Sensory Marketing là gì? Các dạng Sensory Marketing

Trong suốt 50 năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về việc năm giác quan (thị giác, âm thanh, vị giác, xúc giác, khứu giác) có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của con người. Kiến thức này đã mở ra một lĩnh vực marketing cảm quan (Sensory Marketing) – một cách tiếp cận sáng tạo để thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ.

Bài viết này sẽ đưa ra những cách để có thể sử dụng trải nghiệm marketing đa giác quan với đối tượng mục tiêu và giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

1. Sensory marketing – Marketing giác quan là gì?

Sensory marketing - Marketing giác quan là gì?
Sensory marketing – Marketing giác quan là gì?

Marketing theo giác quan là khi doanh nghiệp sử dụng nhiều giác quan khác nhau để tạo ra ấn tượng tích cực cho thương hiệu, thu hút nhiều giác quan và tín hiệu giác quan giúp giành được sự chú ý và tin tưởng của khách hàng.

Sử dụng các chiến thuật marketing theo giác quan bao gồm việc tìm ra các cách sáng tạo để thu hút nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời tạo ấn tượng lâu dài thông qua các công cụ marketing độc đáo có thể kích thích cảm giác mua sắm.

Mọi người sử dụng nhiều giác quan khác nhau để đưa ra quyết định về sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn mua

Con người đưa ra quyết định bằng cách sử dụng nhiều tín hiệu và phương thức cảm nhận. Nhận thức về giác quan mở rộng đến vị giác, xúc giác, khứu giác và âm thanh, những yếu tố này đóng một phần quan trọng trong cảm nhận của con người về một thương hiệu. Trên thực tế, tính cách thương hiệu và đặc điểm nhận dạng thương hiệu có thể được định hình theo khía cạnh cảm quan của các yếu tố như giá cả, dịch vụ hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác.

Hãy cùng xem xét đặc điểm của 5 giác quan và cách kết hợp mọi giác quan trong marketing vào năm 2021. 

2. Marketing thị giác

Marketing thị giác
Marketing thị giác

Marketing bằng hình ảnh đã có từ hàng trăm năm trước đây. Áp phích và quảng cáo trực quan đã có từ thời Ai Cập cổ đại, khi giấy cói được sử dụng để quảng bá dịch vụ và bán hàng tại các khu chợ.

Sự bùng nổ thực sự của quảng cáo trực quan bắt đầu vào giữa những năm 1800 khi các công ty như Pears Soap bắt đầu quảng cáo lợi ích của bánh xà phòng mà họ sản xuất. Công ty đã mua tác phẩm nghệ thuật gốc từ các nghệ sĩ và sau đó sửa đổi chúng để in hình ảnh lên bánh xà phòng của hãng Pears.

Vào những năm 1890, Pear’s Soap là thương hiệu đầu tiên trên thế giới sử dụng hình thức quảng cáo trực quan để quảng bá thương hiệu của họ tới công chúng.

Kể từ đó, ngành công nghiệp quảng cáo đã trải qua nhiều thăng trầm, đổi thay và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận với khách hàng là giống nhau. Bằng cách hiển thị hình ảnh về sản phẩm hoặc dịch vụ và bao gồm các lợi ích, doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin để hiểu rõ hơn về sản phẩm của họ.

Ngày nay, marketing bằng thị giác được chia thành nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là những cách phổ biến nhất mà các thương hiệu sử dụng hình ảnh như một phần của marketing bằng giác quan.

2.1. Màu sắc

Cách phối màu ảnh hưởng đến mỗi người theo từng cách khác nhau và mang đến một cái nhìn và cảm nhận riêng biệt cho thương hiệu. Ví dụ, màu đỏ biểu thị niềm đam mê và cảm xúc, trong khi màu xanh lá cây thể hiện sự toàn diện và gợi liên tưởng đến môi trường. Mỗi màu sắc đều có sắc thái cảm xúc riêng gắn liền với nó. Càng hiểu rõ về quy luật màu sắc, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chọn được những thứ tốt nhất để thu hút khách hàng của mình.

2.2. Hình ảnh

Sử dụng hình ảnh trong quảng cáo là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý một cách nhanh chóng. Nếu bạn đưa ảnh của mọi người vào quảng cáo của mình, điều đó sẽ thu hút sự quan tâm của những người khác. Khi thấy người khác làm điều gì đó, chúng ta có nhiều khả năng sẽ tự làm thử điều tương tự.

Một số công ty cũng sử dụng hình ảnh môi trường hoặc đồ vật trong hình ảnh quảng cáo của họ. Cả hai đều có thể giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn về thương hiệu và khiến người xem quảng cáo dành nhiều sự quan tâm hơn.

2.3. Văn bản

Khả năng gây ảnh hưởng bằng lời nói, văn bản được coi là hình thức marketing lâu đời nhất. Bất kỳ văn bản nào trong quảng cáo được kết hợp với hình ảnh và phông chữ phù hợp đều có thể có tác động đáng kể đến người xem.

2.4. Đồ họa

Đôi khi thay vì sử dụng một bức ảnh, một số công ty thích sử dụng đồ họa như hình minh họa, sơ đồ, biểu tượng,… do máy tính tạo ra.

2.5. Video

Sự phát triển tiếp theo của hình ảnh là hình ảnh chuyển động – video. Vô tuyến truyền hình là phương tiện đầu tiên mà các công ty có thể sử dụng để thực hiện marketing trực quan. Với sự gia tăng của video trên các trang web trong suốt hàng chục năm qua, video marketing đã trở nên rất phổ biến.

Cảnh quay video có sẵn được sử dụng trong nhiều quảng cáo trực tuyến đã cho người dùng thấy sản phẩm có thể mang lại lợi ích cho họ như thế nào.

2.6. Ánh sáng

Ánh sáng trong cửa hàng hay trên sản phẩm là một loại hình marketing trực quan có thể thay đổi giao diện của một thương hiệu. Một số cửa hàng bán lẻ sẽ sử dụng đèn chiếu sáng theo tâm trạng thay vì đèn chiếu sáng cố định trên cao để thay đổi trải nghiệm của khách hàng.

3. Marketing qua thính giác

Quảng cáo bằng âm thanh trở nên phổ biến vào những năm 1920, khi các chương trình phát thanh xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 1922, AT&T bắt đầu bán các dịch vụ phát sóng có thu phí cho các doanh nghiệp. Một công ty có thể bảo lãnh hoặc tài trợ cho một chương trình phát sóng và đổi lại thương hiệu của họ được quảng cáo trên sóng radio.

Năm 1926, một nhóm cappella tên là Wheaties Quartet đã hát về món ngũ cốc ăn sáng của General Mills. Jingles nhanh chóng trở thành một hình thức quảng cáo phổ biến trong đó các thông tin mô tả sản phẩm được phổ nhạc để nâng cao giá trị giải trí.

Quảng cáo bằng âm thanh đã có hơn 100 năm nay
Quảng cáo bằng âm thanh đã có hơn 100 năm nay

Trong thế giới hiện đại, marketing qua thính giác là một phần của hầu hết các chiến dịch marketing trên truyền hình, đài phát thanh, podcast và quảng cáo trực tuyến.

Dưới đây là các công cụ marketing bằng âm thanh phổ biến nhất mà các thương hiệu sử dụng.

3.1. Giọng đọc thuyết minh

Kể từ khi quảng cáo trên đài phát thanh trở nên phổ biến vào những năm 1920, việc sử dụng hình thức thuyết minh để quảng bá và thuyết phục khách hàng đã trở thành một thực tế phổ biến. Giọng nói thuyết minh được hiểu là khi một người đọc một quảng cáo theo kịch bản, nhằm mục đích thúc đẩy người nghe hành động. Họ thường đọc một số giải thích về các sản phẩm và dịch vụ, cũng như đưa ra các tính năng và lợi ích.

3.2. Hiệu ứng âm thanh

Tương tự như trong phim, việc sử dụng hiệu ứng âm thanh trong quảng cáo đã giúp khuếch đại nội dung của quảng cáo. Một số thương hiệu sử dụng hiệu ứng âm thanh để đại diện cho thương hiệu của họ. Một ví dụ là nhạc chuông T-Mobile, được sử dụng trong tất cả các chiến dịch marketing âm thanh và video.

3.3. Nhạc nền

Nhạc nền trong quảng cáo có ý nghĩa, phù hợp với tâm trạng, từ ngữ và hình ảnh. Nhiều công ty hiện cung cấp các bản nhạc nền có sẵn để thêm vào quảng cáo video.

4. Marketing khứu giác

Có vẻ khá lạ lẫm khi cho rằng khứu giác có ích trong tiếp thị. Thực tế, khứu giác là giác quan liên kết trực tiếp nhất đến não bộ của con người. Một mùi hương đặc biệt có thể kích hoạt ký ức và ảnh hưởng đến việc đưa quyết định nhanh chóng.

Mặc dù không có nhiều, nhưng một số công ty vẫn sử dụng marketing qua khứu giác.

Các thương hiệu như Abercrombie & Fitch đã sử dụng nước hoa và ánh sáng theo tâm trạng để nâng cao trải nghiệm tại cửa hàng của họ.

Marketing khứu giác
Marketing khứu giác

4.1. Mùi hương môi trường

Một số công ty đã thử nghiệm sử dụng các mùi hương môi trường như đại dương, cỏ tươi và rừng thông trong các quảng cáo của họ. Tuy nhiên, công nghệ cung cấp mùi hương chưa thực sự phát triển, và những phát minh như màn hình tạo mùi vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

4.2. Nước hoa

Sử dụng mùi hương như một công cụ marketing đã có từ rất lâu. Các mẫu nước hoa trên tạp chí luôn là một phương pháp quảng cáo phổ biến. Ngày nay, một số cửa hàng cũng sử dụng mùi hương để tăng thêm sức hấp dẫn cho thương hiệu của họ.

4.3. Mùi hương thực phẩm

Mùi hấp dẫn của tiệm bánh hoặc cà phê mới pha là phương pháp phổ biến mà một số thương hiệu sử dụng để thu hút khách hàng. Những người bán xúc xích cũng sẽ sử dụng mùi hương của món ăn để lôi kéo đám đông đang đói tại các sự kiện.

5. Marketing với xúc giác

Mặc dù có vẻ hơi lạ khi coi trải nghiệm xúc giác là một chiến thuật marketing, nhưng trong một số trường hợp, phương pháp có thể hoạt động hiệu quả để tăng sức hấp dẫn của thương hiệu.

Một số sản phẩm có dịch vụ sử dụng thử trước khi mua, ví dụ như điện thoại và ô tô. 

Tiếp xúc và tương tác với một số sản phẩm là một bước quan trọng trong quá trình mua sắm của khách hàng.
Tiếp xúc và tương tác với một số sản phẩm là một bước quan trọng trong quá trình mua sắm của khách hàng.

5.1. Sự thoải mái

Đối với các thương hiệu như người bán đồ nội thất, việc cho phép khách hàng ngồi lên và cảm nhận sản phẩm trước khi mua là một phần không thể thiếu của hoạt động marketing. Các mẫu sản phẩm giống nhau sẽ được cung cấp tại các cửa hàng để khách hàng có cơ hội trải nghiệm.

Các nhà bán lẻ quần áo cũng sẽ có để mọi người có thể trải nghiệm nhìn và cảm nhận, mặc thử quần áo trước khi mua.

5.2. Danh thiếp và đồ lưu niệm

Một số thương hiệu sẽ sử dụng danh thiếp in dày để mang lại cảm giác chất lượng cho công ty của họ. Những tấm thiệp cảm ơn và tờ rơi quảng cáo là công cụ tuyệt vời để tạo ấn tượng với khách hàng sau khi họ đã ghé thăm cửa hàng. Mặc dù vật liệu in đắt hơn so với các phiên bản kỹ thuật số, nhưng đối với một số công ty, cảm giác xúc giác sẽ đem lại thêm lợi thế trong kinh doanh. 

5.3. Trải nghiệm thực tế

Nhiều công ty ngày nay cung cấp các dịch vụ trải nghiệm thực tế cho các sản phẩm của họ. Apple là một trong những thương hiệu đầu tiên cung cấp quyền truy cập tại cửa hàng vào công nghệ của mình. Cách tiếp cận này cho phép người dùng tương tác với sản phẩm công nghệ trước khi mua. 

Thay vì tập trung vào việc bán hàng, cách tiếp cận của Apple chỉ đơn giản là cho phép mọi người sử dụng các công cụ cho đến khi họ quyết định điều gì phù hợp với mình. Nhiều cửa hàng ngày nay cung cấp trải nghiệm ‘thử trước khi mua’ tương tự.

6. Marketing vị giác

Vị giác là một giác quan thường bị bỏ qua trong chiến dịch marketing. Vị giác là một cách để thu hút sự hấp dẫn sinh học với việc ăn và uống. Nó liên kết chặt chẽ với khứu giác và có thể tác động đáng kể tới các giác quan khác.

Tất nhiên, cảm nhận về hương vị là vô cùng chủ quan, vì vậy nó thường có thể phản tác dụng nếu mọi người không thích hương vị của sản phẩm. Đó là trường hợp của Coca Cola khi giới thiệu “New Coke” vào năm 1985, khiến doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng.

Một số thương hiệu sẽ sử dụng các sản phẩm ăn thử để lôi kéo khách hàng mua sắm. Chiến thuật này thường thấy ở các siêu thị.

Marketing vị giác
Marketing vị giác

6.1. Mẫu thử

Hình thức marketing vị giác phổ biến nhất là thông qua các mẫu đồ ăn và đồ uống. Những thứ này rất phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng rượu. Hương vị ban đầu sẽ giúp người tiêu dùng tiếp cận và hiểu sản phẩm một cách trực quan.

6.2. Hương vị mới

Một phương pháp khác mà một số thương hiệu sử dụng để cố gắng tiếp cận khán giả mới là giới thiệu hương vị mới. Nếu một sản phẩm đang hoạt động tốt, thì việc mở rộng danh mục để cung cấp các phiên bản nếm thử khác nhau có thể là một chiến thuật tuyệt vời. Thương hiệu đồ ăn nhẹ Frito-Lay cung cấp nhiều biến thể vị của Cheetos, bao gồm Flamin ’Hot, Puffs, White Cheddar, Chipotle Ranch,…

6.3. Kết hợp các giác quan

Mặc dù hình ảnh và âm thanh là những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong marketing hiện đại, nhưng việc trải nghiệm toàn bộ các giác quan khi mua sắm cũng rất thú vị. 

Marketing theo giác quan là một cách tuyệt vời để các thương hiệu đổi mới và cạnh tranh với đối thủ trong ngành. 

Marketing phối hợp 5 giác quan sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên sáng tạo hơn, mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu và thu hút khách hàng. 

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn