Trong những năm gần đây, “Social Media” là khái niệm được nhắc nhiều trong Marketing, nhiều người nghĩ rằng Social Media gắn liền với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,… Điều đó đúng, nhưng chưa đủ bởi phạm vi của Social Media còn rộng hơn thế nữa.
1. Khái niệm Social Media
Trong bối cảnh Internet và thông tin phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhiều định nghĩa về Social Media ra đời theo kinh nghiệm, nghiên cứu và góc nhìn của các Blogger, các trang mạng và các chuyên gia.
Đại học Cambridge đã đưa ra định nghĩa:
“Social Media là các trang web hoặc chương trình cho phép người dùng giao tiếp và chia sẻ thông tin lên internet bằng việc sử dụng các thiết bị công nghệ.”
Tiến sĩ Tracy L. Tulen, tác giả cuốn sách Social Media Marketing cho rằng:
“Social Media là công cụ trực tuyến phục vụ cho việc giao tiếp, chia sẻ, kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng và tổ chức có mối liên quan hoặc phụ thuộc lẫn nhau bằng các nền tảng công nghệ và di động.”
Từ các định nghĩa trên, Social Media có thể hiểu là các công cụ phục vụ cho việc giao tiếp, chia sẻ, kết nối trên nền tảng Internet giữa các cá nhân, cộng đồng và tổ chức có mối liên quan hoặc phụ thuộc lẫn nhau.
2. Vai trò của Social Media
Để hiểu về vai trò của Social Media, bạn cần trả lời câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu bạn không hiện diện trên mạng xã hội?”
Nghiên cứu của Oberlo năm 2020 về lý do một chiến lược Social Media Marketing là điều cấp bách cho sự thành công của doanh nghiệp đã chỉ ra:
- 71% người dùng có những trải nghiệm tích cực với thương hiệu trên Social Media thường sẽ giới thiệu thương hiệu đó tới bạn bè và gia đình.
- 90,4% người dùng thế hệ Y, 77,5% người dùng thế hệ X và 48,2% người dùng ở thế hệ Baby Boomers là những người dùng Social Media tích cực. Đây là con số đáng lưu ý.
- Chỉ tính riêng Facebook đã có hơn 2,7 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.
Vì vậy, Social Media là hình thức giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu Marketing nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất bởi các lý do:
- Xây dựng nhận diện thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập (traffic) trang website
- Tạo kênh tương tác (fanpage/channels) đa chiều
- Xây dựng cộng đồng, hội nhóm trên các nền tảng mạng xã hội
- Hỗ trợ SEO website mạnh mẽ, phát triển các tín hiệu mạng xã hội.
3. Social Media bao gồm những thành phần nào?
3.1. Social Community
Social Community tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ trong tập hợp những người có cùng sở thích, mối quan tâm. Social Community có tính tương tác đa chiều cho mọi người trò chuyện, kết nối, hoạt động trên các nền tảng: mạng xã hội, bảng tin, diễn đàn, wiki,…
Social Community gồm Social Presence, Paid Media và Earned Media.
- Social Presence là công cụ để thương hiệu định vị hình ảnh, tính cách thương hiệu và sự xuất hiện của mình trước công chúng.
- Paid Media những gì thương hiệu phải trả tiền để có được thông qua các bài viết quảng cáo trên các trang mạng xã hội, bài quảng cáo của người nổi tiếng liên quan đến thương hiệu.
- Earned Media là các thảo luận tự nhiên, thông qua các bình luận, tương tác, đánh giá của khách hàng. Khi đó khách hàng cũng góp phần quảng bá cho thương hiệu. Ngày nay, khách hàng tin tưởng các đề xuất cá nhân hơn tất cả các hình thức quảng cáo khác. Khách hàng trung thành và gắn bó giới thiệu thương hiệu tác động đến nhiều đối tượng khác sẽ tạo ra cơ sở khách hàng lớn hơn nữa.
3.2. Social Publishing
Social Publishing là hình thức giúp phổ biến nội dung tới công chúng nhận tin mục tiêu bao gồm các trang blog, microsite, các trang dành cho việc đăng tải hình ảnh/video/audio/document và các trang tin tức. Social Publishing giúp tăng sự hiển thị về thông điệp của thương hiệu và thu hút, tăng lượng truy cập về phương tiện truyền thông của doanh nghiệp.
3.3. Social Commerce
Social Commerce là hình thức thương mại giữa Social Media (mạng xã hội) và E-commerce (thương mại điện tử). Toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên mạng xã hội mà khách hàng vẫn thường dùng.
Social Commerce gồm Electronic Retailing, Sales and Services và CRM.
- Electronic Retailing (bán lẻ điện tử) được hiểu là bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua Internet. Điển hình là Alibaba, các nhà xuất khẩu Trung Quốc kết nối với các công ty trên khắp thế giới đang tìm mua sản phẩm của họ. Năm 2018, Alibaba đã tạo ra gần 40 tỷ USD doanh thu hàng năm và lợi nhuận gần bằng 10 tỷ USD.
- Sales and Services (dịch vụ hậu mãi) là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp sau khi khách hàng đã mua sản phẩm. Các dịch vụ có thể bao gồm dịch vụ bảo hành, sửa chữa, nâng cấp, đào tạo và các dịch vụ khác.
- CRM- Customer Relationship Management– Quản lý mối quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng của khách hàng. CRM tập hợp tất cả thông tin từcác nguồn dữ liệu trong một tổ chức để cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn trực quan và định hướng mới dựa trên các dữ liệu phân tích.
3.4. Social Entertainment
Social Entertainment là các trang hay công cụ trực tuyến cho phép người dùng vui chơi và giải trí. Social Entertainment giúp không quá tập trung vào việc kết nối và phát triển mối quan hệ giữa người với người đồng thời, đề cao nhu cầu giải trí của từng cá nhân trong xã hội, gồm: Social Game, Social Music và Social Video.
Đặc biệt, Social Game gồm In Game Ads, các quảng cáo trò chơi kéo dài từ 5-30 giây, được xen kẽ khi đang mở ứng dụng nào đó, quảng cáo cho phép người chơi có thể chơi thử game ngay trên chính quảng cáo. Một hình thức khác là Gamification, phần trò chơi tích hợp trong cùng các dịch vụ khác trong cùng một ứng dụng, website.
Ví dụ điển hình là phần game của Shopee, bao gồm: trồng cây, lắc xu, quay số, đập kẹo,…giúp khách hàng vừa giải trí, vừa kiếm được xu Shopee và các voucher mua sắm. Social Music và Social Video là các audio, đoạn nhạc, video clip ngắn vừa đủ, qua đó khách hàng có thể nắm bắt thông tin chính xác và đạt được hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích dành cho bạn về Social Media, hãy đón chờ từ WeWin Media trong các bài tiếp theo về lĩnh vực này nhé!
Tìm hiểu thêm: