Việc lên kế hoạch tổng cho các chiến thuật Marketing là điều không hề dễ dàng. Nó chiếm một phần vô cùng quan trọng để thúc đẩy doanh số bán hàng của mọi doanh nghiệp. Cùng WeWin điểm qua 5 lỗi sai cơ bản trong chiến thuật Marketing nhé!
1. Không lên chiến lược Digital Marketing chi tiết
Chiến lược Digital Marketing về cơ bản là bảng kế hoạch sử dụng các kênh trực tuyến hoặc kỹ thuật số như website, phương tiện truyền thông xã hội, … để đạt được mục tiêu marketing của mình trên các kênh truyền thông này.
Chiến lược digital marketing rất quan trọng và nó giúp cho bạn lên kế hoạch truyền thông thương hiệu tới nhiều khách hàng mục tiêu cùng lúc. Chính vì thế, bạn cần phải lên chiến lược digital marketing một cách chi tiết nhất có thể, tối thiểu phải bao gồm các yếu tố sau đây:
- Xác định đối tượng mục tiêu của bạn là ai.
- Xác định mục tiêu tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn.
- Bạn sẽ đạt được những mục tiêu tiếp thị này như thế nào?
- Làm thế nào để đo lường hiệu quả trên?
2. Không xác định được đối tượng mục tiêu
Là một doanh nghiệp, bạn không thể chỉ tiếp thị cho càng nhiều người càng tốt. Bạn phải biết đối tượng chính của mình là ai, ai có nhu cầu cao đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Việc xác định đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Bạn phải hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của bạn thì mới đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường định sẵn bằng cách sản xuất các sản phẩm tốt nhất có thể cho họ.
Bạn không thể đoán khách hàng lý tưởng của mình có thể là ai, chính vì thế bạn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu.
Trong kinh doanh, luôn có sự khác biệt giữa nhóm mà bạn hy vọng là khách hàng của mình và nhóm khách hàng đang thực sự mua sản phẩm của bạn. Hiện nay, có nhiều công ty và nền tảng có thể hỗ trợ bạn xác định nhóm khách hàng nào là nhóm chủ chốt của công ty bạn.
3. Không sử dụng hiệu ứng lan truyền (social proof)
Hiệu ứng lan truyền xảy ra khi một người bị ảnh hưởng bởi hành động, suy nghĩ của một nhóm người khác mà họ tin tưởng.
Hiệu ứng lan truyền được xem là một trong những công cụ marketing hiệu quả nhất hiện nay. Trong marketing, social proof thường được hiểu là khách hàng sẽ xem xét các đánh giá, đề xuất, bài viết blog, bài đăng trên nhóm Facebook và nhiều nguồn khác, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Tất cả các kênh này về cơ bản là một phiên bản kỹ thuật số của marketing truyền miệng, đó là lý do tại sao các doanh nghiệp trực tuyến khuyến khích khách hàng hoàn thành các bài đánh giá trên trang web của họ.
4. Không cho khách hàng của bạn có cơ hội để “thở”
Đừng nên đăng tải quá nhiều nội dung tiếp thị, nó sẽ làm cho khách hàng của bạn cảm thấy “chán” khi thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Nếu bạn biết khách hàng của mình là ai thì bạn sẽ biết họ đang hoạt động tích cực nhất trên nền tảng nào. Từ đó, bạn có thể đăng tải nhiều hơn trên nền tảng này và giảm thải đi các kênh không cần thiết. Bạn cũng nên tìm hiểu xem số lượng đăng nội dung mỗi ngày hay mỗi tuần bao nhiêu là đủ. Đừng cố gắng đăng quá nhiều, nó sẽ khiến người xem cảm thấy khó chịu.
Ví dụ như LinkedIn, do sự bão hòa của dòng tweet liên tục theo thời gian, bạn nên đăng từ 2 đến 4 lần một ngày.
Theo dõi số lượng bài đăng được xuất bản trên mỗi nền tảng là việc rất quan trọng. Nhờ vào việc này, bạn có thể biết được lý do tại sao người theo dõi, người đăng ký hoặc doanh số bán hàng của bạn không được cải thiện.
5. Không bắt trend
Các xu hướng thay đổi gần như hàng ngày nhờ vào các nền tảng như TikTok, Facebook hay Instagram. Bạn phải luôn luôn nắm bắt nó, bạn phải biết và hiểu được mọi người (và cụ thể hơn là khách hàng của bạn) đang nói về điều gì, ứng dụng hoặc trang web mà họ đang sử dụng, v.v. bởi vì điều này giúp bạn xác định được kênh truyền thông thích hợp để quảng bá.
Không chỉ nắm bắt xu hướng, bạn cũng có thể sử dụng các xu hướng này để làm nội dung, nó sẽ giúp hình ảnh thương hiệu bạn dễ dàng xuất hiện trước tầm mắt của khách hàng mục tiêu.
Tìm hiểu thêm: