Phỏng vấn xin việc là một kỹ năng cá nhân, trong đó khả năng tương tác với người phỏng vấn và nói lên suy nghĩ của bạn là những yếu tố thiết yếu để có được công việc mong muốn, nó quan trọng không kém gì các bằng cấp được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn. Dưới đây là một số kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp bạn được tuyển dụng.
1. Chuẩn bị
Việc chuẩn bị trước khi phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng. Các nhà tuyển dụng hoàn toàn biết được bạn có đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hay không. Các câu trả lời của bạn và sự tự tin của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không dành thời gian để chuẩn bị đúng cách.
Bạn nên có ít nhất một tiếng để chuẩn bị. Nó sẽ giúp bạn tăng thêm sự tự tin của mình và gây ấn tượng với người phỏng vấn.
Dưới đây là công thức mẫu, một bài tập chuẩn bị cho bạn trước buổi phỏng vấn trong 60 phút:
- 5 phút đọc lại và phân tích bảng mô tả công việc, đồng thời tập trung vào các yêu cầu và trách nhiệm của công việc, để điều chỉnh câu trả lời của bạn theo yêu cầu và những khía cạnh quan trọng nhất của công việc.
- 5 phút đọc lại sơ yếu lý lịch (CV), thư xin việc của bạn để xem lại cách và lý do bạn đã tự giới thiệu bản thân ngay từ đầu.
- 15 phút nghiên cứu các câu hỏi phỏng vấn thông thường mà mọi người đều hỏi cho vị trí và ngành mà bạn chọn.
- 20 phút thực hành trả lời trước cho những câu hỏi này và nhớ rằng có thể lấy ví dụ về một số kinh nghiệm làm việc, điểm nổi bật hoặc công việc trước của bạn như các thành tích, thành tựu, học hỏi được gì.
- 15 phút cuối sẽ dành cho việc nghiên cứu về công ty, xem xét lịch sử, sứ mệnh và giá trị của công ty cũng như các dự án gần đây. Bạn không cần phải nhớ hết tất tần tật mọi thứ về công ty ứng tuyển, nhưng bạn nên nhớ các giai đoạn và dự án quan trọng để thể hiện rằng mình yêu mến và thực sự muốn đóng góp cho công ty phỏng vấn.
Hãy thực hành làm cho nó trở nên hoàn hảo hoặc ít nhất 1 đến 2 lần, giúp bạn biết rằng bạn đã cố gắng hết sức để chuẩn bị. Ngoài việc tự mình thực hiện các bước này, hãy nhờ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình đóng vai người phỏng vấn để bạn có thể làm quen với việc trả lời các câu hỏi và bấm thời gian trả lời.
Mẹo: Hãy chuẩn bị trước các nội dung chia sẻ về những thành tích của bạn với những người phỏng vấn. Bạn có thể cho người phỏng vấn thấy được những gì bạn đã thực hiện được trong các vai trò trước đây.
2. Kịp thời
Bạn nên đến sớm một chút trước giờ phỏng vấn để không bị căng thẳng và gấp gáp.
Khi phỏng vấn offline
Làm bất cứ điều gì bạn cần làm để đến đó trước thời gian phỏng vấn từ 10 đến 15 phút để chuẩn bị mọi thứ từ tinh thần tới các vật dụng cần thiết, đặt báo thức, hoặc đi sớm hơn để tránh việc kẹt xe hay một số sự cố ngoài ý muốn.
Khi phỏng vấn online
Nếu bạn tham gia một cuộc phỏng vấn online qua video, hãy đảm bảo rằng tất cả các thiết bị công nghệ của bạn đều hoạt động tốt và đường truyền Internet mạnh.
3. Suy nghĩ trước khi nói
Một câu trả lời đã được chuẩn bị kỹ bao giờ cũng tốt hơn một câu trả lời vội vàng chưa chuẩn bị. Tất nhiên, bạn không muốn ngồi đó im lặng trong năm phút để suy nghĩ về một câu hỏi, nhưng bạn có thể dành vài giây để suy nghĩ trước khi nói.
Có một số cách để trì hoãn nếu bạn không chắc chắn câu trả lời của mình. Tránh “ừm” và “ừ” và dành thời gian cho bản thân bằng cách lặp lại câu hỏi của người phỏng vấn hoặc bằng cách sử dụng cụm từ như, “Đó là một câu hỏi thú vị!” hoặc “Tôi thực sự nghĩ về điều đó khi tôi đọc một bài báo về chủ đề tương tự, và…”
Nếu bạn thực sự bối rối, bạn có thể nói, “Đây là một vâu hỏi thú vị. Tôi thực sự chưa bao giờ được hỏi điều này trước đây vì thế hãy cho tôi dành một chút thời gian để suy nghĩ về điều này”.
4. Nói rõ ràng, trôi chảy và chặt chẽ.
Trong tất cả các câu hỏi, bạn cần trả lời đơn giản và rõ ràng, truyền đạt càng nhiều thông tin có giá trị về bản thân càng tốt. Nói quá nhanh có thể khiến bạn bị vấp và trông có vẻ lo lắng, căng thẳng.
Hãy hít thở sâu và cố gắng có để chậm lại và nói một cách thong thả và bình tĩnh nhất. Nó sẽ giúp bạn tránh được việc căng thẳng khi phỏng vấn.
5. Thể hiện sự tự tin
Mặc dù bạn nên thể hiện rõ về bản thân, kinh nghiệm và thành tích của mình, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không tỏ ra kiêu ngạo, tự ái hoặc tự quan trọng hóa bản thân. Cho dù bạn làm tốt công việc của mình đến đâu, bạn sẽ gặp vô số trở ngại nếu bạn thiếu cảm xúc để làm việc theo nhóm và hòa đồng với quản lý, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Bạn hãy tạo cho bản thân mình một cảm giác tự tin và chân thành, hãy khiêm tốn khi bạn nói về những thành tích của mình.
6. Lắng nghe
Bất kỳ ai cũng có thể gật đầu hoặc mỉm cười nhưng có bao nhiêu người thực sự lắng nghe? Các cuộc phỏng vấn khó khăn ở chỗ ứng viên cần phải lắng nghe câu hỏi của người phỏng vấn để chuẩn bị cho câu trả lời của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn không tập trung lắng nghe ngay từ đầu, bạn có thể bỏ lỡ ý chính của câu hỏi và kết quả là câu trả lời của bạn có thể bị lép vế hoàn toàn so với những đối thủ khác.
Hãy nắm bắt đúng thời điểm và đừng để bản thân bị bó buộc, ngay cả khi có cảm giác người phỏng vấn đang nói không ngừng. Việc chuẩn bị sẽ giúp ích rất nhiều (bạn có tài liệu sẵn sàng để thảo luận và không phải nghĩ quá nhiều thứ), nhưng kỹ năng lắng nghe tốt và khả năng tập trung là chìa khóa giúp bạn thành công.
7. Thể hiện sự lạc quan
Sử dụng cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự lạc quan và tích cực của bạn. Không một công ty nào muốn thuê một người có thái độ không tốt hay bi quan cả. Cho dù hoàn cảnh của bạn có đang khó khăn đến đâu, cũng đừng mang theo nó nào vào phòng phỏng vấn. Điều đó có nghĩa là đừng nói xấu sếp cũ/ công ty cũ của bạn hoặc bất kỳ công ty nào khác mà bạn đã từng liên hệ, và đặc biệt là đừng phàn nàn về hoàn cảnh cá nhân của bạn.
Hãy tự nhiên, thể hiện quan điểm bản thân thật sự hợp lý và lạc quan. Ví dụ, khi có tình huống khó khăn, bạn nên đề cập đến cách bạn có thể đã giúp giải quyết một việc nào đó nhưng bạn không đủ thời gian hay nhân lực và qua đó thể hiện những gì bạn học được đã khiến bạn trở thành một nhân viên tốt hơn.
Bạn nên nhớ rằng, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng rất quan trọng như lời nói của bạn. Bước vào với nụ cười trên môi, bắt tay tự tin, chắc chắn và ngồi thẳng vào bàn, hơi nghiêng người về phía trước để bắt đầu tham gia vào cuộc trò chuyện.
8. Sự quan tâm
Bạn phải thể hiện cho người phỏng vấn thấy rằng bạn rất quan tâm đến công việc này. Quan trọng là không nên tỏ ra thất vọng khi được thuê cho công việc này hoặc cho bất kỳ công việc nào. Đôi khi, có thể hữu ích nếu coi buổi phỏng vấn là buổi hẹn hò đầu tiên theo một cách chuyên nghiệp. Một bầu không khí lạnh nhạt, không có tinh thần hoặc đơn điệu có thể sẽ khiến người phỏng vấn mất hứng thú, đồng thời cũng sẽ khiến người phỏng vấn trở nên chán nản.
Bất kể bạn muốn hay cần công việc này như thế nào, tránh hành động một cách tuyệt vọng – nài nỉ hoặc năn nỉ để được nhận vào làm việc. Hãy thể hiện sự quan tâm thực sự đến vai trò của vị trí bạn đang phỏng vấn và cả với công ty cũng như niềm đam mê đối với công việc bạn làm. Bạn nên ghi nhớ rằng bạn sẽ là một tài sản quý giá đối với các nhà tuyển dụng.
9. Nói thêm về mặt hạn chế, điểm yếu của bản thân
Mặc dù bạn có thể đưa ra một bài thuyết trình ngắn gọn để bạn giới thiệu bản thân, tóm tắt kinh nghiệm làm việc có giá trị nhất của mình, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái khi nói về bản thân mình và hơn thế nữa. Biết nói về cả điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đồng thời nhấn mạnh những phẩm chất tốt nhất cũng như kỹ năng tuyệt vời nhất của bạn, đưa ra những phương hướng tích cực để cải thiện các điểm yếu của bản thân.
Bạn cũng có thể kiểm soát cuộc trò chuyện ở một mức độ nào đó. Ví dụ, nếu một người phỏng vấn cố gắng đánh lạc hướng bạn bằng một câu hỏi hóc búa như “Bạn đã bao giờ có trải nghiệm tồi tệ với nhà tuyển dụng chưa?” hoặc “Hãy kể cho tôi nghe về một lần đồng nghiệp không hài lòng với bạn” bạn có thể trả lời câu hỏi của họ và chuyển câu trả lời của bạn thành tích cực: một ý tưởng hoặc ví dụ cho thấy bạn đã thay đổi hoặc trưởng thành như thế nào từ tình huống đó. Đặc biệt, bạn cũng nên có những câu hỏi của riêng mình để hỏi người phỏng vấn.
10. Bày tỏ sự biết ơn
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc nói hai từ “Cảm ơn”. Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên nói lời cảm ơn những người phỏng vấn vì đã dành thời gian và cơ hội cho bạn, để bạn có thể tìm hiểu thêm về vị trí này.
Khi về đến nhà, bạn phải luôn gửi một Email cảm ơn. Nếu không, người phỏng vấn có thể coi sự im lặng của bạn như một dấu hiệu cho thấy bạn không thực sự quan tâm đến vị trí đó. Một cuộc khảo sát của Accountemps cho thấy rằng 80% nhà tuyển dụng cân nhắc lời cảm ơn khi quyết định thuê một ứng viên, nhưng chỉ có khoảng 24% ứng viên gửi chúng. Vì vậy, dành một vài phút để thể hiện sự biết ơn của bạn đối với người phỏng vấn đã giành thời gian cho bạn.
Bài học rút ra
- Luyện tập: Hãy dành thời gian để thực hành cách trả lời của bạn cho những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất.
- Chuẩn bị trước: Các cuộc phỏng vấn sẽ bớt căng thẳng hơn nếu bạn chuẩn bị trước bao gồm cả những gì bạn sẽ mặc và nơi bạn cần đến.
- Quan trọng: Luôn theo dõi sau cuộc phỏng vấn xin việc bằng email và ghi chú cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho họ.
Tìm hiểu thêm: