của bạn bởi không có họ, những nội dung của bạn sẽ không thể lan truyền. 

  • Thêm tiêu đề hấp dẫn

Một nửa cuộc chiến trong việc thu hút người dùng chia sẻ nội dung là tạo động lực thúc đẩy họ nhấp vào nội dung. Vì vậy, tiêu đề là rất quan trọng.

Thêm tiêu đề là một công đoạn rất quan trọng
Thêm tiêu đề là một công đoạn rất quan trọng

Hãy cân nhắc lý do tại sao khán giả thấy nội dung của bạn hấp dẫn và tạo tiêu đề dựa trên nó. Lưu ý rằng tiêu đề “hấp dẫn” không đồng nghĩa với chiêu dụ. bạn không nên tạo tiêu đề đánh lừa hoặc làm người xem hiểu sai về nội dung bài viết. Bạn nên tự hỏi “Liệu tôi có thất vọng về nội dung này sau khi lựa chọn nó dựa vào tiêu đề không?”

Theo nghiên cứu về tính lan truyền, các tiêu đề có khả năng thúc đẩy sự tương tác nhất là:

  • Khuấy động cảm xúc: “Lời khuyên đầu tư có thể thay đổi cuộc sống tài chính của bạn”
  • Tạo sự khẩn cấp, kích thích sự tò mò: “Những ứng dụng android phổ biến này đang gây nguy hiểm cho dữ liệu người dùng của bạn”
  • Sử dụng lời hứa hẹn như “chắc chắn không làm bạn thất vọng”…
  • Sử dụng con số “4 dạng chiến thuật phổ biến trong Viral Marketing”
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng câu hỏi, sử dụng những lời dẫn chứng, chứng thực, trích dẫn …
  • Tối ưu hóa nội dung chia sẻ

Để được thuận tiện trong việc lan truyền, nội dung nên được chia sẻ một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng hashtag nếu nó có ý nghĩa và liên quan đến nội dung của bạn. Chúng sẽ khiến nội dung dễ được khám phá hơn và dễ theo dõi hơn.

Sử dụng hashtag để tối ưu hóa nội dung chia sẻ
Sử dụng hashtag để tối ưu hóa nội dung chia sẻ

Nếu sử dụng, hãy hạn chế: từ 3 – 5 hashtag trên Instagram, Tiktok không quá 2 hashtag trên Twitter. Sau mô tả ngắn gọn và hấp dẫn, hãy sử dụng không gian còn lại cho các hashtag, nó sẽ giúp ích khi người dùng muốn tìm kiếm thông tin và sử dụng những từ khóa trong hashtag.

Một vài cách khách có thể giúp cho nội dung của bạn dễ được chia sẻ là:

  • Tập trung vào một thông điệp duy nhất. Tránh giải quyết quá nhiều chủ đề trong một phần nội dung.
  • Tạo nội dung dễ hiểu và theo dõi: Sắp xếp nội dung của bạn một cách hợp lý. Đối với nội dung dựa trên văn bản, hãy sử dụng tiêu đề, tạo danh sách và ngắt dòng. Hãy chắc chắn nội dung của bạn hiển thị tốt trên thiết bị di động.
  • Thêm hình ảnh nổi bật vào mô tả bài viết. Hình ảnh nổi bật của bạn giống bản xem trước bài viết, hãy để hình ảnh hấp dẫn có thể thu hút người xem nhấp vào xem.
  • Tạo nội dung đặc trưng với thương hiệu của bạn

Bạn có thể xem xét nội dung đang viral để lấy cảm hứng, nhưng đừng cố sao chép những nội dung đó nếu nội dung đó không phù hợp với sứ mệnh, tiếng nói và giá trị của thương hiệu bạn. 

3.3. Word of mouth Marketing (Marketing truyền miệng)

Định nghĩa: Khi công chúng lan truyền với nhau về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn.

Lan truyền truyền miệng
Lan truyền truyền miệng

Khi điều gì đó có tính truyền miệng, người dùng của nó yêu thích nó đến mức họ nói về nó với bạn bè, gia đình hoặc thậm chí có thể là với người lạ.

Như những hình thức lan truyền khác, nó miễn phí và không phải trả tiền. Những người truyền bá thông tin không nhận được động lực và cũng không được yêu cầu làm điều đó.

Mọi người thường nghĩ kiểu lan truyền này nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Điều này đúng một phần bởi bạn không thể ép buộc mọi người nói về điều gì đó. Để được truyền miệng, sản phẩm, dịch vụ của bạn phải tốt đến mức mọi người muốn nói về nó. Tuy nhiên, có một số thứ bạn vẫn có thể kiểm soát để khiến nội dung của mình trở nên đáng chú ý và được lan truyền.

3 cách để tăng tính truyền miệng

  • Xây dựng một cộng đồng riêng

Cộng đồng là một yếu tố rất quan trọng đối với việc truyền miệng. Để mọi người có thể nói chuyện, bạn có thể tạo cho họ một diễn đàn. Hãy thực hiện những điều sau để tạo cộng đồng cho thương hiệu của mình:

Xây dựng cộng đồng riêng
Xây dựng cộng đồng riêng
  • Tăng cường mối quan hệ trực tiếp với khách hàng: Bạn không thể và không nên thiết lập một cuộc trò chuyện Zoom với tất cả khách hàng của mình. Nhưng bạn có thể liên hệ với một vài người trong số họ. Đó có thể là những khách hàng lớn nhất, có ảnh hưởng nhất của bạn

Ví dụ như Taylor Swift, dù là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới nhưng cô lại khiến người hâm mộ bất ngờ khi xuất hiện tại đám cưới của họ, hoặc đến thăm họ tại bệnh viện. Những cuộc đi thăm bất ngờ đó chính là động lực để sức mạnh truyền miệng được lan tỏa hơn nhiều nhất.

Taylor Swift đến đám cưới fan
Taylor Swift đến đám cưới fan
  • Tiếp cận cộng đồng ngách: để xây dựng kết nối, hãy tập trung tiếp cận đối tượng của bạn. Mọi người sẽ lan truyền thông tin nếu họ cảm thấy có mối quan hệ chặt chẽ với thông điệp của bạn.

Hãy làm điều gì đó táo bạo nhưng phù hợp với giá trị cộng đồng của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đối tượng của bạn là Gen Z. Thế hệ này quan tâm sâu sắc đến giá trị của mình. Nghiên cứu cho thấy 67% sẽ ngừng sử dụng hoặc thậm chí tẩy chay một thương hiệu có xung đột với họ.

  • Thêm dấu ấn cá nhân

Làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên đáng nhớ nhất có thể và làm cho nó trở nên cá nhân.

Ví dụ: Spotify Wrapped là bản tóm tắt cuối năm của Spotify về thói quen nghe nhạc của người dùng cá nhân đã được chia sẻ hơn 60 triệu lần vào năm 2020 – trong số 90 triệu nguwoif dùng. Mọi người thích nói và chia sẻ các bài hát hàng đấu trong năm của họ. Vì vậy có thể thấy, cá nhân hóa trong trường hợp của Spotify là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự lan truyền.

Spotify Wrapped
Spotify Wrapped
  • Khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn đặc biệt hoặc khan hiếm

Vào tháng 10 năm 2016, một bài viết xuất hiện trên New York Times với tiêu đề “Tôi đã trả 2500 đô cho vé xem Hamilton. Tôi hài lòng về điều đó”. Tác giả Tác giả, N. Gregory Mankiw (một giáo sư kinh tế tại Harvard), đã nghe bạn bè kể về sự tuyệt vời của buổi biểu diễn và anh ấy đã xem các bài đánh giá hấp dẫn từ các nhà phê bình. Nhưng vé nổi tiếng là khó kiếm. Các buổi biểu diễn đã được đặt trước rất nhiều. Thay vì chờ đợi hàng tháng trời để xem một buổi biểu diễn, Mankiw quyết định bỏ ra hàng nghìn mỗi vé trên thị trường StubHub.

“Tôi đã trả 2500 đô cho vé xem Hamilton. Tôi hài lòng về điều đó”
“Tôi đã trả 2500 đô cho vé xem Hamilton. Tôi hài lòng về điều đó”

Jonah Berger viết trên tạp chí Contagious rằng “Tính khan hiếm và tính độc quyền giúp các sản phẩm thu hút sự chú ý bằng cách làm cho chúng có vẻ hấp dẫn hơn. Nếu khó có được thứ gì đó, mọi người cho rằng nó phải xứng đáng với công sức bỏ ra.” Vì vậy, để mọi người nói về sản phẩm của bạn, hãy cân nhắc làm cho sản phẩm trở nên khan hiếm. 

3.4. Push virality (Lan truyền đẩy mạnh)

Định nghĩa: Khi việc sử dụng sản phẩm làm tăng khả năng hiển thị của nó. 

Định nghĩa lan truyền đẩy mạnh
Định nghĩa lan truyền đẩy mạnh

Hình thức lan truyền cuối cùng là tính lan truyền đẩy mạnh. Hình thức này tương tự như hình thức truyền miệng, khác ở chỗ thay vì nghe mọi người nói về một sản phẩm, bạn nhìn thấy nó. Có thể là bạn nhìn thấy ai đó trên đường nghe Airpods và tự nhiên bạn cảm thấy bạn cũng muốn có nó. Hoặc bạn đến chơi nhà một người bạn, nằm trên chiếc sofa của họ và cảm thấy mình cũng cần một chiếc sofa tương tự.

Tiếp xúc dẫn đến nhận thức, từ đó dẫn đến quan tâm và mong muốn chuyển đổi. Ngoài việc tương tự như hình thức truyền miệng, hình thức lan truyền đẩy mạnh cũng có mối quan hệ với hình thức này. Khi ai đó vô tình nhìn thấy một sản phẩm và có hứng thú với nó, họ cũng thường nói về nó.

Ví dụ về tính lan truyền đẩy mạnh

  • Sản phẩm vật lý: bạn thấy một người sành điệu đeo một chiếc túi Gucci, bạn nghĩ chiếc túi thật đẹp, thật sành điệu. Từ đó, dẫn đến quyết định mua nó.
  • Xu hướng trên Tiktok: Bạn thấy các reviewer trên Tiktok giới thiệu sản phẩm, nhảy điệu nhảy mới, đi ăn, đi chơi và từ đó, bạn muốn làm theo.
Push virality từ các xu hướng Tik Tok
Push virality từ các xu hướng Tik Tok

Có thể thấy, quá trình tạo nên một chiến dịch Viral Marketing không hề đơn giản. Nhiều khi để thành công khiến thương hiệu được lan truyền, không chỉ phụ thuộc vào sự tính toán mà còn phụ thuộc vào may mắn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chuẩn bị trước tất cả các bước có thể để làm tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Trên đây là bài viết về 4 chiến thuật phổ biến trong Viral Marketing. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức và thông tin bổ ích!

Tìm hiểu thêm: 

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn