Các vấn đề như xin giấy phép quảng cáo ở đâu? Thủ tục xin giấy phép quảng cáo gồm có gì? Cùng một số vấn đề về hồ sơ và thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.
1. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Để xin giấy phép quảng cáo ngoài trời thì một bộ hồ sơ đầy đủ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy giấy phép quảng cáo ngoài trời
– Bản sao hoặc giấy chứng nhận, giấy đăng ký:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo
- Giấy đăng ký chất lượng hàng hoá (hay những giấy tờ tương tự liên quan đến chất lượng hàng hoá)
- Hợp đồng giữa đơn vị xin giấy phép quảng cáo với người có quyền sử dụng hay sở hữu vị trí đặt biển
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuất ( Đối với biển quảng cáo ngoài trời khổ nhỏ tại nơi)
- Giấy tờ đi kèm hồ sơ phải có giá trị pháp lý
– Bản mẫu thiết kế của biển quảng cáo ngoài trời
– Văn bản thỏa thuận hai bên giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo.
Lưu ý: Bản sao có giá trị về pháp lý và còn hạn sử dụng
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép hồ sơ
Hồ sơ xin giấy phép treo biển quảng cáo sẽ nộp trực tiếp và chờ phê duyệt, cấp phép tại Sở Văn hoá – Thông tin hoặc Bộ Văn hóa Thông tin của các tỉnh thành trên cả nước.
Bộ/ Sở Văn hoá – Thông tin sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt và cấp giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài cho các loại hình thức quảng cáo như sau:
- Quảng cáo bảng, biển khổ lớn: Billboard, Pano, Trivision, màn hình Led
- Các loại quảng cáo đặt ở nơi công cộng như: ngã tư đường, trục đường chính
- Các loại bảng biển quảng cáo khổ nhỏ
- Các vật thể quảng cáo phát quang, vật thể trên không, dưới nước
- Quảng cáo ngoài trời trên các phương tiện giao thông hay vật thể di động
Lưu ý: Quảng cáo được đặt tại tỉnh nào thì xin giấy phép tại Sở Văn hoá – Thông tin hoặc Bộ Văn hóa Thông tin của tỉnh đó.
3. Thời hạn cấp phép quảng cáo ngoài trời
Giấy phép quảng cáo sẽ được cấp phép trong thời gian 10 ngày, nếu:
- Hồ sơ xin giấy phép hợp lệ, đầy đủ thông tin và giấy tờ
- Hồ sơ được nộp tại Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin
- Nếu không có sai sót thì giấy phép được cấp trong 10 ngày
Trong trường hợp không hợp lệ thì có thể giải quyết bằng cách:
- Xem xét và hoàn chỉnh lại giấy tờ đã nộp trong hồ sơ
- Sửa đổi và bổ sung theo văn bản cụ thể mà Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin hồi đáp
- Tìm hiểu lý do vì sao không phê duyệt và chấp nhận giấy phép và xử lý
- Có thể trực tiếp đến Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin để tìm hiểu và nhờ tư vấn, giải đáp
4. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời tương đối đơn giản gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin
- Thủ tục xin giấy phép quảng cáo gồm 3 bước
- Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì hồ sơ sẽ bị trả về. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhận và hoàn thiện, sau đó nộp lại cho Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin.
- Bước 3: Sau khi hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan. Thì sẽ nhận giấy hẹn và chờ đợi phê duyệt để nhận giấy phép quảng cáo.
5. Lệ phí xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Lệ phí xin giấy phép quảng cáo ngoài trời được quy định theo Thông tư 64/2008/TT-BTC. Lệ phí sẽ thu từ các quảng cáo trên bảng, biển, Pano, Billboard và các hình thức tương tự cụ thể như sau:
- Diện tích từ 40 mét vuông trở lên: 600.000đ/1 giấy phép
- Diện tích từ 30 mét vuông đến dưới 40 mét vuông: 500.000đ/1 giấy phép
- Diện tích từ 20 mét vuông đến dưới 30 mét vuông: 400.000đ/1 giấy phép
- Diện tích từ 10 mét vuông đến dưới 20 mét vuông: 200.000đ/1 giấy phép
- Diện tích từ dưới 10 mét vuông: 100.000đ/1 giấy phép
Lưu ý: Mức lệ phí trên có thể thay đổi theo thời gian nên tìm hiểu mức lệ phí theo thời gian hiện hành
6. Quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
- Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Không gây cản trở, không gây mất thẩm mỹ.
- Phải tuân thủ quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành và địa phương
- Đối với các quảng cáo có sử dụng âm thanh thì không được vượt mức độ ồn cho phép
- Đối với quảng cáo trên phương tiện giao thông thì không được quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện. Và đảm bảo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt của phương tiện đó
- Tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh luật quảng cáo hiện hành tại Việt Nam
- Đảm bảo việc xin giấy phép quảng cáo theo đúng quy định
Như vậy, các bạn vừa tham khảo qua các vấn đề liên quan đến hồ sơ và thủ tục xin giấy phép quảng cáo. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho quý bạn đọc trong việc xin giấy phép quảng cáo ngoài trời.
Các bạn có thể liên hệ với WeWin để nhận được sự tư vấn, giải đáp các vấn đề về các dịch vụ quảng cáo ngoài trời. WeWin luôn đồng hành cùng khách hàng để giải quyết từ A đến Z các thủ tục, hồ sơ xin giấy phép và triển khai các chiến dịch quảng cáo ngoài trời.
WeWin Media là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp quảng cáo ngoài trời hàng đầu tại Việt Nam. WeWin có thể thực hiện các dự án quảng cáo ngoài trời trọn gói từ thủ tục, vị trí đặt đến thiết kế quảng cáo, thi công.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin từ Blog và fanpage chính chủ của WeWin.
Tìm hiểu thêm: