NIELSEN: “Thất bại trong ngắn hạn để xây dựng nhận thức thương hiệu cho bán hàng lâu dài”

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, rất nhiều công ty đã sử dụng marketing chủ yếu để chạy các chương trình nhằm gia tăng doanh số mà bỏ qua việc tăng cường nhận thức thương hiệu. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới thương hiệu, vậy những ảnh hưởng này là gì? Hãy cũng WeWin Media tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Theo quy tắc chung, theo Imran Hirani, Phó Chủ tịch Quản lý Chiến lược tại Nielsen cho rằng: 60% nỗ lực Marketing của một tổ chức nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu (phễu trên) và 40% vào chuyển đổi (phễu dưới). 

Tuy nhiên, trong đại dịch COVID-19, các thương hiệu đã tập trung nhiều hơn vào việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua, hơn là tăng cường nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng và người mua hàng. Với “chủ nghĩa ngắn hạn ấy”, Hirani cho rằng chúng có thể gây thiệt hại lâu dài cho công ty.

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu
Xây dựng nhận diện thương hiệu

Là Tác giả của báo cáo/ nghiên cứu mới nhất cho Nielsen mang tên “Hãy thống trị thương hiệu của bạn: Tăng trưởng dài hạn yêu cầu một chiến lược Marketing cân bằng” , Hirani chỉ ra  rằng một điểm tăng trưởng  trong các chỉ số ở phễu trên (Xây dựng nhận diện thương hiệu) sẽ tương ứng với một phần trăm doanh số bán hàng. Hirani cũng cho rằng: Bạn không thể mua những gì bạn không biết là có tồn tại hoặc không có sự hứng thú”. Thêm nữa, “Nếu doanh nghiệp của bạn chưa hoàn thành công việc xây dựng nhận thức và thu hút người tiêu dùng, sẽ rất khó để chuyển đổi họ”. 

2. Cách xây dựng thương hiệu trong bối cảnh Covid -19

Theo Hirani, sẽ có ba cách để tăng nhận biết thương hiệu chính đó là: phân phối, sử dụng thương hiệu thường xuyên và Marketing. Việc phân phối chính là đưa các sản phẩm lên kệ hoặc đưa tên thương hiệu lên mặt tiền của cửa hàng. Việc sử dụng thương hiệu thường xuyên chính là việc đưa logo lên sản phẩm, quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu đối với người mua.

Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, khách hàng không thường xuyên ra ngoài, hạn chế tiếp xúc thì hai nguồn đầu tiên đã bị giảm sút và Marketing đã gần như thay thế chúng. Hirani đã khuyên rằng: “Hãy sử dụng hoạt động Marketing để bù đắp sự mất mát trong hai kênh còn lại, bởi vì đó là nguồn mà các Marketer có thể kiểm soát.” 

Cách xây dựng thương hiệu trong bối cảnh Covid -19
Cách xây dựng thương hiệu trong bối cảnh Covid -19

2.1. Dấu hiệu nhận biết vấn đề

Hirani cũng cho rằng một trong số các chỉ số chính cho thấy thương hiệu của bạn cần được đầu tư mới đó là: “Bạn sẽ bắt đầu thấy rằng triển vọng bán hàng dài hạn của mình không tăng lên. Bạn cũng sẽ bắt đầu thấy giảm hiệu quả trong các nỗ lực ở phễu thấp hơn của mình — đó là một dấu hiệu lớn, điều đó cho thấy rằng bạn đã không tạo được cơ sở đủ rộng 

2.2. Định hướng lại nội bộ

Khi giảm hiệu quả của các chiến thuật chuyển đổi thành công, bạn có thể vượt qua những trở ngại lớn nhất để đầu tư Marketing tăng nhận thức thương hiệu, đặc biệt là với nội bộ. Các bộ phận trong nội bộ như: bộ phận kinh doanh, giám đốc điều hành và nhà đầu tư có thể đang quá tập trung vào việc bán hàng ngay lập tức, dẫn đến họ ngần ngại thay đổi định hướng sang xây dựng thương hiệu. 

Định hướng lại nội bộ
Định hướng lại nội bộ

Điều bạn cần làm là phải nhấn mạnh những nguy cơ nếu không đầu tư vào Marketing xây dựng thương hiệu, chỉ ra những tác động lâu dài của việc không xây dựng thương hiệu có thể ảnh hưởng tới thương hiệu trong dài hạn. Từ đó thuyết phục họ điều chỉnh thêm những hoạt động nâng cao nhận thức thương hiệu để tránh những rủi ro đó. Không để đối thủ bỏ bỏ lại quá xa.

Khi đã tái cân bằng được các khoản đầu tư cho marketing, bạn cần theo dõi tiếp tới những đối thủ cạnh tranh đối với thương hiệu. Mặc dù tập trung 60% nguồn lực cho phễu trên, tuy nhiên cũng cần tuân theo kim chỉ nam vững chắc là “không được để đối thủ bỏ lại quá xa” để hành động. Nếu các đối thủ cạnh tranh chính của bạn đang tăng cường nỗ lực nâng cao nhận thức về thương hiệu của họ bằng các quảng cáo linh hoạt, quan hệ đối tác, liên kết và những thứ tương tự, bạn nên xem xét tập trung thêm nhiều nguồn lực hơn vào việc xây dựng thương hiệu, để không bị lu mờ, bỏ xa trên thị trường.

Một điều khác cần ghi nhớ: “Khi bạn nói về cách bạn tối ưu hóa chiến thuật marketing Mix của mình, sẽ khác khi bạn tối ưu hóa để bán hàng,” Hirani cảnh báo. Tránh giả định rằng những gì hoạt động cho phễu dưới cũng sẽ hoạt động tốt cho phễu trên. “Đôi khi có mối tương quan, nhưng nhìn chung có sự khác biệt lớn về mức độ hiệu quả của các kênh đối với kênh trên so với kênh dưới. Cần có sự cân bằng không chỉ từ góc độ thông điệp mà còn từ góc độ kênh ”.

3. Kết luận

Từ những chia sẻ của Hirani, có thể thấy rằng việc quảng bá thương hiệu phải luôn được các doanh nghiệp chú trọng, phát huy thay vì chỉ chăm chăm vào chuyển đổi khách hàng. Bởi hành trình của khách hàng luôn khởi đầu từ việc nhận biết (Awareness), do đó nếu không tăng cường xây dựng thương hiệu đối với công chúng, khách hàng sẽ không thể biết được đến thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn để đi tới các bước chuyển đổi tiếp theo. Từ đó, bạn đã thất bại ngay trong bước đầu tiên chinh phục khách hàng, và đương nhiên doanh số sẽ giảm sút, ảnh hưởng lâu dài tới thương hiệu và doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Team

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn