5 bài học phát triển thương hiệu đắt giá từ các thương hiệu lớn

Khi nhắc đến độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy sự phát triển của hình ảnh doanh nghiệp, người ta thường nghĩ tới Apple. Vậy hãy xem Apple đã có những chiến lược gì để phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị cổ phiếu và chúng ta có thể rút ra bài học gì từ “ông lớn” này?

1. Đẩy mạnh sự tương tác

Bài học phát triển thương hiệu từ Apple
Bài học phát triển thương hiệu từ Apple

Steve Jobs đã từng đề cập đến cách tiếp cận thương hiệu của Apple qua câu nói: “Chúng tôi đặt mình vào vị trí của khách hàng và tự hỏi mình muốn gì”.

Apple trao quyền cho người dùng của họ và xác định xem khách hàng muốn gì ở hãng trong tương lai.

Cách tiếp cận này đã cho phép Apple phát hành các sản phẩm mang tính cách mạng như iPhone và tạo ra hệ điều hành được cho là dễ sử dụng và trực quan nhất từ trước đến nay.

  • Bài học cho các doanh nghiệp nhỏ:

Các doanh nghiệp nhỏ có lợi thế trong việc tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng của mình. Hãy tận dụng cơ hội để thấu hiểu khách hàng và thu hút họ bằng cách cung cấp dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh của bạn không có.

Đừng chỉ cung cấp sản phẩm theo một cách thức cố định, hãy xây dựng lòng trung thành của nhãn hàng thông qua các chương trình thành viên hoặc gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

2. Làm người dẫn đầu thị trường, đừng mãi theo sau

Làm người dẫn đầu thị trường
Trở thành người dẫn đầu thị trường

Sự đổi mới luôn là trọng tâm trong chiến lược của Apple. Hãng này đã không ngừng nỗ lực để tạo ra các sản phẩm dẫn đầu trong thị trường công nghệ như: đi đầu trong lĩnh vực máy tính cá nhân, tạo ra cuộc cách mạng cho máy nghe nhạc mp3, cải tiến điện thoại thông minh, đi tiên phong trong lĩnh vực máy tính bảng với iPad và được dự báo sẽ phổ biến thanh toán di động với Apple Pay.

Điều này đã cho phép Apple thu hút người dùng đến với những trải nghiệm mới mẻ và trở thành một nhà tiên phong thực sự trong ngành.

  • Bài học cho doanh nghiệp nhỏ:

Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ có thể gặp khó khăn với chi phí nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, song quy mô nhỏ cũng có lợi thế riêng.

Doanh nghiệp càng nhỏ, càng có thể xoay vòng nhanh hơn, linh hoạt và bỏ lại những “gã khổng lồ cồng kềnh” – vốn đã có những sản phẩm truyền thống, mặc định trong thị trường phía sau.

Hãy nắm bắt nhịp độ thị trường và đưa ra những sản phẩm mà người khác chưa thể nghĩ tới.

3. Phát triển thương hiệu: Nổi bật trong sự nhất quán

Nổi bật trong sự nhất quán
Nổi bật trong sự nhất quán

Thương hiệu của Apple có thể được nhận biết ngay lập tức vì vị trí nổi bật của logo và việc sử dụng nhất quán chữ ‘I’ viết thường trước tên của mỗi sản phẩm.

Ở mức độ sâu hơn, Apple thể hiện giá trị thương hiệu của họ trong từng sản phẩm và hoạt động kinh doanh riêng lẻ, đảm bảo sự cộng hưởng thương hiệu và ghi dấu ấn mạnh mẽ với khách hàng của họ.

  • Bài học cho doanh nghiệp nhỏ:

Hãy thể hiện giá trị thương hiệu của bạn một cách nhất quán thông qua tất cả các phương tiện truyền thông tiếp thị. Phải trở thành một nhà lãnh đạo nổi bật trong ngành và khiến mọi người biết đến thương hiệu của bạn.

Bạn không cần phải tô điểm logo của mình lên tất cả mọi thứ, nhưng hãy đảm bảo rằng thương hiệu của mình dễ dàng nhận diện. Khách hàng sẽ không thể chia sẻ và quảng bá cho thương hiệu của bạn nếu họ không biết bạn là ai.

Tham khảo bản video của bài viết tại đây:

4. Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Ngay từ đầu, Apple đã tách mình ra khỏi các đối thủ cạnh tranh. Steve Jobs với tính cách có phần dị biệt đã nghĩ ra cái tên Apple Computers sau khi làm việc ở một vườn cây ăn quả trong vài tháng.

Apple khác biệt so với những công ty công nghệ khác và sự khác biệt này giúp họ đứng trên tất cả.

  • Bài học cho các doanh nghiệp nhỏ:

Bạn không thể trở thành người dẫn đầu thị trường bằng cách cung cấp cùng một sản phẩm y hệt như đối thủ cạnh tranh của mình. Hãy tìm ra điểm khác biệt của doanh nghiệp mình và đẩy mạnh sự khác biệt đó.

Hãy nhớ khách hàng đang muốn thỏa mãn, muốn được đáp ứng nhu cầu chứ không đơn giản dừng lại ở việc mua sản phẩm.

5. Tránh để thương hiệu của mình trở thành lựa chọn rẻ tiền

Tránh để thương hiệu của mình trở thành lựa chọn rẻ tiền
Tránh để thương hiệu của mình trở thành lựa chọn rẻ tiền

Apple đã có thể duy trì mức giá cao cho các sản phẩm của mình và thành công trong việc tránh được một cuộc ‘chạy đua’ hạ giá.

Apple đã làm được điều này thông qua việc định vị sản phẩm của họ là cao cấp hoặc sang trọng. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu từ những người mua muốn khẳng định vị thế, những người ưu tiên phong cách và địa vị cũng như những chức năng vượt trội của công nghệ.

  • Bài học cho doanh nghiệp nhỏ:

Việc cung cấp sản phẩm của bạn rẻ hơn tất cả các đối thủ có thể tạo ra điểm khác biệt, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có ít hơn 10% lượng khách mua hàng dựa trên giá cả.

Đừng định giá thấp sản phẩm và cắt giảm tỷ suất lợi nhuận của mình. Thay vào đó, hãy yêu cầu một mức giá hợp lý cho các sản phẩm chất lượng. Và nếu hoàn cảnh bắt buộc bạn phải cung cấp sản phẩm của mình với giá rẻ, hãy tạo ra thêm một lựa chọn đắt tiền khác để khiến sản phẩm đó có vẻ có giá trị tốt hơn.

Bằng cách tuân theo các quy tắc này và tạo ra một văn hóa doanh nghiệp mới mẻ, Apple Inc. đã xây dựng thành công một thương hiệu trị giá 118 tỷ đô la. Đó cũng có có thể là mục tiêu cao cả cho doanh nghiệp nhỏ của bạn, và nếu bạn cố gắng trở thành người dẫn đầu trên thị trường của mình, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra.

 Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn