Trong thời đại 4.0 hiện nay, xu hướng Digital Marketing ngày càng hiện đại hơn và đòi hỏi những marketers phải luôn tìm tòi và học hỏi các công cụ truyền thông mới. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu hay thắc mắc marketing tools là gì, thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để cùng Wewin tìm hiểu về top 6 công cụ marketing phổ biến và thông dụng nhất trong hiện nay.
1. Các công cụ truyền thông marketing hiệu quả nhất
1.1. Quảng cáo (Advertising)
1.1.1. Định nghĩa
Quảng cáo nói một cách đơn giản tức là là bất kỳ hình thức giới thiệu nào có tính phi cá nhân cho một ý tưởng, một sản phẩm, một đơn vị sản xuất kinh doanh do người muốn quảng cáo bỏ tiền ra để thực hiện.
1.1.2. Mục đích và mục tiêu
Công cụ quảng cáo đã quá quen thuộc với chúng ta, hiện nay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tạo ra các chiến dịch quảng cáo cho tốt để đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình tiếp cận công chúng. Quảng cáo có nhiều hình thức và phương thức triển khai khác nhau với mục đích chính là bán hàng, thúc đẩy khách hàng mục tiêu mua và sử dụng sản phẩm ngoài ra còn để tăng độ nhận biết thương hiệu.
Ngày nay, các công cụ quảng cáo ra đời nhằm thực hiện các mục tiêu của quảng cáo như: cung cấp thông tin sản phẩm, thuyết phục người xem mua và sử dụng sản phẩm, nhấn mạnh sự khác biệt của sản phẩm hay nhắc nhở về sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường.
1.1.3. Đặc điểm
Quảng cáo có tính đại chúng cao, có phạm vi rộng, sức lan truyền mạnh mẽ, thấm nhập từ từ. Kỹ thuật quảng cáo hiện đại giúp diễn đạt ý tưởng dễ dàng hơn, hấp dẫn hơn,… thích hợp cho sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên quảng cáo mang tính độc thoại, vô cảm, chi phí cao, chọn lọc kém…
1.1.4. Phương tiện quảng cáo
- Báo, tạp chí
- Radio, TV, phim ảnh quảng cáo
- Pano, billboard, biểu ngữ quảng cáo
- Bao bì
- Thư ngỏ, tờ rơi
- Internet (website, thư điện tử), mạng xã hội, …
- Phương tiện vận chuyển, nhà chờ xe bus,…
1.2. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
1.2.1. Định nghĩa
Marketing trực tiếp là hình thức tiếp thị thông qua việc sử dụng điện thoại, thư điện tử (email), marketing tận nhà,… tuy nhiên không sử dụng nhân viên chào hàng.
1.2.2. Mục đích
Mục đích của Direct Marketing là bán hàng trực tiếp không qua trung gian. Ngoài ra còn tác động đến nhận thức và hành động, dự định mua hàng sau này của khách hàng, cung cấp các thông tin để thúc đẩy quảng cáo truyền miệng.
1.2.3. Đặc điểm
- Tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng đặt mua qua mạng.
- Đo lường được hiệu quả của chiến lược.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức phi lợi nhuận,…
1.3. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
1.3.1. Định nghĩa
Bán hàng cá nhân là một trong các công cụ marketing chắc chắn không thể nào thiếu được dù với bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào. Personal Selling là bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua cá nhân nhân viên bán hàng tư vấn sản phẩm, thường được tiến hành trên cơ sở gặp mặt trực tiếp.
1.3.2. Mục đích
Nắm bắt tâm lý khách hàng và bán hàng nhanh chóng, khiến họ hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.
1.3.3. Đặc điểm
Là công cụ marketing có khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và xử lý chúng kịp thời phụ thuộc nhiều vào khả năng và khéo léo trong giao tiếp của nhân viên bán hàng.
Có khả năng thuyết phục từng khách hàng nên tỷ lệ “chốt đơn” thành công cao.
1.4. Quan hệ công chúng (PR)
1.4.1. Định nghĩa
Public Relations (PR) là bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ chức, hay giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau – Frank Jefkins.
PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng – theo viện PR của Anh.
1.4.2. Mục đích
PR là công cụ truyền thông marketing duy nhất trong danh sách này có mục đích chính không phải là bán hàng, mà là để tạo mối quan hệ tốt, hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Công chúng ở đây bao gồm công chúng nội bộ (nhân viên, quản lý, cộng tác viên) và công chúng bên ngoài (khách hàng, nhà đầu tư, giới trung gian, chính phủ và các nhóm công chúng khác).
1.4.3. Đặc điểm
- PR mang tính khách quan, nói cách khác thì các hoạt động pr sẽ khiến nhóm công chúng bên ngoài nói rằng “sản phẩm này tốt” thay vì tự bản thân doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó nói nó tốt.
- Thông điệp dễ chấp nhận.
- PR mang đến nhiều thông tin/lợi ích cụ thể hơn cho người tiêu dùng.
1.4.4. Các phương tiện của PR
- Phát hành ấn phẩm
- Tổ chức sự kiện
- Tin tức
- Quan hệ cộng đồng
- Xác định phương tiện truyền thông
- Vận động hành lang
- Đầu tư xã hội (tài trợ)
Tìm hiểu thêm: Phân biệt quảng cáo và PR
1.5. Xúc tiến bán (Sales Promotion)
1.5.1. Định nghĩa
Xúc tiến bán hay còn gọi là khuyến mại là hành vi khuyến khích cả việc bán và mua một sản phẩm hay dịch vụ.
1.5.2. Mục đích
- Thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn.
- Thu hút khách hàng mới, khuyến khích họ dùng thử sản phẩm.
- Cung ứng dịch vụ.
- Dẫn dụ các trung gian tiếp thị bán những mặt hàng mới, những hàng tồn kho.
- Kích thích bán hàng trong mùa vắng khách.
1.5.3. Đặc điểm
Khuyến mại có đặc điểm chính là vừa có khả năng truyền thông sản phẩm vừa chào mời và kích thích khách hàng mua sản phẩm. Tuy vậy nhưng khuyến mại chỉ có thể thực hiện trong 1 khoảng thời gian ngắn nhất định, không thể khuyến mại xuyên suốt được.
1.5.4. Phương tiện
Phương tiện truyền thông của khuyến mại phải kể đến như tặng hàng mẫu, phiếu mua hàng, voucher, giảm giá, chiết khấu, hội nghị bán hàng, hỗ trợ bán hàng,…
1.6. Marketing trên môi trường Internet (Internet Marketing)
1.6.1. Định nghĩa
Internet Marketing là một công cụ giúp chiêu thị sản phẩm thông qua môi trường Internet. Đây là một phạm trù rất rộng vì Internet bao gồm rất nhiều thứ từ Web, Blog, Social,…
Internet là nguồn tài nguyên rộng lớn mà không thể thiếu được với bất kỳ ai trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Chính vì thế trong các loại công cụ marketing thì Internet Marketing là công cụ chắc chắn không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào còn đang tồn tại.
1.6.2. Mục đích
Internet Marketing có rất nhiều hình thức và kênh truyền thông khác nhau nhưng đa phần là để bán hàng, tăng traffic (lượt tiếp cận), và độ nhận diện của sản phẩm/ dịch vụ đó.
1.6.3. Đặc điểm
- Luôn cập nhật những xu hướng mới nhất.
- Có khả năng tiếp cận cùng lúc nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
- Tốc độ truyền đạt thông điệp nhanh chóng.
- Là cầu nối vô cùng hiệu quả giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Giúp các hoạt động PR giải đáp thắc mắc, xử lý khủng hoảng nhanh chóng hơn.
2. Top các phương tiện truyền thông kỹ thuật số hiệu quả nhất
Ngoài những công cụ marketing được nêu trên, các marketer còn cần phải tìm hiểu về những kênh phương tiện truyền thông để kết hợp với các công cụ đó để thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả tối ưu nhất.
2.1. SEM (Search Engine Marketing)
Search Engine Marketing được dịch ra tiếng Việt nghĩa là Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. Đúng như tên gọi của SEM thì đây là một phương tiện truyền thông phổ biến trong Marketing Internet được đề cập ở trên.
Nói một cách dễ hiểu thì SEM giúp các doanh nghiệp, nhãn hàng có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với khách hàng có nhu cầu khi họ search sản phẩm đó trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như là Cốc Cốc, Google,… hay các mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
2.2. SEO (Search Engine Optimization)
SEO là một phần của SEM, SEO dùng để tối ưu hóa các nội dung cho 1 website nào đó để nó có thể nằm trên top của Google, Cốc Cốc,… Tức là khi người dùng search 1 từ khóa nào đó trên các công cụ tìm kiếm này thì từ nội dung đó sẽ hiển thị lên các kết quả đầu tiên.
Với tốc độ phát triển nội dung ngày càng hiện đại và nhanh chóng như hiện nay, ai cũng sẽ lựa chọn những nguồn thông tin đầu tiên và trên cùng để nhấp vào. Vì thế ngày nay các copywriter không đơn thuần chỉ là viết nội dung nữa, họ phải kết hợp với SEO để tối ưu hóa nội dung của mình khi được đăng tải lên để đạt được nhiều lượt tiếp cận và thu lại hiệu quả truyền thông cao.
2.3. Social Media Marketing
Thời gian trung bình mỗi ngày mà người Việt Nam dành cho các trang mạng xã hội là 4 tiếng. Với con số này, truyền thông mạng xã hội (social media) là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả hàng đầu hiện nay. Các hình thức marketing hiệu quả từ SEM, SMO, email Marketing,… đều không thể bỏ qua nguồn tài nguyên khách hàng dồi dào từ mạng xã hội cả.
Các trang Social nổi bật phải kể đến như Facebook, Instagram, Twitter,… Những trang mạng xã hội này có lượng người truy cập lớn và bạn là một trong số đó, bạn có thể tận dụng chính trang cá nhân của mình để tiếp thị sản phẩm hoặc cũng có thể tạo page để truyền thông tin, nội dung mà bạn cung cấp về sản phẩm của mình. Đây cũng là nơi mà các bài PR (Quan hệ công chúng) được đăng tải để tạo cái nhìn thiện cảm cho sản phẩm hoặc xử lý khủng hoảng 1 cách nhanh chóng.
2.4. Content Marketing
Content Marketing là hình thức tiếp thị bằng nội dung, những nội dung này có giá trị và ngắm đúng “điểm yếu” của khách hàng mục tiêu mà làm cho họ tự tìm đến để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình. Vì thế khi thực hiện các chiến lược về Content Marketing bạn cần tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ có suy nghĩ như nào và tìm cách tiếp cận họ bằng những thông tin bổ ích và thật sự có giá trị với họ.
Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng, đo lường hiệu quả chiến dịch Content Marketing
2.5. Video Marketing
Thay vì những con chữ nhàm chán mà không chắc sẽ nhiều người sẽ bỏ thời gian ra đọc, Video Marketing là hình thức tiếp thị thông qua video clip được đăng tải trên các website, mạng xã hội, hay quảng cáo ngoài trời,… Những video marketing hiện nay được lông ghép khá nhiều các yếu tố giải trí từ kịch bản đến hình ảnh, giọng nói khiến người xem thích thú nhấp vào xem nhưng trong đó vẫn chứa những nội dung liên quan đến sản phẩm nhằm thu hút khách hàng tiềm năng sử dụng chúng.
2.6. Email Marketing
Email Marketing là một trong những hình thức quảng cáo trực tiếp. Khách hàng sẽ có cảm giác như được quan tâm và chăm sóc khi mua sản phẩm/ dịch vụ đó. Từ đây có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng này. Ngoài ra khi tiếp thị qua email thì khách hàng cũng sẽ được tương tác với doanh nghiệp, nhãn hàng bằng cách reply lại email và được giải đáp thắc mắc kịp thời.
Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan từ WeWin: