Các chiến dịch Influencer Marketing (marketing thông qua người có sức ảnh hưởng ảnh hưởng) phần lớn vẫn là một hình thức tiếp thị đầy mạo hiểm theo nhiều cách và sự hợp tác không thể không có rủi ro. Bởi vì lúc này giá trị hình ảnh của thương hiệu sẽ rơi vào tay một “người ngoài”. Dưới đây là tổng hợp 28 chiến dịch Influencer Marketing thất bại đi vào lịch sử truyền thông.
15. Pringles
Pringles – thương hiệu bánh snack khoai tây nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng một trong những người đàn ông quyến rũ nhất lúc bấy giờ đó chính là diễn viên nổi tiếng – Brad Pitt để làm influencer nhằm thay đổi hình ảnh và phong cách ở thập niên 80 của họ trong một quảng cáo năm 1989.
Brad Pitt cởi trần để lộ thân hình chắc khoẻ và ăn chip Pringles ở Miami. Rất may, một chiếc ô tô chở các cô gái chạy đến và mời anh ta Pringles. Hình ảnh này hoàn toàn không phù hợp để quảng cáo cho một hãng bánh snack được phổ biến và tiêu dùng bởi lứa tuổi trẻ em. Đây là một ví dụ điển hình về việc thương hiệu chọn sai influencer để quảng cáo.
16. The Fyre Festival
Khi Ja Rule hợp tác với một doanh nhân công nghệ mới nổi để tổ chức một lễ hội âm nhạc huyền thoại và sang trọng nhất từ trước đến nay, Internet đã trở nên phát cuồng sau khi thông tin này được công bố. Mọi người đều hào hứng muốn có mặt ở đó và tham dự Lễ hội Fyre hoành tráng bật nhất.
Để quảng bá cho sự kiện hoành tráng này, đã có đến 63 influencer tham gia vào chiến dịch tuyên truyền và quảng bá cho Fyre. Những influencer này đã đăng một ô màu cam trên tài khoản truyền thông mạng xã hội của mình với hashtag #FyreFest và bài đăng đầu tiên trong số những bài đăng này đã nhận được 300 triệu lượt hiển thị trong 24 giờ.
Tuy nhiên, khi ngày lễ hội đến gần, ban quản lý lễ hội dường như đã biến mất khỏi trái đất này và không có một lễ hội Fyre nào diễn ra. Trường hợp này thật là khó xử cho các influencer đã tham gia quảng bá cho sự kiện này, họ chắc hẳn đã thấy rất nhục nhã với công chúng.
17. Snapchat
Vào năm 2018, Snapchat đã hợp tác với người mẫu, diễn viên và là một influencer trên mạng xã hội Luka Sabbat để quảng cáo cho sản phẩm Spectacles mới của họ. Vào thời điểm đó, Sabbat đã có 1,6 triệu người theo dõi trên Instagram. Vì thế Snapchat muốn Sabbat quảng bá trên Instagram chứ không phải trên Snapchat. Sau đó, Sabbat đã đăng những bức ảnh lên Instagram, nhưng không hề đề cập đến các sự kiện như Snapchat yêu cầu.
Vì thế Snapchat đã kiện anh ta nhưng cũng bị phanh phui vì cố gắng quảng bá sản phẩm của họ trên nền tảng của đối thủ cạnh tranh khác. Đây là sự thất bại đối với cả Sabbat – người bị mất uy tín với tư cách là một influencer và đối với Snapchat vì hoạt động tiếp thị hoành tráng của họ đã tan tành mây khói.
18. Huawei
Huawei đã mời influencer Sarah Elshamy làm gương mặt đại diện cho quảng cáo điện thoại Nova 3 mới nhất của mình tại thị trường Ai Cập. Quảng cáo cho thấy hình ảnh Elshamy và bạn diễn của cô ấy đang chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại Huawei. Nhưng Elshamy đã bất cẩn tung ra những bức ảnh hậu trường, trong đó bức ảnh tự sướng thực sự được chụp bằng máy ảnh DSLR chuyên nghiệp. Sau đó cô ấy đã gỡ bức ảnh xuống trong vòng 24 giờ, nhưng lúc này đã quá muộn. Bức ảnh đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và Huawei đã thật sự rất khó khăn để xử lý cuộc khủng hoảng này.
19. Ozzy Osbourne
Năm 2006, thương hiệu thay thế bơ ít béo I Can’t Believe It’s Not Butter đã hợp tác cùng Ozzy Osbourne – một ca nhạc sĩ nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm của họ. Đây là một ví dụ điển hình cho việc lựa chọn influencer sai, bởi lẽ Ozzy Osbourne là một người có rất nhiều bê bối về đời tư. Và một trong số những scandal gắn liền với ông đó chính là hình ảnh cắn đầu dơi trên một sân khấu khi ông đang biểu diễn.
Bạn nghĩ sao khi một hãng thức ăn lại mời một người từng ăn sống động vật để quảng cáo cho mình. Tất nhiên sự kết hợp này đã hoàn toàn không được công chúng chấp nhận.
20. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của lời hứa “Free” (miễn phí)
Thương hiệu áo tắm Sunny Co Clothing đã đăng trên kênh Instagram của mình vào năm 2017 với nội dung hứa hẹn sẽ tặng áo tắm miễn phí cho tất cả những ai đăng lại hình ảnh sản phẩm của họ và gắn thẻ họ vào bài đăng đó. Trước đây, thương hiệu này đã sử dụng nhiều influencer để quảng cáo đồ bơi của họ và cả chiến dịch này. Sau bài đăng đó, Sunny Co Clothing đã đạt được 745.000 người theo dõi và một lượng lớn người đã làm theo hướng dẫn của thương hiệu, mong đợi một bộ áo tắm miễn phí. Tất nhiên, Sunny Co Clothing đã không giữ đúng lời hứa của mình và khiến cả những người theo dõi Instagram nổi giận.
21. Elle Darby
Vào năm 2018, người có sức ảnh hưởng trên YouTube – Elle Darby đã tìm cách giảm chi phí cho chuyến du lịch trong vòng 5 đêm của mình tại khách sạn White Moose Café sang trọng ở Dublin bằng một lời hứa sẽ quảng bá cho khách sạn này trên mạng xã hội của mình.
Darby đã viết thư cho Paul Stenson – chủ sở hữu khách sạn White Moose Cafe: “Khi tôi đang tìm kiếm nơi lưu trú, tôi đã tìm thấy khách sạn tuyệt đẹp của bạn và rất muốn giới thiệu nó trong video YouTube, Story và bài đăng chuyên dụng trên Instagram của tôi để mang lại lưu lượng truy cập đến khách sạn của bạn và giới thiệu những người khác đặt phòng đổi lại tội được ăn ở miễn phí”.
Stenson sau đó đã trả lời: “Nếu tôi để bạn ở lại đây để đổi lấy một video, ai sẽ trả tiền cho nhân viên phục vụ bạn? Ai sẽ trả tiền cho những người dọn dẹp phòng của bạn? Những người đầu bếp làm cho bạn bữa sáng? Nhân viên lễ tân? Ai sẽ trả tiền cho ánh sáng và máy lạnh mà bạn sử dụng trong thời gian lưu trú?”. Stenson kết thúc email trả lời Darby, anh nói rõ: “Tái bút: Câu trả lời là không” và sau đó cấm tất cả những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đến khách sạn của anh ấy.
22. $500
Một influencer trên Instagram – Aggie Lal (@travel_inhershoes) cô ấy có gần một triệu người theo dõi trên Instagram. Vào năm 2018, cô ấy thông báo rằng cô ấy sẽ thực hiện một khóa học kéo dài 12 tuần có tên “Cách phát triển Instagram của bạn”.
Lal hứa sẽ hướng dẫn cho mọi người cách trở thành những blogger du lịch thành công, những người có thể kiếm được nhiều tiền. Cô ấy tính phí 500 đô la Mỹ cho các lớp học có 380 người đăng ký.
Tuy nhiên, những người tham gia nói với BuzzFeed rằng các khóa học không như mong đợi, thậm chí còn gọi toàn bộ sự việc là một trò lừa đảo. Điều này đã khiến cô trở thành một influencer mất uy tín với nhiều người.
23. Naomi Campbell
Giống như Disick và Little Mix, siêu mẫu Naomi Campbell tỏ ra không hề chuyên nghiệp khi viết lại caption quảng cáo trên Instagram khi cô hợp tác với Adidas vào năm 2016.
Siêu mẫu có 2,9 triệu người theo dõi vào thời điểm đó, và nàng “báo đen” đã để họ chứng kiến hình ảnh cô tạo dáng với một đôi giày mới tinh của Adidas trong một bài đăng trên Instagram. Tuy nhiên, caption bên dưới thì lại là: “Naomi, Rất vui được gặp lại bạn với tinh thần tốt !!! Bạn có thể viết điều gì đó như: Cảm ơn người bạn của tôi @ gary.aspden và tất cả tại adidas – yêu thích những đôi adidas 350 SPZL này từ dòng sản phẩm adidas Spezial. ✊ @adidasoriginals”.
24. Logan Paul
Vào thời điểm năm 2017, với 15 triệu người đăng ký trên kênh YouTube của mình, Logan Paul là một kho báu đang chờ khai thác bởi bất kỳ thương hiệu nào.
Nhưng khi anh ấy đăng một đoạn video về cuộc gặp gỡ với một nạn nhân tự sát ở Nhật Bản, anh ấy đã vấp phải sự phẫn nộ gay gắt từ cộng đồng mạng. Trong đoạn video dường như anh muốn nhằm mục đích hài hước, Logan Paul đã tìm thấy thi thể của một nạn nhân tự sát trong khu rừng Aokigahara, Nhật Bản. Paul sau đó đã có hành động hoàn toàn thiếu tôn trọng và chán ghét cơ thể, hét lên “Yo, bạn còn sống chứ?”.
Đoạn video đã bị gỡ xuống nhưng Logan Paul ngay lập tức mất uy tín với tư cách là một người có sức ảnh hưởng. Tự hỏi những thương hiệu nào sẽ làm việc với anh ấy bây giờ.
25. Stefano Gabbana
Vào năm 2017, Dolce & Gabbana đã phát hành một đôi giày thể thao gây tranh cãi.
Những người theo dõi Instagram ngay lập tức phản ứng với sự tức giận khi nhìn thấy dòng chữ viết nguệch ngoạc “Tôi gầy và tuyệt đẹp”.
Khi hầu hết các thương hiệu sẽ ngay lập tức gỡ bỏ sản phẩm và xin lỗi, thay vào đó, đồng sáng lập Stefano Gabbana đã làm nhân đôi sự phẫn nộ của công chúng bằng cách tấn công những người theo dõi trong các bình luận:
26. Scandal tuyển sinh đại học
Vụ bê bối tuyển sinh đại học của Mỹ đã tiết lộ việc các gia đình giàu có ở bang California đã hối lộ các trường đại học.
Lori Loughlin – diễn viên của bộ phim sitcom Full House (Mỹ) và chồng là nhà thiết kế thời trang Mossimo Giannulli đã nhận tội hối lộ. Laughlin và Giannulli chi khoảng 500.000 USD để đảm bảo hai con gái Olivia Jade và Isabella của họ được nhận vào Đại học Nam California với tư cách là vận động viên trong đội chèo thuyền – môn thể thao mà cả hai cô gái đều chưa từng tham gia.
Tuy nhiên thì lúc này, một trong hai người con gái là Olivia Jade, cũng đang là một influencer đang làm việc với các thương hiệu Dolce & Gabbana, Marc Jacobs và Amazon. Vì thế scandal “đút lót” này không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình Loughlin mà còn ảnh hưởng tới các thương hiệu đang hợp tác với gia đình này.
27. Terrie McEvoy
Bạn có bao giờ có cảm giác rằng các cuộc thi trên mạng xã hội được dàn dựng từ trước không?
Nhiều người theo dõi blogger làm đẹp người Ireland – Terrie McEvoy cũng có cùng nghi ngờ này khi cô ấy hợp tác với Tower Jewelers để thực hiện một món quà cho một minigame cô ấy tổ chức bao gồm hai chiếc vòng tay cao cấp.
Sau khi Terrie công bố người chiến thắng hai món đồ trang sức xa xỉ này, người hâm mộ nhận thấy có điều gì đó không ổn. Một người chiến thắng là bạn gái của anh trai Terrie và người chiến thắng còn lại là bạn thân của cô ấy. Điều này không phải quá trùng hợp rồi sao?
Điều này đã làm cộng đồng mạng cảm thấy như họ là trò đùa và vì thế họ đã phản ứng lại kết quả một cách gay gắt. Sau đó Terrie cũng đã đưa ra lời xin lỗi, tuy nhiên nó cũng không xoa dịu được dư luận là bao.
28. Lịch sử nghiên cứu để tránh thất bại trong tiếp thị người ảnh hưởng
Các thương hiệu có thể dễ dàng tránh được một số trường hợp influencer marketing thất bại chỉ đơn giản bằng cách bỏ một chút thời gian và công sức ra để nghiên cứu tiểu sử và đời tư của influencer mà mình dự định hợp tác cùng.
Trường hợp điển hình: Laura Lee – một Youtuber chuyên về trang điểm có sức ảnh hưởng lớn một thời. Vào năm 2018, các dòng tweet từ Laura lại xuất hiện và nó dẫn đến việc kết thúc các khoản tài trợ béo bở của cô ấy từ các thương hiệu đang hợp tác. Hóa ra năm 2012, cô ấy đã thực hiện khá nhiều hành vi phân biệt chủng tộc và bày ra những trò đùa vô vị.
Kết luận
Influencer Marketing thật sự là một con dao hai lưỡi. Việc hợp tác với những người phù hợp, đặc biệt là những người có nền tảng chuyên môn về PR hoặc marketing có thể thúc đẩy tăng độ nhận diện và tương tác cho thương hiệu của bạn. Tuy nhiên lợi ích khi làm việc với các influencer cũng có thể trở thành mối lo ngại.
Đọc thêm các bài viết khác của WeWin tại: