POSM đã trở thành là những vật dụng quen thuộc dễ thấy tại nơi kinh doanh của bạn. Vậy làm sao để tận dụng chúng và khiến cho khách hàng của bạn nhớ mãi không quên? Hãy cùng WeWin tìm lời giải trong “4 bài học về POSM trong các chiến dịch Marketing du kích” nhé!
1. POSM là gì? Sự kết hợp của POSM và hình thức Marketing du kích
POSM (viết tắt của Point of sale Material) là những vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng thường có tại các địa điểm cửa hàng bán lẻ. Chúng có thể được thấy ở bất cứ đâu từ quầy thu ngân đến bên trong các quầy hàng.
Do tính hiệu quả của chúng trong việc gia tăng doanh số bán hàng và nhận thức về thương hiệu, các cửa hàng đã tận dụng tối đa hình thức này và dần khiến chúng trở nên bão hòa. Tuy nhiên, đây không phải lí do để từ bỏ.
Khi bạn điều hành một công việc kinh doanh nhỏ và cần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, POSM thường bị bỏ qua. Nhưng nếu bạn sẵn sàng vượt qua ranh giới sáng tạo, hình thức này vẫn có thể giúp bạn tiến xa.
Một gợi ý để bạn cân nhắc là Marketing du kích (Guerilla Marketing). Đây là một tập hợp các kĩ thuật tập trung vào các phương pháp tiếp cận phi thông thường với chi phí thấp để chạm tới đối tượng mục tiêu và thuyết phục họ mua hàng.
2. 4 bài học cải thiện POSM từ các chiến dịch Marketing du kích
2.1. Sử dụng hình thức tương tác để tạo trải nghiệm đáng nhớ
Mục đích của việc sử dụng Marketing du kích không phải chỉ đơn giản là để thu hút sự chú ý khách hàng hay tiết kiệm chi phí, mà còn để đảm bảo rằng những nỗ lực của bạn luôn in sâu trong tâm trí khách hàng.
Các doanh nghiệp sử dụng marketing du kích thường cố gắng trở nên đáng nhớ bằng cách tạo ra những sự kiện trực tiếp như buổi hòa nhạc, chương trình hài kịch, hoặc thậm chí một hoạt động đơn giản như phân phát quà tặng miễn phí khi mọi người ít trông đợi nhất.
Nhưng loại hình Marketing này cũng có thể được sử dụng cho các chiến lược sử dụng POSM giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn ngay cả khi họ không trực tiếp trải nghiệm dịch vụ/sản phẩm của bạn.
Ví dụ như trường hợp của Volkswagen nhằm gắn thương hiệu của mình với niềm vui:
Thương hiệu ô tô này đã khéo léo làm một chiến dịch Marketing du kích “The fun theory” khuyến khích mọi người sử dụng cầu thang bộ thay vì thang cuốn bằng cách tạo nên “Piano Stairs” (Cầu thang piano)
Ý tưởng của chiến dịch này dựa trên ý tưởng “một điều vừa đơn giản vừa vui là cách dễ nhất để khiến mọi người thay đổi hành vi”. Kết quả thương hiệu đã làm công chúng thích thú với kết quả video về Piano Stairs đạt hơn 13 triệu view trên Youtube và tạo cảm hứng cho nhiều chiếc cầu thang piano khác xuất hiện ở Auckland, Melbourne, Stockholm, Milan, Istanbul and Colombia.
2.2. Sáng tạo với phương tiện truyền thông chi phí thấp.
Khi nhắc đến POSM, chúng ta thường nghĩ về standee, poster, leaflet, hangsell, sticker, divider, booth, mẫu thử (tester), check-out counter (giá để thực phẩm ở khu vực thanh toán). Tuy nhiên có rất nhiều cơ hội để sáng tạo với thế giới xung quanh ta, đặc biệt là với những thứ mà chúng ta tương tác hàng ngày mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.
Ví dụ như cách IKEA sử dụng một đoạn cầu thang đơn giản để trưng bày ngăn kéo của mình.
Hay cách POSM thú vị bằng sticker của hãng bia Tyskie:
2.3. Thực hiện bước nhảy vọt với các phương tiện truyền thông mới
Với những doanh nghiệp có ngân sách cao hơn cho POSM, họ có thể thử những hình thức có công nghệ cao hơn để truyền tải thông điệp của mình.
Tuy nhiên sau thời gian dịch bệnh COVID 19, hình thức mua sắm trực tuyến phát triển rất mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc ít người trực tiếp đến điểm bán hàng hơn. Thế nhưng các marketer vẫn có thể tác động đến những người tiêu dùng ngay tại nhà của họ.
Một ví dụ khác cũng từ IKEA. IKEA đã phát hành IKEA Place cho phép người mua sắm hình dung được hình ảnh nội thất của thương hiệu sẽ phù hợp với không gian nhà của họ như thế nào. Họ sử dụng công nghệ thực tế ảo AR (Augmented Reality):
Hình thức Marketing du kích này mang ảnh hưởng của thương hiệu ra khỏi cửa hàng và đường phố, thẳng tiến đến không gian an toàn của người tiêu dùng – nhà của họ.
Phương pháp tương tự cũng đã được áp dụng trong mua sắm trực tuyến khi người dùng mua các sản phẩm cần thử như kính, quần áo, giày dép.
Phương pháp này cũng đã được áp dụng ở Việt Nam với sản phẩm son, kem nền của Maybelline hay L’Oréal .
2.4. Tìm cách riêng để nâng tầm những bao bì sản phẩm quen thuộc.
Phương pháp này có thể không áp dụng với những doanh nghiệp mới và nhỏ mà dành cho những thương hiệu lớn và có mức độ nhận diện logo cao. Marketer thường tận dụng điều này cho mục đích Marketing du kích.
Tiêu biểu là cách McDonald’s và một vài thương hiệu nổi tiếng khác đã tận dụng bao bì của họ:
Có thể thấy sự kết hợp của POSM và Marketing du kích giúp thương hiệu của bạn nổi bật một cách ấn tượng. Đôi khi bạn chỉ cần thử những điều sáng tạo, mới mẻ để giúp sản phẩm và thương hiệu của mình được chú ý đến và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Những ví dụ về Marketing du kích kết hợp với POSM trong bài viết này đã thành công trong việc tạo lên làn sóng trong công chúng, thậm chí một số còn trước cả sự xuất hiện của mạng xã hội. Thách thức cho doanh nghiệp của bạn là rút ra được những bài học kinh nghiệm từ đây để áp dụng vào sáng tạp POSM cho thương hiệu của mình.
Trên đây là bài viết của WeWin về 4 ví dụ của POSM trong các chiến dịch Marketing du kích. Hy vọng bạn đã tìm được thông tin hữu ích từ chia sẻ này! Truy cập vào website: https://wewin.com.vn/ để tìm hiểu nhiều bài viết thú vị.
Tìm hiểu thêm tại đây: