8 cách đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Làm thế nào để biết được chiến dịch marketing của bạn đã hiệu quả hay chưa? Bài viết này sẽ thảo luận về vấn đề đó cũng như đề cập đến những cách khác nhau để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing.

1. Hiệu quả marketing là gì?

Hiệu quả marketing nghĩa thể hiện ở việc hoạt động marketing của bạn có đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp không? Nói cách khác, đây là một tiêu chí để bạn đánh giá liệu mình có thành công trong việc đạt được những mục tiêu mà chiến lược của mình đề ra hay không.

Về cơ bản, marketing chính là một khoản đầu tư, và với tư cách một doanh nhân, bạn phải đánh giá xem khoản đầu tư của mình có xứng đáng hay không. Vậy làm thế nào bạn có thể biết liệu các chiến lược hoặc chiến dịch marketing của mình có hiệu quả hay không? Câu trả lời nằm trong phần tiếp theo.

2. 8 cách đo lường hiệu quả marketing

  • Tỉ lệ thu hồi (hoàn vốn đầu tư)

Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) hay lợi tức đầu tư là một trong những công cụ tốt nhất để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing. ROI là một thước đo đơn giản, trong đó xem xét hai yếu tố:

  • Số tiền đã chi
  • Doanh số thu về thông qua số tiền đã chi tiêu.

lam-sao-de-do-luong-hieu-qua-chien-dich-marketing

Ví dụ: nếu bạn đã chi 1000 đô la cho một chiến dịch tiếp thị và tạo ra 10.000 đô la. ROI của bạn sẽ là $ 9000 hoặc 900 phần trăm. ROI là một tiêu chuẩn hiệu quả vì nó cũng cho bạn biết chất lượng của các khách hàng tiềm năng mà bạn đã có được thông qua chiến dịch marketing của mình.

Đây là công thức tính:  

Lợi tức đầu tư (ROI) = Tổng Doanh số thu được từ số tiền đã chi – Số tiền đã chi

  • Giá trị trọn đời của khách hàng

Bất kỳ chiến dịch marketing nào cũng sẽ bị coi là vô dụng nếu không thu hút được khách hàng lâu dài hoặc khiến họ quay lại gắn bó với doanh nghiệp. Giá trị lâu dài của khách hàng là một cách khác để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing. Công thức đo lường bao gồm ba thành phần:

do-luong-hieu-qua-chien-dich-marketing

  • Doanh số trung bình cho mỗi khách hàng (A)
  • Số lần trung bình một khách hàng mua hàng mỗi năm. (B)
  • Thời gian lưu giữ trung bình tính theo năm đối với một khách hàng cụ thể. (C)

Công thức tính rất đơn giản: A × B × C.

Mặc dù việc tổng hợp dữ liệu với những yếu tố kể trên khá khó khăn, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn những số liệu rất chính xác liên quan đến hiệu quả của chiến dịch marketing.

  • Chi phí cho khách hàng tiềm năng

Nếu bạn muốn đo lường hiệu quả chi phí của chiến dịch marketing, thì chi phí dành cho mỗi khách hàng tiềm năng có thể được tính đến. Yếu tố này chỉ tập trung vào số lượng khách hàng tiềm năng bạn đã thu được với chiến dịch của mình.

Tuy nhiên, chi phí này không được tính vào tổng doanh số. Điều này có nghĩa là chất lượng khách hàng tiềm năng do chiến dịch tạo ra cũng nằm ngoài doanh thu tổng.

Giả sử bạn đã chi 1000 đô la cho một chiến dịch và thu về 20 khách hàng tiềm năng, nhưng chỉ có 10 khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế và mang lại cho bạn tổng doanh số trị giá 10.000 đô la. Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng trong trường hợp này sẽ là  50 đô la.

Chi phí mỗi khách hàng tiềm năng = Tổng số tiền đã chi tiêu trong chiến dịch/ Tổng số khách hàng tiềm năng được tạo ra

  • Chi phí cho mỗi đơn hàng thành công

CPS hoặc chi phí mỗi lần bán hàng thành công là một số liệu khác để đánh giá liệu chiến dịch marketing của bạn có hoạt động tốt hay không. Công thức cho cách đo lường này khá đơn giản, bao gồm hai yếu tố:

  • Tổng số tiền bạn chi cho một chiến dịch marketing
  • Tổng số đơn hàng thành công

Chi phí mỗi đơn hàng thành công = Tổng số tiền đã chi cho chiến dịch / Tổng số lần bán hàng thành công

Giả sử bạn đã chi 1000 đô la cho một chiến dịch marketing và có tổng cộng 10 đơn hàng. Theo công thức, chi phí cho mỗi đơn hàng sẽ là 100 đô la.

  • Tỷ lệ chuyển đổi

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi khá đơn giản và bao gồm hai yếu tố:

  • Tổng số khách hàng tiềm năng
  • Tổng số khách đã ghé thăm cửa hàng/ truy cập trang web sau một chiến dịch.

do-luong-hieu-qua-marketing

Công thức tỷ lệ chuyển đổi: Tổng số khách hàng tiềm năng / Tổng số khách truy cập web/ đến cửa hàng do chiến dịch mang lại.

Giả sử bạn đã chi 1000 đô la cho một chiến dịch marketing mang lại cho bạn 20 khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi trong trường hợp này sẽ là 2%.

  • Phễu bán hàng

Nên đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing với sự trợ giúp của quy trình bán hàng hoặc kênh mua hàng. Quy trình bán hàng bao gồm nhiều bước khác nhau: giả sử bạn đang theo dõi một chiến dịch digital marketing, bạn có thể sử dụng Google Analytics để đánh giá toàn bộ quá trình. Ví dụ: bạn có thể đánh giá lưu lượng truy cập của mình đến từ đâu, mất bao lâu để khách hàng tiềm năng đặt hàng, phần trăm lượt truy cập, khách hàng tiềm năng, tương tác,… Đánh giá này giúp phát hiện ra những điểm yếu cần cải thiện của chiến dịch marketing.

  • Làm giàu cho dữ liệu

Làm giàu dữ liệu là một cách gián tiếp để đo lường hiệu quả tổng thể của các chiến dịch marketing. Làm giàu dữ liệu có nghĩa là tăng cường dữ liệu được thu thập với bối cảnh phù hợp; dữ liệu này được thu thập từ các nguồn bổ sung / bên ngoài (bên thứ ba) và được hợp nhất với dữ liệu nội bộ (bên thứ nhất).

Giờ đây, việc làm giàu dữ liệu có thể không phải là thước đo trực tiếp để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing. Tuy nhiên, nó giúp bạn hiểu được thông tin một cách dễ dàng. Dữ liệu thời gian thực rất quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận từ các chiến dịch marketing khác nhau.

Ngoài ra, việc làm giàu dữ liệu cũng rất hữu ích trong việc ra quyết định. Những quyết định này có thể bao gồm quản lý chi phí, thực hiện chiến lược,…. Bạn sẽ có thể đưa ra quyết định tốt hơn với thông tin kịp thời, đồng thời sửa đổi hoặc điều chỉnh trong chiến lược marketing của mình.

  • Marketing đa kênh

Rất dễ dàng để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch nếu chỉ tập trung vào một kênh marketing. Tuy nhiên, các chiến lược marketing hiện đại luôn bao gồm marketing đa kênh.

Ví dụ: chiến dịch marketing của bạn có thể bao gồm marketing qua email, marketing trên mạng xã hội, digital marketing có trả tiền,…  Do đó, bạn cần đánh giá tất cả các kênh để xác định hiệu quả tổng thể của chiến dịch. Việc này có thể thực hiện như sau:

  • Email marketing:  Nếu bạn đang sử dụng marketing qua email trong chiến dịch của mình, bạn có thể đánh giá hiệu quả của nó bằng tỷ lệ thoát, tỷ lệ truy cập (CTR) và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Marketing trên kênh truyền thông xã hội: Phương tiện truyền thông xã hội là một nền tảng khổng lồ để tạo ra khách hàng tiềm năng và việc phân tích hiệu quả của nó sẽ dễ dàng hơn.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định số lượng yêu cầu mà họ có trên các nền tảng truyền thông xã hội, bao nhiêu trong số những người gửi yêu cầu đó đã trở thành khách hàng tiềm năng và bao nhiêu thực sự trở thành khách hàng của bạn.

  • Nội dung marketing: Bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra những nội dung có giá trị, thông qua các bài đăng trên blog, các bài báo thông tin, …

Giả sử bạn có một blog chứa các bài viết thông tin liên quan đến dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, nếu không thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua blog của mình, điều đó có nghĩa là bạn cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung các bài đăng, có thể do thông tin không liên quan, nội dung chất lượng kém hoặc không có lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.

  • Quảng cáo kỹ thuật số có trả phí. Quảng cáo kỹ thuật số có trả phí là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến dịch marketing nào trong thời đại ngày nay. Các ví dụ phổ biến bao gồm quảng cáo Facebook, quảng cáo Google,… mục đích là mang lại lưu lượng truy cập vào trang web và giới thiệu họ tới các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

8-cach-do-luong-hieu-qua

Quảng cáo trả phí khá tốn kém, vì vậy bạn cần xác định hiệu quả của nó, tức là ước lượng được số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra, rỷ lệ chuyển đổi và khách hàng thực tế mang lại thông qua những quảng cáo đó. Trọng tâm chính nên là chi phí để có được khách hàng hơn là chi phí tạo ra khách hàng tiềm năng.

3. Kết luận

Thao tác đánh giá là bắt buộc trong những chiến dịch marketing. Việc triển khai chiến dịch sẽ có những sai lệch, và đó là lý do tại sao bạn phải tiếp tục tìm kiếm những “lỗ hổng” và sửa chữa chúng để đạt được mục tiêu.

Mọi phương pháp để đo lường hiệu quả marketing đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác hơn, tốt hơn hết nên sử dụng nhiều số liệu, áp dụng linh hoạt các cách làm để đo lường hiệu quả marketing của mình.

Tìm hiểu thêm các bài viết của WeWin:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn