Điểm qua 17 công cụ hỗ trợ tiếp thị (Marketing Collateral) phổ biến nhất hiện nay

Marketing không chỉ là viết nội dung hay thiết kế quảng cáo. Đây là một quá trình sử dụng phương tiện truyền thông kết hợp hoàn hảo để truyền tải thông điệp của bạn đến đúng người vào đúng thời điểm. Cùng WeWin tìm hiểu 17 công cụ hỗ trợ (Marketing Collateral) để hoạt động Marketing của thương hiệu thành công hơn!

1. Marketing Collateral là gì?

Marketing Collateral (công cụ hỗ trợ Marketing) là tập hợp các phương tiện hoặc tài liệu để truyền thông, quảng bá thông điệp, sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, bao gồm cả những tài vật lý và kỹ thuật số. Doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing Collateral để hỗ trợ việc bán các sản phẩm của mình.

Marketing Collateral là gì?
Marketing Collateral là gì?

Marketing Collateral có nhiều hình thức khác nhau – từ tài liệu quảng cáo sản phẩm, bảng dữ liệu đến landing pages của Website và bài đăng trên nền tảng mạng xã hội. Dù là hình thức nào, tất cả chúng đều được dùng để phục vụ mục các đích chung của doanh nghiệp như:

  • Thu hút sự chú ý của khách hàng
  • Cung cấp thông tin, truyền thông về sản phẩm
  • Thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng
  • Xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm với khách hàng

Các doanh nghiệp sẽ  sử dụng công cụ hỗ trợ Marketing khác nhau tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu, mục tiêu Marketing và giai đoạn trong hành trình mua của khách hàng. Ví dụ: một công ty SAAS bán hàng cho các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng nghiên cứu trực tuyến làm công cụ và bán các phần mềm của mình, trong khi một công ty B2C bán quạt có thể sử dụng tài liệu quảng cáo để bán sản phẩm.

2. Chức năng của Marketing Collateral

Marketing Collateral có thể trở thành nền tảng của một chiến lược Marketing thành công. Đó là việc thúc đẩy khách hàng tiềm năng thông qua kênh bán hàng và cuối cùng chuyển đổi họ thành khách hàng mua sắm thực sự.

Ngoài ra, chức năng khác của Marketing Collateral là thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, những công cụ hỗ trợ Marketing  này cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ và nâng cao quy trình bán hàng
  • Tạo nhận thức về thương hiệu
  • Giáo dục kiến thức sản phẩm, kiến thức thương hiệu tới khách hàng
  • Tăng khả năng nhớ lại thương hiệu
  • Nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng

3. Các loại Marketing Collateral khác nhau

Công cụ hỗ trợ Marketing có thể được chia thành hai loại: công cụ hỗ trợ ngoại tuyến, công cụ hỗ trợ trực tuyến. Vậy hai loại công cụ này có những đặc điểm gì nổi bật, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 2 loại Marketing Collateral này.

3.1. Công cụ hỗ trợ Marketing ngoại tuyến

Công cụ hỗ trợ Marketing ngoại tuyến giúp doanh nghiệp phục vụ những khách hàng không truy cập trực tuyến hoặc không thể tiếp cận sản phẩm, dịch vụ thông qua các kênh Digital Marketing. Một số ví dụ phổ biến về công cụ hỗ trợ Marketing ngoại tuyến bao gồm:

  • Tài liệu quảng cáo: Đây là những tài liệu dạng giấy nhằm cung cấp thông tin chi tiết chuyên sâu về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Chúng cũng bao gồm thông tin công ty và chi tiết liên lạc để khách hàng có thể liên hệ khi cần
  • Danh thiếp: Danh thiếp được trao đổi trong các cuộc họp chính thức và hay các cuộc gặp mặt như một cách giới thiệu. Chúng thường có logo, tên, chức danh và thông tin liên hệ của nhân viên.
  • Tài liệu giáo dục: Loại Marketing Collateral này được các công ty B2B sử dụng để cung cấp thông tin tới nhóm khách hàng mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ của họ. Nó bao gồm các hướng dẫn, hình ảnh minh họa, công dụng, giá bán, v.v.
Công cụ hỗ trợ Marketing ngoại tuyến
Công cụ hỗ trợ Marketing ngoại tuyến
  • Bảng thông số kỹ thuật của sản phẩm: Bảng thông số kỹ thuật giúp cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm các tính năng, lợi ích, ứng dụng,… để khách hàng mục tiêu thấy được giá trị của sản phẩm.
  • Tờ rơi sản phẩm: Tờ rơi sản phẩm cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ. Chúng thường được sử dụng trong các chiến dịch Marketing và dưới dạng tài liệu phát tay.
  • Catalogues: Tài liệu Marketing này chứa danh sách các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp.
  • Danglers trong cửa hàng: Chúng được làm dưới dạng sticker hoặc tem treo trên trần tại các cửa hàng. Nó giúp quảng bá sản phẩm cũng như những chương trình khuyến mãi đang diễn ra.
  • Phiếu bảo hành: Phiếu bảo hành giúp khách hàng yên tâm hơn bằng cách bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng cũng bao gồm thông tin chi tiết về nội dung bảo hành và những cam kết của doanh nghiệp.

3.2. Công cụ hỗ trợ Marketing trực tuyến

Công cụ hỗ trợ Marketing trực tuyến đề cập đến các tài liệu Marketing tồn tại trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số và cũng được sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện nay,  một số công cụ hỗ trợ Marketing trực tuyến phổ biến thường được các doanh nghiệp sử dụng bao gồm:

  • Landing page: Đây là một phần của Website – nơi khách truy cập khi họ nhấp vào quảng cáo trực tuyến. Nó được thiết kế để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và khuyến khích người truy cập thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như đăng ký nhận Email, mua hàng, v.v.
  • Tin nhắn qua email: Tin nhắn qua email được gửi thường xuyên đến người đăng ký và thường bao gồm nội dung quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Banners và Quảng cáo hiển thị: Đây là không gian trên các Website của các đối tác mà doanh nghiệp có thể mua để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Banner là một công cụ hỗ trợ Marketing trực tuyến
Banner là một công cụ hỗ trợ Marketing trực tuyến
  • Product Page: Product Page là Website cung cấp thông tin về một sản phẩm cụ thể, chẳng hạn như các tính năng và lợi ích, giá cả và cách mua sản phẩm đó.
  • Bài đăng trên blog: Bài đăng trên blog là những bài viết được xuất bản trên một blog. Chúng có thể về bất kỳ chủ đề nào, nhưng thường bao gồm thông tin liên quan đến lĩnh vực cung cấp của doanh nghiệp.
  • Bài đăng trên mạng xã hội: Bài đăng trên mạng xã hội là hình ảnh, chữ, video trên các nền tảng mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, Twitter, Instagram,…
  • Video hướng dẫn: Đây  là những video hướng dẫn người xem cách làm điều gì đó. Chúng có thể về bất kỳ chủ đề nào nhưng thường liên quan đến việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
  • Sách điện tử : Đây là loại sách kỹ thuật số có thể tải xuống và đọc trên thiết bị điện tử, chẳng hạn như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.
  • Chữ ký email: Là văn bản, hình ảnh xuất hiện ở cuối email của doanh nghiệp gửi tới khách hàng. Nó có thể bao gồm thông tin về người gửi, chẳng hạn như tên, chức danh công việc và thông tin liên hệ của họ.

4. Những ví dụ về Marketing Collateral trong thực tế

Trong thực tế, Marketing Collateral đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và rất phổ biến trong các hoạt động truyền thông, tiếp thị. Không chỉ cung cấp đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ, Marketing Collateral còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn.

4.1. Nike Catalogue

Đây là catalog in truyền thống của Nike. Nó bao gồm hình ảnh sản phẩm đẹp và rõ ràng, mô tả những thông tin cơ bản như màu sắc, kích thước và giá cả. Người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về danh mục những sản phẩm mà Nike đang cung cấp và dễ dàng đưa ra sự lựa chọn khi mua

Nike Catalogue
Nike Catalogue

4.2. Tài liệu giới thiệu về Đại học Cambridge

Tài liệu giới thiệu  này của Đại học Cambridge là một ví dụ tuyệt vời về cách các trường đại học sử dụng tài liệu quảng cáo để quảng bá chương trình học cũng như các dịch vụ của họ.

Tài liệu giới thiệu về Đại học Cambridge
Tài liệu giới thiệu về Đại học Cambridge

4.3. Video thông tin Canva

Canva là một công ty SAAS cung cấp nền tảng thiết kế trực tuyến. Công cụ hỗ trợ Marketing của họ là một video giải thích, giới thiệu có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá sản phẩm của họ. Người xem có thể nhận thấy những giá trị mả Canva mang lại như: dễ dùng, thao tác nhanh, công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho những người không chuyên về thiết kế, v.v.

Marketing  luôn đòi hỏi các phương tiện để tiếp cận khách hàng bằng thông điệp của mình. Trong những ngày đầu, Marketing Collateral được sản xuất dưới dạng ngoại tuyến như tờ rơi, posters, brochures, v.v. Sau đó hoạt động Marketing  phát triển để bao gồm quảng cáo trên báo in , quảng cáo trên truyền hình và cuối cùng là internet.

Nhìn chung, các công cụ hỗ trợ Marketing (Marketing Collateral) có tác dụng lớn đến việc truyền thông thông điệp, giá trị sản phẩm và sau đó là bán hàng. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, Marketing Collateral ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, để có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn