Mách bạn 9 mẹo làm CV ứng tuyển thu hút hơn bao giờ hết

Chỉ với một số lưu ý và một số mẹo hữu ích từ chính những nhà tuyển dụng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm một CV ứng tuyển thực sự ấn tượng, gây ấn tượng với công ty mà bạn đang muốn xin việc.

Mặc dù AI có thể được sử dụng trong quá trình sàng lọc hồ sơ ban đầu, nhưng chính con người – với cảm xúc và sự nhận định kỹ lưỡng – mới là người đọc và đánh giá hồ sơ của những ứng viên. 9 yếu tố được đề cập sau đây chính là những điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm ở một CV ứng tuyển.

1. Độ dài lý tưởng khi làm CV ứng tuyển

Hãy cố gắng giới hạn CV của bạn trong 1 trang nếu bạn có thể. Các nhà tuyển dụng chỉ mất 6 giây để quyết định xem họ có ấn tượng với bạn hay không. Nếu có, họ sẽ tiếp tục đọc và ngược lại, sẽ lập tức bỏ qua. Vì vậy, rất có thể những vị sếp thậm chí sẽ không đọc đến được trang thứ 2.

Trong một số trường hợp, để CV dài thêm 1 trang cũng không sao, đặc biệt nếu bạn có nhiều kinh nghiệm thực sự phù hợp để giới thiệu. Nhưng không nên gửi một CV dài đến tận trang thứ 3. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng luôn có thể xem hồ sơ LinkedIn của bạn để biết toàn bộ thông tin cũng như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc.

2. Bố cục – định dạng

Bố cục trình bày CV sẽ nói lên cách ứng viên tư duy và sắp xếp những ý tưởng, thông tin quan trọng. Như Andrew Quinn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Hỗ trợ Bán hàng của HubSpot giải thích: “CV của ứng viên là bản PR của họ về chính bản thân mình. Các ứng viên cần làm thế nào để những vị sếp có được bức tranh rõ ràng, toàn cảnh và khái quát nhất về khả năng của họ”.

Tuy nhiên, Giám đốc Chiến lược & Hoạt động của Nhóm Tiếp thị Emily MacIntyre cũng đưa ra cảnh báo: “Nếu ứng viên đi quá xa so với việc trình bày một CV ở định dạng thông thường sẽ khiến nhà tuyển dụng rất khó để đọc và hiểu CV. Đừng phá cách quá mức khiến CV của bạn trở nên khó hiểu.”

Nhiều người có thể băn khoăn về việc trình bày CV dưới dạng infographic (đồ họa thông tin), tuy nhiên, đa số các nhân viên bộ phận tuyển dụng đều khuyên rằng nên sử dụng mẫu CV cổ điển thay vì infographic hoặc các định dạng khác.

Dưới đây là ví dụ về định dạng CV vẫn dễ đọc và dễ hiểu, được tạo bằng ứng dụng iWork Pages dành cho máy tính để bàn của Apple, có thể xuất ra dưới dạng PDF.

3. Khả năng viết

Những nhà tuyển dụng sẽ lập tức loại những CV có lỗi chính tả. Tuy nhiên, chất lượng CV không chỉ thể hiện ở việc mắc lỗi chính tả hay không. Viết và trình bày thông tin một cách ý nghĩa, khoa học là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ vị trí nào.

Cần phải xem xét những thông tin bạn đề cập có dễ hiểu không? Bạn có sử dụng những câu ngắn gọn để truyền đạt không? Cách dùng từ, sắp xếp thời gian trong CV có nhất quán không?,…

Bố cục, định dạng, chính tả, cú pháp và cấu trúc đều thể hiện sự cẩn thận đến từng chi tiết. Điều này quan trọng đối với bất kỳ công việc nào, đặc biệt là những công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn trọng như viết lách.

nhu-the-nao-la-mot-cv-tot

4. Nơi sinh sống

Người quản lý tuyển dụng muốn biết liệu bạn có sống ở gần khu vực công ty hay không. Nếu bạn đã sống gần văn phòng của công ty, đây sẽ là một lợi thế và ngược lại. Thông thường, các nhà tuyển dụng có thể không hỏi cụ thể về nơi ở của ứng viên, nhưng yếu tố này là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn cần phải chuyển nơi ở, bạn vẫn nên ghi địa chỉ hiện tại vào CV của mình, nhưng hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về vấn đề phải chuyển nơi ở trong cuộc phỏng vấn. Nếu công ty không cung cấp các gói hỗ trợ về nhà ở, liệu bạn có đủ khả năng tiếp nhận công việc và chuyển đi không? Nếu không, bạn có thể đang lãng phí thời gian.

5. Trình độ học vấn

Mức quan trọng của trình độ học vấn phụ thuộc vào công việc bạn đang ứng tuyển. Trong hầu hết các trường hợp, bằng cấp của bạn phải có ý nghĩa đối với công việc. Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm mối liên hệ giữa công việc với những gì ứng viên đã làm ở trường. Điều đó không có nghĩa là chỉ các sinh viên chuyên ngành marketing mới có thể nộp đơn vào các vị trí truyền thông – marketing. Các agency có thể thuê một freelancer sáng tạo nghệ thuật, thiết kế đồ họa hoặc viết lách. Tuy nhiên, một nhóm kỹ sư cũng thể sẽ không thuê những người không có bằng khoa học máy tính.

Thành tích học tập tại trường cũng là yếu tố cần lưu ý. Mặc dù có một số nhà tuyển dụng chỉ phỏng vấn những sinh viên tốt nghiệp từ các trường top đầu, nhưng chắc chắn sẽ không làm mất đi cơ hội của sinh viên từ những trường cao đẳng cộng đồng. Cv của sinh viên tốt nghiệp đại học tầm trung với điểm trung bình 4.0 có thể hấp dẫn hơn sinh viên tốt nghiệp Ivy League với điểm GPA  2.0.

Hãy cân nhắc về việc đưa điểm trung bình (GPA) vào CV ứng tuyển. Nếu điểm trung bình của bạn dưới 3.0, tốt hơn hết là không nên đưa vào. Nếu nó cao hơn mức đó, có thể ghi vào CV.

Nếu bạn đã có những công việc và thành tích tuyệt vời sau khi tốt nghiệp nhưng không có điểm trung bình tốt, không nhất thiết phải ghi điểm vào CV

Ba đến năm năm sau khi tốt nghiệp đại học hoặc cao học, bạn có thể chuyển phần “Học vấn” xuống cuối CV của mình – trừ khi bạn kết nối với ai đó thông qua mạng lưới cựu sinh viên hoặc nếu bạn biết một giám đốc điều hành ở đó cũng có ấn tượng hoặc từng học ở trường của bạn.

cach-viet-cv-xin-viec-thu-hut

6. Kinh nghiệm làm việc

Các nhà tuyển dụng sẽ xem xét nơi bạn đã làm việc trước đây (xem họ có nhận ra tên công ty hoặc biết bất kỳ ai làm việc ở đó không) và chức danh, vị trí của bạn tại các công ty đó.

“Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí bán hàng tại một công ty phần mềm như HubSpot, chúng tôi đang tìm kiếm người có kinh nghiệm bán phần mềm”, David Fernandez, cựu Trưởng nhóm Tuyển dụng tại HubSpot tiết lộ. “Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí dịch vụ, chúng tôi đang tìm kiếm người có kinh nghiệm tiếp xúc và chăm sóc khách hàng.”

Mọi người sẽ điều chỉnh chức danh của họ ở các công ty trước đây để phù hợp hơn với vị trí mà họ đang ứng tuyển. Có thể chỉnh từ “Thư ký phòng chờ phẫu thuật” trở thành “Thư ký dịch vụ khách hàng”. Ngoài ra, hãy nhớ thay đổi chức danh của bạn trên LinkedIn – những người quản lý tuyển dụng sẽ kiểm tra tính nhất quán trên LinkedIn của bạn.

7. Những gạch đầu dòng cần lưu ý

Ở mỗi đầu mục trong CV, đừng để nhiều hơn năm đến sáu gạch đầu dòng. Hãy nhớ rằng những nhà tuyển dụng đang quét hồ sơ của bạn một cách nhanh chóng. Vì vậy, hãy giúp họ dễ dàng tìm thấy và hiểu thông tin mà bạn muốn đưa ra bằng cách tổng hợp những điểm quan trọng nhất và đặt chúng lên đầu. Đồng thời, phải ghi nhớ đừng bao giờ viết cả đoạn văn.

Nếu làm việc trong những ngành mà mọi thứ đều có thể được đo lường và phân tích, thì việc kể một câu chuyện thành công ấn tượng là điều tương đối dễ dàng. Hãy suy nghĩ về tất cả các cách có thể để định lượng công việc của bạn thông qua dữ liệu và sau đó điền vào CV bằng các gạch đầu dòng ấn tượng.

Hãy tập trung vào thành tích trước khi nêu lên chức trách và nhiệm vụ. Nếu bạn từng giữ vai trò quản lý cấp cao, hãy ghi vào CV cả số lượng người bạn đã quản lý. Nếu làm ban tổ chức một chương trình, hãy nêu chương trình đó ra để nhà tuyển dụng biết được.

Ngoài ra, hãy bao gồm các mục tiêu và số liệu mà người quản lý tuyển dụng có thể sử dụng để so sánh bạn với các ứng viên khác và đảm bảo rằng những số liệu đó có ý nghĩa để bạn không bị nhầm lẫn với bất cứ ai.

Các ví dụ có thể đưa ra là tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội, cải thiện ROI của SEO, tăng lưu lượng truy cập web, giảm tỷ lệ thoát, tăng chuyển đổi trang đích,… Khi bạn có danh sách kết quả của mình, hãy chọn bốn hoặc năm kết quả tốt nhất và liệt kê chúng thành các gạch đầu dòng sau đâu:

  • Cải thiện 37% tỷ lệ truy cập vào bản tin bằng cách viết lại bản báo cáo bán hàng.
  • Tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử 23% chỉ trong 6 tháng bằng cách thiết kế lại và thử nghiệm A / B tất cả các trang đích.
Làm CV ứng tuyển thu hút
Làm CV ứng tuyển thu hút

8. Thời gian làm việc

Các nhà tuyển dụng sẽ để ý đến tình trạng nhảy việc và khoảng thời gian bạn duy trì một công việc. cả hai đều là những dấu hiệu đỏ. Nhảy việc là một dấu hiệu của việc không làm đúng cam kết, điều mà các công ty rất cấm kỵ. Vì vậy, bạn nên cố gắng làm một công việc ít nhất một năm, hoặc tốt nhất là hai năm trở lên. Nếu tình trạng nhảy việc diễn ra thường xuyên, CV của bạn sẽ khó được chấp nhận.

Nếu bạn đã nghỉ việc hơn sáu tháng, MacIntyre khuyên bạn nên giải thích khoảng thời gian để trống trong CV của mình. Nếu tham gia những công tác xã hội – cộng đồng trong thời gian này, bạn cũng có thể điền vào CV của mình giống như khi liệt kê những công việc khác.

Nếu trong khoảng thời gian nghỉ việc, bạn đi du lịch nước ngoài hoặc nghỉ phép vì lý do gia đình hoặc cá nhân, bạn có thể chỉ cần thêm chú thích trong ngoặc đơn. “Đi du lịch nước ngoài.”, “Dành thời gian cho gia đình.”, “Đã nghỉ vì lý do cá nhân.”,… Nhà tuyển dụng chỉ muốn thấy một lời giải thích hợp lý – rằng bạn đang sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả.

9. Sở thích

Việc có nên đưa sở thích vào CV hay không tùy thuộc vào công ty và công việc bạn muốn ứng tuyển. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí sáng tạo, thì những sở thích như nhiếp ảnh và hội họa có thể khiến nhà tuyển dụng thích thú. Nếu bạn đang tuyển dụng cho một vai trò kế toán, thì những sở thích về thể thao hoàn toàn không liên quan.

“Hãy nghĩ xem người khác có thể rút ra kết luận, ý nghĩa gì từ những sở thích của bạn, xem chúng có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. Chúng có nâng cao hay làm giảm hình ảnh mà bạn đang cố gắng xây dựng không? Các doanh nghiệp bảo thủ có thể không quan tâm đến điều gì bạn làm trong thời gian rảnh của mình – trên thực tế, họ có thể hiểu những sở thích bên ngoài là những thứ gây xao nhãng đối với công việc.”

Tìm hiểu thêm các bài viết khác của WeWin:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn