Bạn có phân biệt được KOL và KOC?

Bên cạnh các ngôi sao diễn viên, ca sĩ, chuyên gia, KOL thì những KOC cũng có tầm ảnh hưởng nhất định. Vậy KOC có gì khác biệt so với KOL không? Hãy cùng Wewin giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm

KOLKey opinion leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOCKey Opinion Consumer là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Phân biệt KOL và KOC
Phân biệt KOL và KOC

2. Phân biệt KOL và KOC

2.1. Mức độ chủ động

  • Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOL và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOL. 
  • Còn KOC thì thường chủ động và đánh giá các sản phẩm mà họ đang có sự quan tâm, các review mang tính chất khách quan và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ khác liên quan đến lợi ích, tiền bạc. 

2.2. Quy mô đối tượng

  • Phần lớn các KOL được phân loại dựa trên số lượng follower: Nano, Micro, Macro, Celeb (người nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi). 
  • Với KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng, thứ họ cần là đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.

2.3. Chuyên môn 

  • KOL đòi hỏi phải là những người có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để có thể dẫn dắt người dùng. 
  • Còn KOC với vị trí là người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá của chính họ với sản phẩm. 

2.4. Độ tin cậy

  • KOL thường được các nhãn hàng, thương hiệu book để PR, đôi khi những KOL cũng đưa ra những đánh giá đôi khi cũng hơi “lố” để làm hài lòng nhãn hàng.
  • Nhưng với KOC, họ sở hữu độ tin cậy cao với khách hàng, vì chính KOC cũng là một khách hàng. Những đánh giá của họ thực tế và không mang tính quảng cáo nào cho thương hiệu họ review. 
Độ tin cậy của KOC được đánh giá cao hơn vì KOC cũng chính là một khách hàng
Độ tin cậy của KOC được đánh giá cao hơn vì KOC cũng chính là một khách hàng

3. Khi nào thì nên sử dụng KOL và KOC

3.1. KOL được sử dụng cho các chiến dịch

  • ️Các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới cần độ phủ rộng

Một cách hiệu quả cao cho các thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng là cộng tác và tài trợ bài viết liên tục. Đây là một cách để quảng bá một sản phẩm mới ra thị trường vì nó cho phép những người có ảnh hưởng tạo nội dung cho bạn và chia sẻ các đánh giá của họ, điều này sẽ xây dựng nhận thức về thương hiệu.

  • ️Đại sứ thương hiệu, gương mặt thương hiệu theo mùa lễ

Chúng ta vẫn thường hay thấy các ca sĩ, nghệ sĩ trở thành Đại sứ thương hiệu một khu vực hoặc toàn cầu. Từ đó, nhận thức về thương hiệu được thể hiện trên quy mô lớn. Nếu bạn chọn đúng đại sứ thương hiệu cho đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, chắc chắn hiệu quả của chiến dịch sẽ đạt đến mức tốt nhất. 

Khi nào thì nên sử dụng KOL
Khi nào thì nên sử dụng KOL

3.2. Đối với KOC

  • KOC trở thành một chiến dịch thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn bằng cách tạo niềm tin qua review, đánh giá chân thật

KOC ngày càng phát triển nhờ sự “đi lên” của các group Facebook và Tiktok. Ta có thể thấy được rất nhiều KOC nổi tiếng với những lượt theo dõi khủng trên các trang mạng xã hội như Anh Kiên Review, Baby Kopohome. 

  • ️Điều hướng khách hàng về web, TMĐT, tỉ lệ chuyển đổi cao

Ngày nay, chúng ta không còn quá xa lạ gì với khái niệm Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết. Với những KOC, họ thường kiếm tiềm thông qua hoa hồng từ các link sản phẩm mà họ sử dụng. Tiếp thị liên kết được theo dõi qua các liên kết duy nhất giúp thương hiệu hiểu đường dẫn giới thiệu của chuyển đổi. Cách thức tốt nhất để hợp tác dưới hình thức này là qua nền tảng Instagram và TikTok.

Tìm hiểu thêm tại:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn