Trong thị trường đầy tính cạnh tranh và người dùng có vô số sự lựa chọn, phân đoạn thị trường là chìa khóa để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Sau đó, bạn có thể hướng tới chính xác khách hàng mục tiêu bằng thông điệp xung quanh sản phẩm của bạn. Cùng WeWin tìm hiểu chi tiết về phân đoạn thị trường để có thể thực hiện nó chính xác hơn!
1. Phân đoạn thị trường là gì?
phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường mục tiêu thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Những phân đoạn này cho phép các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của họ. Thị trường có thể được phân đoạn thành từng nhóm có những đặc điểm tương đồng nhau như sở thích, nhu cầu, vị trí, nhân khẩu học, đặc điểm tính cách, xu hướng mua sắm. Điều này giúp các thương hiệu tạo chiến lược Marketing, quảng cáo, bán hàng, đồng thời tối ưu hóa hơn nữa sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp.
2. Lợi ích của việc phân đoạn thị trường
Quảng cáo kỹ thuật số hướng tới khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả: Hoạt động phân đoạn thị trường cho phép các công ty tạo quảng cáo phù hợp với từng nhóm khách hàng thuộc từng phân đoạn khác nhau. Những người có độ tuổi, sở thích, vị trí, xu hướng chi tiêu,… có nhiều khả năng cùng tương tác với khi xem một quảng cáo.
Tạo thông điệp Marketing rõ ràng và cụ thể: phân đoạn thị trường giúp các doanh nghiệp hiểu nhu cầu và mong đợi của nhóm khách hàng mục tiêu. Điều này cho phép doanh nghiệp giao tiếp trực tiếp với khách hàng mục tiêu và tăng cường sự chuyển đổi.
Nỗ lực Marketing hiệu quả: Hiểu được khách hàng mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp phát triển các chiến lược Marketing một cách hiệu quả và khách hàng sẽ có những phản ứng nhanh hơn với sản phẩm, dịch vụ.
Thu hút khách hàng tiềm năng: phân đoạn khách hàng cho phép thông điệp Marketing trực tiếp giúp các doanh nghiệp tiếp cận đúng nhóm khách hàng và có khả năng chuyển đổi họ thành người mua hàng.
Tăng lợi nhuận: Khi doanh nghiệp phân đoạn khách hàng thành công, sẽ hiểu rõ về thị trường mục tiêu. Quá trình này có thể tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tiền bạc trong các chiến dịch Marketing nhờ tập trung đầu tư đúng hướng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sinh lời.
Khác biệt với đối thủ cạnh tranh: Thông điệp Marketing có thể làm cho thương hiệu nổi bật trên thị trường mục tiêu nếu doanh nghiệp hiểu và biết đâu là thứ thị trường cần. Để làm được điều đó, cần tiến phân đoạn thị trường và nghiên cứu nhu cầu của thị trường mục tiêu.
Tăng lòng trung thành với thương hiệu: Hiểu được khách hàng mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp biết cách kết nối với họ để từ đó xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
phân đoạn thị trường cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh dịch vụ, sản phẩm hoặc chiến dịch Marketing của họ theo nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu. Nếu không có điều này, các thương hiệu sẽ phát triển một chiến lược cho tất cả các thị trường—điều này dẫn đến lãng phí các nỗ lực Marketing. Hiểu rõ khách hàng sẽ giúp đảm bảo rằng công ty luôn giữ chân khách hàng và cải thiện lòng trung thành với thương hiệu.
3. Ví dụ về phân đoạn thị trường
Để hiểu hơn về phân đoạn thị trường, bạn có thể xem qua một vài ví dụ dưới đây:
- Bán hàng tại địa phương: Đối với các sự kiện như bán hàng, việc phân đoạn thị trường có thể được thực hiện dựa trên vị trí của khách hàng. Nhờ đó, các chương trình khuyến mại riêng biệt theo từng địa phương có thể được tổ chức thành công hơn.
- Sản phẩm làm đẹp chống lão hóa: Việc phân đoạn thị trường giúp sản phẩm làm đẹp chống lão hóa có thể được truyền thông đúng cách dựa theo giới tính và độ tuổi của khách hàng.
- Thương hiệu thể thao: Thương hiệu thể thao có thể được phân đoạn thị trường dựa trên giới tính nam – nữ, vận động viên hay những người yêu thích tập gym.
- Dịch vụ phát trực tuyến OTT: Các dịch vụ phát trực tuyến OTT có thể phân đoạn thị trường của họ dựa trên độ tuổi, chia nội dung thành mục dành cho trẻ em và mục dành cho người lớn.
4. Mục tiêu của phân đoạn thị trường
phân đoạn thị trường để có thể xác định nhu cầu,sư ưu tiên, động cơ mua và sở thích của khách hàng. Thay vì phát triển một sản phẩm/dịch vụ cho tất cả khách hàng, việc chia nhỏ và phục vụ từng nhóm sẽ giúp tăng thêm mức độ đáp ứng của doanh nghiệp. Nhờ đó, số lượng bán ra cũng tăng lên nhanh chóng.
Khi phân đoạn thị trường thành từng nhóm có đặc điểm, sở thích hay hành vi giống nhau, doanh nghiệp có thể dễ dàng thấu hiểu và tìm ra cách tiếp cận khách hàng một cách thông minh, hiệu quả.
Đặc biệt, nếu doanh nghiệp của bạn chưa có đủ nguồn lực để tập trung nguồn lực kinh doanh vào tất cả các nhóm khách hàng, việc phân đoạn thị trường giúp xác định nhóm khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, bạn có thể cân nhắc chọn nhóm khách hàng tiềm năng, dễ sinh lời nhất để tập trung nguồn lực.
Giờ đây, hầu hết mọi doanh nghiệp đều lấy khách hàng làm trung tâm. Vậy nên, khi đã xác định được nhóm khách hàng tiềm năng sau quá trình phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu cho hoạt động Marketing, phát triển sản phẩm,…
5. Các loại phân đoạn thị trường
Có nhiều loại phân đoạn thị trường khác nhau để doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn. Cùng xem một số cách phân đoạn thị trường dưới đây:
- phân đoạn theo nhân khẩu học: Là hoạt động phân chia nhân khẩu học của khách hàng trên cơ sở tuổi tác, thu nhập, giới tính, quốc tịch, giáo dục và chủng tộc
- phân đoạn dựa theo địa lý: Doanh nghiệp tiến hành phân nhóm khách hàng dựa trên ranh giới địa lý. Điều này đưa ra giả định rằng các khách hàng trong cùng một khu vực có thể có những sở thích và yêu cầu giống nhau.
- Phân đoạn hành vi: Điều này phụ thuộc vào phản ứng, quá trình mua hàng và ra quyết định của khách hàng. Với cách phân đoạn thị trường này, khách hàng được nhóm lại dựa trên sự tương tác trên của họ với các hoạt động mua-bán. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể triển các chiến lược hướng tới khách hàng mục tiêu một cách cá nhân hóa.
- Phân đoạn dựa theo tâm lý: Quá trình này phân đoạn các nhóm dựa trên lối sống, quan điểm chính trị, giá trị cá nhân, nguyện vọng và đặc điểm tâm lý của khách hàng. Dữ liệu phục vụ cho quá trình phân đoạn này có thể khó xác định. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại cho khách hàng là vô cùng lớn.
Nhìn chung, việc phát triển các chiến lược phân đoạn thị trường bao gồm việc chia khách hàng mục tiêu dựa theo các đặc điểm như tuổi tác, địa lý hoặc thu nhập. Chiến lược Marketing tốt nhất nên tập trung vào các phân đoạn khác nhau và nên được tạo riêng cho từng phân đoạn Marketing.
6. Hạn chế của phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường đôi khi có thể trở thành hoạt động tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Không những vậy, việc sản xuất sản phẩm cho từng phân đoạn cụ thể là không khả thi, đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau quá trình phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể phải tạo ra các kênh và dịch vụ khác nhau cho từng phân đoạn để có thể duy trì tương tác tốt với các nhóm khách hàng. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp tiêu tốn nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, chi phí dành cho hoạt động giữ mối quan hệ với khách hàng sẽ không bao giờ là lãng phí.
Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi chọn lựa thị trường mục tiêu sau quá trình phân đoạn thị trường lớn. Chọn thị trường mục tiêu nhỏ, ít tiềm năng có thể giảm thiểu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Hiểu khách hàng mục tiêu là điều quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Nó có thể tác động đáng kể đến sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. phân đoạn thị trường là một phương pháp Marketing đơn giản nhưng mạnh mẽ cho phép các thương hiệu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Do đó, việc hiểu chính xác phân đoạn Marketing là gì và tại sao doanh nghiệp nên quan tâm đến nó là rất quan trọng.
Tìm hiểu thêm: