Màn truyền thông quảng bá bài hát mới: Easy On Me của Adele gây xôn xao cộng đồng mạng bởi sự độc, lạ, hiệu quả, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Sau gần 6 năm không ra sản phẩm âm nhạc nào, Adele – Hoạ Mi Nước Anh cuối cùng cũng “Come Back” Bằng một dự án âm nhạc mới. Tối 5/10 (theo giờ Việt Nam), Adele đã chính thức tung teaser cho MV Easy On Me. Sản phẩm sự kiến ra mắt vào 15/10
1. Quảng bá bài hát trên Social Media
Ngày 4/10, trên mạng xã hội Twitter, Facebook, Instagram hay cả Youtube đã đồng loạt quảng bá sản phẩm âm nhạc mới. Một điều thú vị đó là những hình ảnh quảng bá trên mạng đơn giản chỉ là một màu xanh ngọc mờ ảo, không có chữ, không có tên bài hát, ngày phát hành hay bất cứ thông tin gì liên quan đến dự án. may mắn lắm thì mới có tấm có tên Adele.
2. Quảng bá bài hát trên OOH
Còn về quảng cáo ngoài trời OOH, đây mới là điểm độc đáo của chiến dịch truyền thông.
Tên album mới của Adele là 30. Đồng loạt nội dung Billboard truyền thông cho album mới cũng chỉ có nội dung vỏn vẹn: Số 30. Billboard nào kĩ lưỡng hơn thì có thêm background màu xanh ngọc – giống như những ảnh đại diện đã đăng trên mạng. Mọi thứ chỉ có vậy, không hơn, không kém.
3. Sức hút không đùa được đâu
Sau khi chiến dịch truyền thông album trên mạng xã hội và ngoài cáo ngoài trời được diễn ra đã tạo ra dư luận lớn. Bởi vì cách truyền thông quá độc đáo, nội dung thông điệp quá “sâu sắc” và khác lạ nên đã tạo ra những cuộc bàn tán trên thế giới. Mọi người rất tò mò và ngạc nhiên không hiểu vì sao mình lại thấy quá nhiều số 30 trên đường phố, các trang báo lớn trên khắp thế giới đều viết về động thái mới này . Họ bắt đầu hỏi nhau, search google để tìm câu trả lời và để rồi cuối cùng, ai cũng biết đó là chiến dịch truyền thông quảng bá cho bài hát mới của Adele.
Phải nói, đây là một chiến dịch truyền thông đi ngược với xu thế chung mà lại vô cùng thành công. Không design nhiều, không phải đau đầu để nghĩ slogan hay hình ảnh đại hiện. Ban đầu tưởng là quảng cáo Billboard, ai ngờ tích hợp thêm cả Viral Marketing
Tuy nhiên, việc truyền thông bằng cách không nói gì, đi ngược lại cách quảng bá thường thấy sẽ chỉ là lựa chọn khôn ngoan khi bạn đã có tiếng trên thị trường, đã có một lượng lớn khán giả ủng hộ, theo dõi. Nó sẽ rất khó để áp dụng cho những cái tên mới thâm nhập thị trường.
Cách thể hiện theo phong cách đơn giản hoá này khiến người ta dễ liên tưởng tới tác phẩm “Ôm tiền chạy mất” của nghệ sĩ Jens Haaning, trị giá 84.000 USD ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Kunsten, ở thành phố Aalborg, miền bắc Đan Mạch.
Tìm hiểu thêm về tác phẩm “Ôm tiền chạy mất”
Tìm hiểu thêm các bài viết khác của WeWin:
- Squid Game làm guerrilla marketing và viral marketing đỉnh như thế nào?
- Case study 7 chiến dịch Viral Marketing thành công trên thế giới
- 5 bài học quý giá bạn có thể học được từ chiến lược Marketing của Netflix
- Bài học rút ra từ 11 Chiến dịch Marketing thất bại trên thế giới
- 10 chiến dịch quảng cáo ngoài trời – OOH nổi bật nhất hiện nay