Vai trò của CMO đang bị đe doạ và dần bị thay thế bởi điều gì?

Vai trò của CMO đối với một số doanh nghiệp còn gây ra nhiều tranh cãi. Liệu họ có đang kỳ vọng quá cao hay khả năng của CMO còn hạn chế? cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Thực trạng vai trò của CMO trong những năm gần đây

Vai trò của CMO trong những năm gần đây
Vai trò của CMO trong những năm gần đây

CMO Gap ra mắt sau chỉ 11 tháng, đây chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt các cuộc khởi hành của CMO diễn ra vào năm 2019. Một tuyên bố từ Gap đã tuyên bố rõ ràng rằng vai trò của CMO cần được “xác định lại”. 

Doanh số trên toàn cầu của Gap đã bị giảm sút trong vài quý gần đây và việc đưa về một giám đốc điều hành Marketing có năng lực cao dường như không thể khiến tình thế xoay chuyển nhanh chóng. 

Điều này đã và đang xảy ra ở khắp các công ty lớn nhỏ, hầu hết họ đều đặt ra những kỳ vọng quá cao đối với 1 CMO, tuy nhiên khi lợi nhuận có vẻ giảm sút thì dễ dẫn đến sự thất vọng cao. Do đó, nhiệm kỳ trung bình của một CMO là khoảng hai năm.

Tại DMN, chúng tôi đã có những thảo luận về tương lai của CMO vào năm ngoái và sang tới năm 2020, mọi thứ có vẻ không ổn hơn. Dường như có một số vấn đề đối với vai trò của CMO trong công ty cần được xem xét lại.

Thông thường, các CMO đến các công ty được kỳ vọng khá cao, tuy nhiên đến một giai đoạn nào đó khi mọi thứ đã dần ổn định và đi tới thoái trào, sai lầm dần dần diễn ra ở các bộ phận sẽ dẫn đến sự thất vọng đối với CMO. 

2. Vai trò của các CMO không được coi trọng khi nào?

Vai trò của các CMO không được coi trọng khi nào?
Vai trò của các CMO không được coi trọng khi nào?

Vai trò CMO của quá hẹp trong phạm vi: CMO không thể thay đổi và sửa chữa mọi thứ như mong đợi. Văn hóa làm việc độc hại, khả năng lãnh đạo kém, quy trình hoạt động không thông suốt- đây là tất cả những thứ góp phần gây ra các vấn đề của công ty và không thể khắc phục được bằng cách thay đổi hay tuyển mới một CMO. Việc xây dựng hoặc triển khai những thay đổi cần thời gian và không thể diễn ra chỉ trong ngày một ngày hai. Do vậy một giám đốc điều hành C-suite đơn lẻ không thể cứu một công ty đang chìm xuống.

Các thương hiệu thích ứng chậm và họ không có tính nhất quán: Các thương hiệu kế thừa và miễn cưỡng thích ứng với những kỳ vọng thay đổi nhanh chóng của khách hàng và lãnh đạo cấp cao nhất. Tuy nhiên những thay đổi này thường đột ngột và không mang tính nhất quán cao do đó có thể ngay khi cả 1 CMO mang đến những luồng gió mới, thay đổi tích cực thì thương hiệu cũng chưa thể có những thay đổi ngay lập tức.

Marketing không thực sự là vấn đề: Một số tổ chức đã có thể chẩn đoán không chính xác vấn đề kinh doanh không hiệu quả thực sự là do tiếp thị hay các vấn đề khác. Do vậy khi các CMO mới về, đôi khi sẽ không thể cải thiện nhiều được về tình hình kinh doanh bởi lý do nằm ở những bộ phận khác.

3. Vị trí CMO sẽ bị chuyển hoá thành những vị trí nào?

Từ những lý do trên, đây có thể là kết quả xảy đến với một CMO, bởi CMO cần phải đối mặt với sự tái sinh trong những năm tháng tới để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Gia tăng doanh số đóng vai trò ngày càng lớn trong các công ty.

Giám đốc Tăng trưởng: Đây là người kế nhiệm cao nhất cho vai trò Giám đốc marketing hiện tại. Bởi vì tăng trưởng là một thuật ngữ trừu tượng hơn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của một tổ chức cụ thể.

Giám đốc Doanh thu:  Doanh thu là tên mới của CMO trong tương lai. Như những tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian trước, bán hàng, tiếp thị, hoạt động và tài chính ngày càng được liên kết và tích hợp. Vì vậy có ý nghĩa rằng Giám đốc doanh thu sẽ giám sát toàn bộ cửa hàng.

Giám đốc Trải nghiệm khách hàng
Giám đốc Trải nghiệm khách hàng

Giám đốc Trải nghiệm khách hàng: Trong thời đại 4.0, trải nghiệm khách hàng cần được đa dạng hoá, cá nhân hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Do đó, CMO đôi khi sẽ cần biến đổi để trở thành một Giám đốc Trải nghiệm khách hàng để thể phụ trách mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng, liên quan đến bán hàng, marketing công nghệ, thiết kế và nội dung.

4. Kết luận

Marketing đang mở rộng ra ngoài phạm các chiến dịch, định vị thương hiệu và nhận thức. Trọng tâm bây giờ là khách hàng với các trải nghiệm, cá nhân hóa và hoạt động công nghệ.

Các marketer có thể nắm bắt sự thay đổi không thể tránh khỏi này bằng cách học cách trở nên đa chức năng trong các nhóm khác nhau, phát triển, mở rộng tiếp thu những công nghệ mới nổi và cam kết hoạt động lâu dài của công ty hơn là lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm các bài viết khác của WeWin:

– WeWin Media –

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn