Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để thu về lợi nhuận cho sản phẩm, trong đó có Product Management và Product Marketing. Hai nhiệm vụ này có sự tương đồng và những điểm khác biệt nhất định.
1. Product Marketing là gì?
Product Marketing (Marketing cho sản phẩm) là cách thức đưa sản phẩm ra thị trường. Cách thức này xây dựng dựa trên chiến lược phát triển sản phẩm được thiết lập bằng việc triển khai các chương trình tiếp thị để nâng cao nhận thức khách hàng, chuyển đổi doanh số và tăng doanh thu.
Người làm Product Marketing phải biết cách định vị sản phẩm của mình trên thị trường. Việc này góp phần định hướng, hỗ trợ tạo ra một câu chuyện hấp dẫn để truyền đạt giá trị của sản phẩm, đồng thời điều phối chiến dịch ra mắt sản phẩm trên các kênh bán hàng có phạm vi toàn cầu.
2. Product Management là gì?
Product Management (Quản lý sản phẩm) được hiểu là cung cấp sản phẩm trong phạm vi ngân sách và khung thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Các Product Manager sẽ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề thị trường và kế hoạch kinh doanh để đề những giải pháp mang tính chiến lược.
Nhóm quản lý sản phẩm có nhiệm vụ làm việc với các nhà cung cấp và nhà sản xuất để tạo ra các khái niệm ban đầu và tìm kiếm nguồn vật liệu phù hợp với chi phí, đảm bảo doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận khi bán sản phẩm.
Người quản lý phải chịu trách nhiệm về sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến hết vòng đời của sản phẩm.
Theo Bob Samuels, Giám đốc phát triển sản phẩm của Widen: “Product Management không chỉ đơn giản là xây dựng mọi thứ đúng cách mà quan trọng là giao những thứ phù hợp cho đúng người.”
3. Sự khác nhau giữa Product Management và Product Marketing
Cả hai công việc đều nghiên cứu nhu cầu thị trường, phát triển kế hoạch, cộng tác với nhiều bộ phận khác nhau và đưa ra tầm nhìn cho sản phẩm. Cả hai cũng sử dụng những yếu tố giống nhau trong quá trình thực hiện, chẳng hạn như đặc tính sản phẩm, câu chuyện của thương hiệu và lộ trình phát triển sản phẩm. Vậy sự khác biệt giữa Product Management và Product Marketing là gì? Hãy cùng điểm qua nội dung công việc cũng như trách nhiệm của người phụ trách những quá trình này.
3.1. Product Marketing Manager
Một Product Marketing Manager phải am hiểu thị trường và tận dụng hiểu biết của mình cũng như kết hợp các nguồn thông tin thu thập được để đưa sản phẩm ra thị trường, bán sản phẩm một cách thuận lợi. Ngoài ra, Product Marketing Manager phải đặt nền tảng cho tất cả các hoạt động truyền thông tiếp thị. Dưới đây là một số trách nhiệm chính của họ:
- Thông tin thị trường: Định hình sự hiểu biết và cách tiếp cận của công ty đối với thị trường. Thu thập thông tin thông minh về các xu hướng, sự cạnh tranh và đặc điểm khách hàng, từ đó sử dụng thông tin này để phát triển và thực hiện các chiến dịch Product Marketing.
- Định vị: Áp dụng kiến thức về thị trường, giá trị của sản phẩm và khách hàng mục tiêu để phát triển thông điệp. Làm rõ lý do tại sao sản phẩm của doanh nghiệp là lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
- Tường thuật: Xây dựng câu chuyện sản phẩm để chứng minh giá trị và lợi ích của sản phẩm trong truyền thông tiếp thị và bán hàng
- Kế hoạch ra mắt: Lập kế hoạch và tổ chức các đợt ra mắt sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ với các nhóm sản xuất sản phẩm, phòng tiếp thị, PR, đội sales và trực tiếp làm việc với khách hàng để việc ra mắt sản phẩm đạt hiệu quả.
- Hỗ trợ tiếp thị và bán hàng: Cung cấp quá trình đào tạo và tài sản thế chấp để giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch, tăng tỷ lệ thành công trên thị trường và hỗ trợ giữ chân khách hàng.
3.2. Product Manager
Product Manager phải nắm bắt được mong muốn của khách hàng và coi đó là cơ sở để phát triển một sản phẩm hữu ích. Người quản lý chịu trách nhiệm về sản phẩm từ khi “thai nghén” cho đến khi kết thúc vòng đời:
- Tầm nhìn: Xác định và truyền bá tầm nhìn về định hướng của sản phẩm và cách sử dụng tầm nhìn để hỗ trợ các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nhu cầu thị trường: Khám phá, tận dụng những cơ hội có sẵn và xác định các vấn đề của thị trường. Không ngừng thay đổi, cải tiến và tạo ra cá tính riêng cho sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Yêu cầu: Thu thập thông tin đầu vào và xác định các yêu cầu cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm.
- Đo lường hiệu quả: Xác định các thước đo hiệu quả, độ thành công của sản phẩm để đưa ra các quyết định.
Mặc dù trách nhiệm của Product Marketing Manager hay Product Manager là khác nhau, nhưng công việc của họ vẫn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ. Các doanh nghiệp thành công được xây dựng dựa trên các mối quan hệ hợp tác có hiệu quả, trong đó quan hệ đối tác giữa người quản lý sản phẩm và người marketing cho sản phẩm cũng không phải là ngoại lệ.
Tìm hiểu thêm bài viết từ WeWin: