Nhân sự trong ngành PR, quảng cáo, marketing dường như luôn là ngành nổi tiếng với việc là những “con sen chăm chỉ”, luôn làm việc bất kể ngày đêm. Tuy nhiên làm việc liên tục sẽ có lúc khiến bạn rơi vào trạng thái stress. Nếu chẳng may bị stress trong công việc, bạn hãy tham khảo ngay 10 cách dưới đây để giải tỏa nhé!
Những stress trong ngành Marketing
Quảng cáo, Marketing, PR và thiết kế là những ngành dường như luôn tự hào về mức độ làm việc chăm chỉ của nhân viên. Có một câu nói nổi tiếng được nhiều giám đốc sáng tạo và giám đốc điều hành sử dụng trong nhiều năm: “If you don’t come in on Saturday, don’t bother showing up on Sunday.” (Tạm dịch: Nếu bạn không đến vào thứ Bảy, đừng bận tâm đến việc xuất hiện vào Chủ nhật), nghĩa là, nếu bạn chưa sẵn sàng làm việc 24/7, thì ngành này chắc không hợp với bạn.
Tuy nhiên, với sự phát triển của Social Media, nhiều thông điệp quảng cáo đang được đẩy mạnh và cần nhân lực để thực hiện. Các thông điệp này sẽ cần người tạo và lên lịch cho các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội. Và điều này cũng gây nên sự mệt mỏi và stress bởi tính linh động của Social Media đòi hỏi người tạo cần theo sát và điều chỉnh.
Mặc dù bạn có thể không rời bỏ công việc của mình, nhưng có nhiều cách để đối phó với tình trạng kiệt sức. Hãy hít thở, thư giãn và xem 10 mẹo sau đây chỉ ra cách đối phó với tình trạng stress trong công việc.
1. Đi nghỉ dưỡng
Sau khi hoàn thành tất cả công việc của chiến dịch, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Đây không phải là thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc hay nghỉ ngơi tại nhà mà là thời gian của một kỳ nghỉ dưỡng đúng nghĩa và cắt đứt hoàn toàn với công việc.
Bạn có thể nêu ra những lý do khiến bạn đáng được nghỉ phép sau một thời gian làm việc năng động, và bạn có thể trở nên tốt hơn sau kỳ nghỉ.
Tốt nhất, bạn nên đi ít nhất hai tuần mà không có liên hệ văn phòng. Đừng khiến bản thân mình luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận các cuộc gọi về công việc, đồng thời cũng đừng kiểm tra email của bạn. Nếu có thể, hãy đến một nơi nào đó cách biệt với công việc của bạn, bạn có thể lựa chọn ra bãi biển uống cocktail, leo núi hoặc đi du thuyền,…
Bạn có thể xin nghỉ không lương nếu đã hết ngày nghỉ phép. Hãy làm cho nó hợp lý về mặt tài chính đối với bạn, kể cả nó chỉ là kỳ nghỉ “staycation” thôi cũng được. Đừng coi thường tác hại của việc kiệt sức trong công việc nhé!
2. Giải phóng bản thân
Sự kiệt sức có thể được ví như sự nén hơi trong nồi áp suất, và nếu thỉnh thoảng bạn không mở van xả đó, bạn sẽ phát nổ. Theo nghĩa bóng, bạn sẽ rạn nứt tình cảm, bộc phát hoặc có thể làm điều gì đó có thể gây tổn hại cho công việc của mình.
Nói chung, hoạt động thể chất là một điều lý tưởng để giải tỏa căng thẳng, ví dụ như CrossFit, võ thuật, trận đấu súng sơn, bóng đá, bóng vợt,… Nhiều người thích trò chơi điện tử, trong khi những người khác thích trường bắn hoặc hàng chục vòng trong hồ bơi. Cách bạn giải phóng sự hung hăng và thất vọng của mình không quan trọng, miễn là nó không gây hại cho bản thân hoặc người khác. Điều quan trọng là bạn phải tìm ra cách để những sự bực bội đó được thoát ra.
3. Không dùng rượu và các sản phẩm có chứa caffeine
Rất nhiều người đối mặt với những căng thẳng và áp lực của cuộc sống làm việc bận rộn bằng cách sử dụng rượu hoặc uống quá nhiều cà phê, nước tăng lực, thuốc lá, thậm chí là thức ăn. Mặc dù những điều này có thể là bình thường nếu sử dụng ở mức độ vừa phải, nhưng bạn có thể bị trở nên phụ thuộc vào chúng, đặc biệt nếu bạn đang lạm dụng chúng ngày càng nhiều trong công việc thì dần dần sẽ dẫn đến nghiện ngập.
Cà phê nghe có vẻ vô hại và giúp làm việc tập trung hơn, nhưng nó có thể khiến bạn mất ngủ và có hại cho tim mạch. Tác hại của rượu và thuốc lá đã được nhiều cơ quan thông báo, kết hợp với việc ăn uống không điều độ có thể dẫn tới tăng cân không kiểm soát và các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các sản phẩm ở mức tối đa.
4. Làm mới các công việc
Tình trạng kiệt sức trong các công ty quảng cáo không chỉ xảy ra do làm việc quá sức mà còn do phải quản lý nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, bạn có đề xuất với sếp để đảm nhận các trách nhiệm mới hơn hoặc chăm sóc tệp khách hàng hoàn toàn mới.
Nếu bạn làm tốt công việc của mình, công ty sẽ không muốn mất bạn và cân nhắc đưa ra các đề xuất phù hợp để giữ lại bạn. Việc thay thế bạn có thể tốn kém hơn 400% so với mức lương hàng năm, đặc biệt nếu bạn là một nhà sáng tạo tài năng. Agency muốn sử dụng tốt các kỹ năng của bạn trên một tài khoản khác hơn là nhìn thấy bạn ra đi.
5. Chia sẻ suy nghĩ với những người xung quanh
Một cách khác để giảm bớt áp lực là chia sẻ những vấn đề, suy nghĩ và mối bận tâm bạn đang gặp phải với một người thực sự quan tâm đến sức khỏe của bạn. Đó có thể là vợ/chồng, bạn thân nhất, hàng xóm hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi chia sẻ quá nhiều với ai đó tại nơi làm việc, người được biết đến là người hay tung tin đồn nhảm hoặc có thể sử dụng thông tin có hại tới bạn.
Người trò chuyện với bạn không cần phải làm cùng ngành hoặc hiểu chính xác công việc của bạn. Họ đơn giản chỉ cần là một bờ vai để tựa vào, đó thường là tất cả những gì bạn cần để giải tỏa phần nào nỗi thất vọng và tuyệt vọng của mình.
Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ ai để nói chuyện, một lựa chọn khác là viết thư cho người đó hoặc những người đã khiến bạn mệt mỏi, chẳng hạn như sếp của bạn, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Hãy nói hết tất cả những điều bạn muốn nói nhưng KHÔNG gửi cho họ. Đây có thể coi là một bài tập thể dục để giải tỏa những bực bội trong lòng của bạn.
6. Tìm cách để làm cho công việc trở nên vui vẻ hoặc thú vị hơn
Trong lĩnh vực quảng cáo và thiết kế, các dự án thú vị có thể làm giảm bớt sự mệt mỏi trong một lịch trình dày đặc. Đúng là bạn đang bận, nhưng bạn đang rất vui, đó không phải là vấn đề. Chỉ khi bạn đốt cháy năng lượng cho các công việc không hề mang lại nguồn cảm hứng thị sự kiệt sức mới diễn ra. Khi điều này xảy ra, hãy tìm cách biến công việc bạn đang làm trở nên thú vị hơn.
Nhiều trường hợp khi làm SEO ở các công ty, sếp thường yêu cầu nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào nội dung quảng cáo. Điều này không có gì là lạ hay áp lực, chỉ cần bạn có nhiệt huyết, tất cả sẽ được giải quyết.
7. Thay đổi vị trí làm việc
Thay đổi khung cảnh có thể mang lại cho bạn một thế giới tươi đẹp, ngay cả khi bạn vẫn đang làm việc cả tuần. Hầu hết các Agency quảng cáo sẽ cho phép bạn làm việc từ xa theo thời gian, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cảm hứng. Bạn có thể tìm một quán cà phê, bảo tàng hoặc công viên địa phương.
Tránh làm việc tại nhà. Khi cảm thấy kiệt sức, bạn cần phải cố gắng tách biệt công việc với cuộc sống gia đình. Mang công việc về nhà là điều cuối cùng mà bạn làm nếu công việc đó cần gấp.
8. Nắm rõ Luật Lao động
Hãy sử dụng luật lao động trong một số trường hợp bạn muốn xin nghỉ phép để nghỉ ngơi bởi đây là cách giúp bạn vừa được nghỉ ngơi mà không lo bị mất việc.
Nếu tình trạng kiệt sức trở nên nghiêm trọng, bạn nên gặp bác sĩ hoặc nhà tâm lý học, giải thích những gì đang xảy ra và nhận bằng chứng bằng văn bản rằng bạn không thể thực hiện nhiệm vụ của mình ở mức thỏa đáng do căng thẳng, kiệt sức và lo lắng. Có, nghỉ phép không được trả lương, vì vậy bạn sẽ phải cân nhắc số đó so với thời gian nghỉ phép của bạn. Trong nhiều trường hợp, bốn tuần là quá đủ để nạp năng lượng và trở lại với con người cũ của bạn.
9. Ngủ nhiều, tập thể dục và ăn uống đầy đủ
Không ngoa khi nói rằng khi gặp căng thẳng, chúng ta sẽ tìm cách xoa dịu và an ủi. Đối với nhiều người trong chúng ta, điều đó liên quan đến việc ăn thức ăn thoải mái, uống rượu và gục xuống ghế sofa để xem TV một cách say sưa.
Tuy nhiên, những hoạt động đó không thể giúp bớt kiệt sức và trên thực tế, còn khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Không sử dụng các thiết bị điện tử, thay vào đó hãy lập kế hoạch tập thể dục nhiều hơn và ăn những thực phẩm lành mạnh hơn. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
10. Nghỉ việc
Đây là lựa chọn cuối cùng, nếu không trụ được nữa, bạn có thể phải nghỉ việc. Đối với một số người, sẽ thật khó khăn để lựa chọn giữa bỏ việc và tiếp tục làm nhưng không còn hứng khởi. Trong trường hợp đó, thực sự không có lựa chọn nào khác. Bạn không thể mắc bệnh về tinh thần và thể chất đến mức khiến bạn mất khả năng lao động. Vì vậy, hãy tìm cách bỏ chúng.
Tốt nhất, bạn cần có một nguồn thu nhập dự phòng chuẩn bị trước khi rời công việc trong khoảng thời gian chờ khi . Nhưng nếu đó là việc từ bỏ hoặc khiến bạn có nguy cơ mất tỉnh táo, thì hãy từ bỏ. Bạn sẽ tìm những công việc khác, sự nghiệp mới hoặc làm việc freelance. Nhiều người nghỉ việc để làm việc hoàn toàn khác đã tìm thấy sự vui vẻ trở lại và không còn tình trạng căng thẳng.
Tình trạng kiệt sức là nghiêm trọng và không nên đánh giá thấp nó bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, tình cảm và thể chất của bạn. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để thư giãn và nạp năng lượng, đồng thời tìm cách duy trì sự cân bằng trong công việc/cuộc sống.
Công việc có thể là quan trọng, tuy nhiên sức khoẻ tinh thần của bạn cũng là một thứ quan trọng không kém. Đừng bao giờ để toàn bộ số tiền bạn kiếm được phải dồn vào để điều trị tâm lý, điều này không nên một chút nào. Nếu có stress hãy nhớ lấy 10 điều mà WeWin Media vừa chia sẻ nhé.
Tìm hiểu thêm: