10 ý tưởng nội dung cho kênh TikTok của bạn

Bạn muốn bắt đầu sáng tạo nội dung trên Tiktok nhưng chưa có ý tưởng? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn 10 ý tưởng phát triển nội dung trên Tiktok dễ dàng, phù hợp với mọi người, mọi doanh nghiệp, đồng thời thu hút lượt theo dõi và tương tác nhiều hơn.

10 ý tưởng nội dung TikTok
10 ý tưởng nội dung TikTok

1. Chia sẻ về cuộc sống hàng ngày của bạn

Từ những người có sức ảnh hưởng đến các chủ doanh nghiệp nhỏ đều có thể sáng tạo nội dung dựa trên những gì có sẵn hàng ngày, các video thông thường hàng ngày sẽ đóng vai trò cung cấp cho mọi người biết bạn là ai, bạn là người như thế nào.

Nó có thể đơn giản như thói quen uống cà phê buổi sáng của bạn hoặc cách bạn tổ chức và sắp xếp danh sách việc cần làm của mình – bất cứ điều gì mang lại cảm giác “hậu trường”, “đời thường” đều có thể gây tò mò và hứng thú cho mọi người.

Ví dụ: nếu bạn là một người có phong cách độc đáo, được nhiều người ưa thích, bạn có thể tạo nội dung về cách bạn chuẩn bị cho một buổi chụp ảnh – hoặc cách bạn lên kế hoạch cho lịch đăng bài của mình.

2. Chia sẻ nội dung truyền cảm hứng

Nội dung truyền cảm hứng là cơ hội để chia sẻ và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn đồng thời chuyển đổi người xem thành người theo dõi.

Ví dụ: Một tiktoker đam mê ẩm thực – Rebeca Huffman thường xuyên chia sẻ những nội dung và thông điệp để nâng cao tinh thần cho mọi người. Cụ thể nội dung về hội chứng kẻ mạo danh của cô đã có hơn 29 nghìn lượt thích và 618 bình luận, cùng với nhiều người bày tỏ sự cảm kích đối với những lời gì cô chia sẻ.

Khi sáng tạo nội dung, hãy suy nghĩ về việc mình có thể truyền đạt những gì giúp ích và gây hứng thú cho người xem.

Chia sẻ nội dung truyền cảm hứng
Chia sẻ nội dung truyền cảm hứng

3. Thử nghiệm một sản phẩm hay chiến dịch mới

Thử nghiệm sản phẩm hay chiến dịch mới là một cách tuyệt vời để thăm dò khán giả của bạn xem họ thích nội dung, chủ đề này không và từ đó xây dựng nội dung nào cho kênh của bạn.

Nhà thiết kế @kikiskreationss là một ví dụ, cô ấy đã tạo nội dung trình bày về tác phẩm mới của mình đó chính là một chiếc áo choàng làm vườn của cô ấy trên TikTok gồm 4 phần. Bằng cách ghi lại quá trình sáng tạo của mình, sau đó lấy ý kiến phản hồi từ cộng đồng và cho mọi người nhìn thấy thành phẩm chiếc áo choàng cuối cùng, điều này đã khuyến khích mọi người mong chờ vào các phần tiếp nối của video trước đó.

4. Chia sẻ các thông tin hữu ích mang tính giáo dục

Đây chính là lúc bạn tận dụng những kỹ năng chuyên môn của mình để sáng tạo nội dung. Bạn có thể chia sẻ các thông tin có giá trị mà mình đã trải nghiệm được hoặc hướng dẫn người xem người xem thực hiện một việc gì đó bằng chuyên môn của mình.

Loại nội dung này cực kỳ phổ biến nhưng luôn thu hút một lượng lớn khán giả xem vì nó áp dụng được cho bất kỳ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào và bạn có thể chia sẻ kiến ​​thức của mình về một chủ đề cụ thể. Ví dụ như Chuyên gia bất động sản Tamika Ellsworth (@realestate_t) đã tạo ra các nội dung hướng dẫn người xem về các điều khoản cần lưu ý khi mua nhà, bảo hiểm.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể search từ khoá về ngành nghề, lĩnh vực của bạn trên các công cụ tìm kiếm để xem mọi người thường thắc mắc về gì và bắt đầu tạo nội dung từ đó thôi.

5. Sử dụng tính năng hỏi đáp

Hỏi & Đáp là một tính năng tuyệt vời để những người theo dõi có thể tương tác với bạn và họ có thể truyền cảm hứng cho những ý tưởng nội dung mới để bạn thực hiện.

Khi tính năng này được bật, khán giả của bạn có thể gắn cờ nhận xét của họ dưới dạng câu hỏi, giúp bạn trả lời lại chúng bằng video hoặc trả lời qua tin nhắn một cách dễ dàng hơn.

Bạn không cần phải trả lời tất cả những câu hỏi, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đọc, xem và chắt lọc ra những câu hỏi thú vị nhất có thể chuyển chúng thành một nội dung đầy sáng tạo để thu hút nhiều người xem và tương tác.

Sử dụng tính năng hỏi đáp
Sử dụng tính năng hỏi đáp

6. Kể một câu chuyện

Với hơn 65 tỷ lượt xem, hashtag bắt đầu bằng #StoryTime là bằng chứng cho thấy nhu cầu về nội dung dựa trên câu chuyện, cá nhân trên TikTok là rất lớn. Chính vì thế bạn có thể khai thác nó cho nội dung của mình bằng cách kể chuyện về cá nhân bản thân mình hay một câu chuyện thú vị nào đó mà bạn đã được nghe kể.

Lấy Tiana aka @hoopsandt làm ví dụ, Video TikTok của cô ấy có nội dung kể chuyện về cách cô ấy đạt được thành công trong công việc của mình, hiện video này đã có hơn 72 nghìn lượt xem. Hoặc bạn có thể lấy cảm hứng từ Joanne L. Molinaro, người chia sẻ những câu chuyện cá nhân về cuộc sống của cô ấy khi nấu các món ăn Hàn Quốc.

Video kể chuyện không cần quá phức tạp. Bạn hoàn toàn có thể đơn giản bắt đầu như quay video selfie để nói về trải nghiệm độc đáo của mình.

7. Chia sẻ mẹo & thủ thuật

Từ “thủ thuật hack iPhone” hay “cách tốt nhất để giữ mèo”, việc chia sẻ những mẹo hữu ích là chìa khoá để người xem cảm thấy thú vị và sẵn sàng share và tương tác để học hỏi.

Ví dụ như Chad (@mancrafting) là một TikToker chuyên thực hiện các video chia sẻ mẹo để chế biến gỗ. Với hơn 104 nghìn người theo dõi, anh ấy đã phát triển một cộng đồng yêu thích lĩnh vực này để gắn bó – những người có thể theo dõi các thủ thuật đơn giản của anh ấy mỗi ngày.

Video có các mẹo cũng cho phép bạn định vị và xem bản thân như một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

8. Vlog

Vlog là các video hoạt động ghi lại nhật ký trực quan trong ngày hoặc tuần của bạn. Đây là dạng nội dung chất lượng mà bạn nên thử để giúp cho khán giả có cái nhìn khác về cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang chưa biết làm thế nào, bạn có thể học hỏi từ Vlogger chuyên về thời trang và phong cách sống – Anna Lamos (@ anna.lamos). Cô ấy đã tạo ra một video chỉ chứa những chi tiết nhỏ trong ngày của cô ấy, tuy đơn giản nhưng lại rất thành công.

Để có một vlog TikTok hay, bạn có thể ghép các đoạn video ngắn lại với nhau kết hợp với một đoạn âm thanh đang thịnh hành để truyền tải cảm xúc mà bạn muốn mang đến cho mọi người.

Vlog TikTok
Vlog TikTok

9. Chia sẻ sở thích của bạn

Chia sẻ những phát hiện mới thông qua sở thích của bản thân là một cách hiệu quả để nâng cao thương hiệu của bạn, nó có thể giúp đa dạng hóa nội dung của bạn và sẽ thu hút người xem quay lại nhiều hơn.

Ví dụ như bạn thích đọc sách, hãy chia sẻ về những cuốn sách hay mà bạn đã đọc. Hay bạn thích xem các chương trình giải trí, hãy chia sẻ một chương trình mới đáng xem với tất cả mọi người.

Nếu bạn không thích thể hiện quá nhiều về bản thân trên video, hình thức nội dung này có thể dành cho bạn vì bạn có thể quay lại những gì mà bạn muốn chia sẻ như hình ảnh của những cuốn sách hay hình ảnh được cắt từ chương trình nói trên và chèn các chú thích nội dung vào video là xong.

Lấy ví dụ: Jordan Dodson – một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một nhà hoạt động đã chia sẻ các đề xuất về âm nhạc để thêm vào và đổi mới danh sách phát của bạn.

10. Tạo Duet và Stitch

Duet và Stitch là các tính năng có trong menu hiệu ứng của TikTok cho phép bạn cộng tác với những người dùng khác.

Trong khi hiệu ứng Duet tạo ra một màn hình chia nhỏ, Stitch cho phép bạn cắt và chỉnh sửa bản ghi theo một video TikTok hiện có.

Ví dụ như Benny the Bull – linh vật của Chicago Bull, là bậc thầy trong việc sử dụng tính năng Duet để sáng tạo nội dung và xây dựng thương hiệu của mình. Còn đối với hiệu ứng Stitch, hãy xem cách @StylerRising bất ngờ tạo nên một làn sóng viral trên Tiktok bằng cách cô đã phản hồi ai đó đang tìm kiếm một không gian tập thể dục toàn diện.

Các tính năng video này là một cách tuyệt vời để tiếp cận khán giả mới, sáng tạo và thể hiện cá tính của bạn. Đó là một kết quả đôi bên cùng có lợi và thu hút cùng lúc nhiều sự quan tâm.

Nếu bạn muốn xem thêm nội dung Stitch của một video cụ thể, hãy nhập #stitch@/tênngườidùng vào thanh tìm kiếm trên TikTok.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn