Affiliate marketing là gì? Các hình thức Affiliate marketing

Affiliate marketing là một thuật ngữ mới nhưng chắc chắn không hề xa lạ hiện nay, nhất là trong thời kỳ hiện đại phát triển, khi việc mua hàng online trở nên ngày càng phổ biến. Vậy Affiliate marketing là gì và có những hình thức triển khai như thế nào? Cùng WeWin tìm hiểu nhé!

1. Affiliate marketing là gì? 

Affiliate marketing hay Tiếp thị liên kết là một loại marketing khiến Marketer kiếm được hoa hồng khi quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty hoặc doanh nghiệp khác. Các công ty thường sử dụng Affiliate Marketing bằng cách hợp tác với các trang web, thương hiệu, cá nhân để đăng quảng cáo trên danh nghĩa của họ và thu hút khách hàng mua hàng. 

Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing là gì?

Một ví dụ cho tiếp thị liên kết phổ biến hiện nay có thể kể đến các thương hiệu trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada… và các KOLs, influencer trên các nền tảng như Tiktok, Facebook. KOLs, influencer sẽ review, đánh giá một sản phẩm nhất định sau đó đính kèm đường dẫn affiliate của sản phẩm. Khi người xem ấn vào link sản phẩm được cung cấp đó, KOL và Influencer sẽ được hoa hồng.

Đặc quyền đến từ KOL affiliate của sàn thương mại điện tử Lazada
Đặc quyền đến từ KOL affiliate của sàn thương mại điện tử Lazada

Tình huống này là tình huống giúp đôi bên đều có lợi – cả thương hiệu và người dẫn đường link liên kết. Doanh nghiệp, thương hiệu sẽ tăng được doanh số bán hàng của mình trong khi những Kols, Influencer (Người định hướng dư luận, người có tầm ảnh hướng đến công chúng) kiếm được tiền từ việc dẫn dắt khách hàng đến với thương hiệu.

2. Affiliate Marketing hoạt động như thế nào? 

Hoạt động Tiếp thị liên kết này thường được thực hiện trực tuyến vì triển khai online sẽ giúp dễ dàng trong theo dõi và duy trì kế hoạch thông qua phân tích kỹ thuật số. Thông qua phần cookie của trình duyệt và dữ liệu theo dõi, các công ty có thể biết khi nào ai đó nhấp vào liên kết và sử dụng liên kết để mua hàng. Khi doanh nghiệp thuê Affiliate Marketer, doanh nghiệp đó sẽ cung cấp cho người đó hoặc công ty đó một đường link dẫn đặc biệt được liên kết với tên miền của người Marketer. Bất cứ khi nào khách hàng nhấp vào link đó để mua hàng, doanh nghiệp sẽ biết đó là từ người marketer đấy.

Khách hàng nhấp vào link đó để mua hàng, doanh nghiệp sẽ biết đó là từ marketer
Khách hàng nhấp vào link đó để mua hàng, doanh nghiệp sẽ biết đó là từ marketer

Quảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty có thể có nhiều hình thức khác nhau. Những cách đó bao gồm chạy quảng cáo trên các trang web của marketer, gửi email newsletter (bản tin email), và tạo các social posts (bài đăng trên mạng xã hội). Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, email hoặc bài đăng đó, họ sẽ được chuyển hướng đến trang thương mại điện tử của doanh nghiệp. Từ đó, nếu họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, người marketer sẽ nhận được tiền hoa hồng. Các công ty, thương hiệu thường trả tiền cho nhà marketer bằng 3 cách:

  • Pay per sale (PPS): đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất mà các nhà affiliate marketer nhận được. Mỗi khách hàng khi sử dụng liên kết đó để mua hàng, công ty sẽ chia cho marketer lợi nhuận.
Hình thức Pay per sale
Hình thức Pay per sale (PPS)
  • Pay per click (PPC): mỗi khi khách hàng ấn vào đườngdẫn liên kết, công ty sẽ trả cho marketer một khoản tiền hoa hồng nhỏ. Hình thức thanh toán này ít phổ biến hơn, nhưng công ty/thương hiệu vẫn có thể sử dụng hình thức này nếu tỷ suất hoàn vốn (ROI) đủ mạnh.
Khách hàng nhấp vào link đó để mua hàng, doanh nghiệp sẽ biết đó là từ marketer
Khách hàng nhấp vào link đó để mua hàng, doanh nghiệp sẽ biết đó là từ marketer
  • Pay per lead (PPL): Trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng. Ở hình thức này, công ty trả tiền cho marketer bất cứ khi nào khách hàng thực hiện một hành động nhất định, bao gồm đăng ký nhận email newsletter hoặc chuyển hướng đến các mục của trang web công ty.
Hình thức thanh toán Pay per lead (PPL)
Hình thức thanh toán Pay per lead (PPL)

3. Ưu điểm của Marketing Liên kết 

Tiếp thị liên kết đem lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và marketer. Trong đó, bao gồm:

3.1. Lợi ích kinh doanh

  • Lượt tiếp cận rộng hơn: Các nhà affiliate marketing hiển thị quảng cáo của công ty cho tất cả khách truy cập trang web của họ. Nếu một doanh nghiệp hợp tác với nhiều marketer, doanh nghiệp đó sẽ càng có cơ hội tiếp cận được nhiều đối tượng quan tâm đến thương hiệu hơn.
Tăng lượt tiếp cận cho doanh nghiệp
Tăng lượt tiếp cận cho doanh nghiệp
  • Cần ít nỗ lực marketing hơn: Để tạo ra thật nhiều nhấp chuột và khiến khách hàng mua hàng, các affiliate marketer mới là người cần tốn rất nhiều công sức. Vì vậy, doanh nghiệp không cần đưa thêm nhiều nguồn lực vào các chiến dịch Affiliate Marketing.
Affiliate Marketing cần ít nỗ lực Marketing hơn từ phía doanh nghiệp
Affiliate Marketing cần ít nỗ lực Marketing hơn từ phía doanh nghiệp
  • Quảng cáo chi phí thấp: những affiliate marketer sẽ chỉ nhận hoa hồng khi doanh nghiệp bán được hàng. Do đó, các công ty không phải trả tiền liên tục cho thời gian và không gian quảng cáo. Và khi họ trả tiền, họ vẫn sẽ cùng lúc tạo ra doanh thu từ sản phẩm được quảng cáo của mình. 

3.2. Lợi ích cho các marketer

  • Làm việc tại nhà: Bởi họ có thể thực hiện quảng cáo affiliate trực tuyến, họ có thể tùy chọn làm việc tại nhà hoặc từ bất cứ đâu. 
Lợi ích làm việc tại nhà cho marketer
Lợi ích làm việc tại nhà cho marketer
  • Thu nhập thụ động: Một khi các nhà affiliate marketer hoàn thành xong quảng cáo, newsletter hoặc nội dung khác, công việc của họ cơ bản đã hoàn thành. Họ có thể dành thời gian tập trung vào những công việc khác như xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, trong khi vẫn đồng thời nhận thu nhập thụ động bất cứ khi nào khách hàng sử dụng quảng cáo của họ để mua hàng.
Thu nhập thụ động
Thu nhập thụ động
  • Không cần hỗ trợ khách hàng: Không giống như các vị trí bán hàng thông thường hoạt động dựa trên lợi nhuận hoa hồng, một khi khách hàng mua hàng thông qua quảng cáo của nhà marketer, marketer không có nghĩa vụ hay bắt buộc phải giúp đỡ khách hàng. Những câu hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm sẽ được chuyển thẳng đến thương hiệu, cho phép marketer có thể chú ý đến những việc khác.

4. Các hình thức Affiliate marketing (Three Types of Affiliate Marketing)

4.1. Affiliate Marketing không liên kết (Unattached affiliate marketing)

Hình thức này xảy ra khi marketer không có kết nối về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quảng bá. Họ không có liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực của công ty. Họ không có kỹ năng, chuyên môn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà họ quảng cáo. Các thương hiệu có thể sử dụng hình thức này khi cố gắng tiếp cận đến nhiều đối tượng và mong muốn nâng cao nhận thức hơn về thương hiệu.

4.2. Affiliate Marketing có liên quan (Involved affiliate marketing)

Đây là một hình thức cải tiến hơn hình thức trước. Trong loại hình này, marketer đề xuất sản phẩm, thương hiệu dựa trên trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, hình thức này sẽ có rủi ro hơn vì nếu xảy ra sự cố hoặc sản phẩm hoạt động không tốt, marketer coi như là đang mạo hiểm danh tiếng và tiềm năng phát triển sự nghiệp của họ. Mặt khác, hình thức này sẽ làm tăng doanh số cao hơn bởi khách hàng sẽ tin tưởng vào lời giới thiệu của người marketer.

Thông thường, những người ảnh hưởng sử dụng cách marketing này vì họ có thể dễ dàng chia sẻ trải nghiệm của mình với những người theo dõi bằng các bài đăng của mình trên mạng xã hội và livestream. Họ đã có mối quan hệ từ trước với người theo dõi và khán giả của họ, vì vậy họ sẽ có thể quảng bá và đề xuất sản phẩm một cách thành công hơn. 

4.3. Affiliate marketing có liên kết đến sản phẩm (Related affiliate marketing)

Đây là hình thức trái ngược với hình thức Unattached affiliate marketing ở trên. Thay vì không có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, marketer thực sự có kỹ năng, chuyên môn liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực trong công ty. Điều này cho phép marketer thể hiện sự hiểu biết về công ty và sản phẩm mà họ quảng bá. Nó cũng cho phép công ty tập trung vào đối tượng mục tiêu của mình và có khả năng nâng cao doanh số hơn nữa.

3 hình thức Affiliate Marketing trên đều có ưu và nhược điểm của riêng chúng và việc lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn sẽ phụ thuộc vào tiềm năng tài chính, mục đích, mục tiêu thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn.

Trên đây là chia sẻ về thuật ngữ Affiliate Marketing và các hình thức triển khai của nó. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và thông tin hữu ích hơn nữa để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Tìm hiểu thêm: 

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn