9 cách tính KPI để đo lường hiệu quả Email Marketing

Các xu hướng Marketing kỹ thuật số luôn luôn thay đổi rất nhanh, tuy nhiên có một hình thức vẫn luôn giữ vững phong độ về hiệu quả của mình qua năm tháng: đó chính là email marketing. Vậy làm thế nào để đo lường hiệu quả của hình thức này? Hãy đi vào tìm hiểu cùng WeWin qua bài viết sau đây nhé!

1. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate – CR)

  • Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm lượng chuyển đổi dựa trên email của bạn.
Tỉ lệ chuyển đổi là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Chuyển đổi ở đây là gì hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu email và không nhất thiết có nghĩa là lượt mua bán. Đây có thể là bất cứ hành động dựa trên mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Ví dụ như lượt mua bán, lượt tải xuống nội dung hoặc lượt đăng ký sự kiện.

  • Tầm quan trọng: tỷ lệ chuyển đổi của bạn là KPI quan trọng nhất bạn cần theo dõi. Bất kể chuyển đổi của bạn là gì, bạn cũng cần theo dõi lượng chuyển đổi đó để từ đó phân tích, cải thiện và phát triển chiến dịch, sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.
  • Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi :

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ bạn gửi một chuỗi email cho các khách hàng tiềm năng. Chuỗi email này bao gồm 5 email và các email đều có mục tiêu thu hút người nhận đăng ký sử dụng sản phẩm. Email đầu tiên của bạn gửi được thành công tới 3500 người và nhận được 50 lượt đăng ký. Đến email thứ 5 trong chuỗi, bạn chỉ gửi được cho 1200 người và 9 người đăng ký. 

Như vậy, email đầu tiên bạn đạt được 1,4% tỷ lệ chuyển đổi, email thứ 5 đạt được 0,75% tỷ lệ chuyển đổi.

  • Cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi của từng ngành năm 2022
Tỷ lệ chuyển đổi của từng ngành năm 2022
  • Đặt mục tiêu cho mỗi email.
  • Trình bày phân đoạn email rành mạch rõ ràng để các khách hàng mục tiêu của bạn có thể dễ đọc và chú ý đến những điều thu hút họ nhất.
  • Chạy thử nghiệm A/B: đây là một phương pháp dùng để nghiên cứu trải nghiệm người dùng. Trong thử nghiệm này, bạn sử dụng 2 phiên bản A và B để so sánh trong cùng một tình huống/môi trường để so sánh xem phiên bản nào đem lại hiệu quả tốt hơn. Chạy thử nghiệm A/B có thể giúp bạn điều chỉnh các yếu tố trong email như tiêu đề, cách kêu gọi hành động (CTA), thiết kế email và thông điệp.
  • Gửi email kích hoạt cho người dùng dựa trên mức độ tương tác của họ với trang web hoặc ứng dụng của bạn.

2. Doanh thu trên mỗi người đăng ký (Revenue per subscriber – RPS)

  • Định nghĩa: Doanh thu nhận được với mỗi người đăng kí trong danh sách
  • Tầm quan trọng: Hãy nghĩ doanh thu từ mỗi người đăng kí như một phiên bản doanh thu trung bình trên một khách hàng ARPU – Average revenue per user dành cho Email Marketing. Đây là một trong những công thức đo lường quan trọng nhất mà một doanh nghiệp cần theo dõi.
RPS tương tự ARPU
RPS tương tự ARPU

RPS cho biết số tiền bạn kiếm được cho mỗi địa chỉ email trong danh sách của bạn. Hình thức này và hình thức Revenue per email chúng ta tìm hiểu ở phần sau  là hai chỉ số mạnh nhất để đo lường hiệu quả trong Email Marketing. Hai hình thức này là số liệu thống kê cho bạn biết nỗ lực Marketing qua email ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn như thế nào và cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược marketing tăng trưởng của doanh nghiệp bạn nói chung và Email Marketing nói riêng.

  • Nếu doanh thu trên mỗi người đăng kí của bạn và doanh thu trên mỗi email của bạn cao, bạn có thể đưa ra các quyết định tăng trưởng hợp lý cho doanh nghiệp, tổ chức.
  • Nếu doanh thu của bạn thấp, bạn có thể sẽ cần giành các nguồn lực để tối ưu hóa chiến lược Email sao cho nó gắn kết với hành trình của khách hàng, hoặc tập trung vào kênh khác. 
  • Công thức tính doanh thu trên mỗi người đăng ký
Công thức tính doanh thu trên mỗi người đăng ký
Công thức tính doanh thu trên mỗi người đăng ký

Ví dụ: Công ty bạn đạt được 30000 đô từ chiến dịch email quảng bá ưu đãi mùa hè. Chiến dịch tiếp cận được 4000 người đăng ký. Vậy doanh thu trên mỗi người đăng kí của bạn là 7.5 đô.

  • Cách cải thiện RPS
  • Quản lý danh sách: Khi bạn lược bớt được danh sách của mình, bạn sẽ giảm được số lượng người đăng ký không có khả năng trở thành khách hàng
  • Cả nhân hóa: bạn có thể sử dụng những tag cá nhân hóa hoăc email kích hoạt để gửi đi vào những thời điểm thích hợp trong hành trình của khách hàng tiềm năng. Để tạo thêm dấu ấn cá nhân, bạn có thể sử dụng thêm tên người vào phần “from” (từ), thay vì chỉ sử dụng riêng tên thương hiệu.
Email từ LinkedIn bao gồm tên người ở cả phần “from” và tiêu đề
Email từ LinkedIn bao gồm tên người ở cả phần “from” và tiêu đề

3. Doanh thu trên mỗi email (Revenue per email – RPE)

  • Định nghĩa: Doanh thu nhận được trên mỗi email.
RPE - Revenue Per Email là gì?
RPE – Revenue Per Email là gì?
  • Tầm quan trọng: Đây là một KPI đặc biệt hữu ích cho các mục tiêu chuyển đổi mua hàng. Nếu bạn có một công ty thương mại điện tử, bạn sẽ cần biết các email cá nhân tạo ra doanh số bán hàng có hiệu quả như thế nào.

Một số cách khác nhau để tiếp cận số liệu này là:

  • Theo dõi dựa trên loại email. Ví dụ như newsletter, khuyến mãi hoặc email về giỏ hàng bị bỏ qua.
  • Theo dõi doanh thu trong từng email riêng lẻ trong một chiến dịch nhỏ giọt.
  • Công thức tính
Công thức tính doanh thu trên mỗi email
Công thức tính doanh thu trên mỗi email

Ví dụ: Bạn gửi đi 8 email về việc ai đó chưa mua đồ trong giỏ hàng. Tin nhắn đầu tiên được gửi cho 3000 người trong vòng một tháng và thu được 15000 đô. Tin nhắn thứ 8 gửi cho 1800 người và kiếm được 300 đô. Vậy doanh thu trên mỗi email của email đầu tiên là 5 đô là và của email thứ 8 là 0.16 đô. Từ việc nhận thấy doanh thu trên một email đã giảm đi nhiều, bạn có thể đưa ra quyết định giảm tổng lượng email gửi đi.

 Gửi email về việc bỏ qua giỏ hàng
Gửi email về việc bỏ qua giỏ hàng

4. Tỷ lệ nhấp chuột (Click through rate – CTR)

  • Định nghĩa: Phần trăm người nhận nhấp vào liên kết trong email.
  • Tầm quan trọng: Chỉ số CTR của bạn sẽ cho biết mức độ thu hút sự quan tâm của người xem của email. tỷ lệ nhấp chuột càng cao, email của bạn càng hấp dẫn.
  • Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột
Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột
Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột

Có 2 loại CTR bạn có thể tính toán:

  • Tổng CTR: Bao gồm tất cả các lần nhấp chuột. Nếu người nhận nhấp vào liên kết 5 lần, tổng CTR sẽ tính cả 5 lần.
  • CTR duy nhất: Chỉ tính một lần nhấp chuột. Nếu người nhận nhấp vào liên kết 5 lần, CTR duy nhất sẽ tính 1 lần.
Click-through Rate là gì?
Click-through Rate là gì?

Tổng CTR sẽ cung cấp cho bạn số liệu tổng thể về mức độ thu hút của email. Nếu email của bạn thúc đẩy rất nhiều nhấp chuột, rõ ràng chúng rất hấp dẫn. Tuy nhiên chỉ số này có thể gây nhiễu cho bạn và gây sai số. Người dùng có thể chỉ vô tình đổi thiết bị hoặc quên rằng họ đã mở một liên kết trong trình duyệt của họ. Vì vậy, chỉ số CTR duy nhất có thể làm sáng tỏ hơn điều gì đang thực sự thúc đẩy chuyển đổi.

Ví dụ: Nếu một email được gửi đến 3.000 người nhận và nhận được 200 nhấp chuột, thì CTR của nó là 200 / 3.000 * 100 = 6,67%.

  • Cách để cải thiện CTR
  • Sử dụng các phương pháp tương tự như ở phần tỷ lệ chuyển đổi ở trên: sử dụng một mục tiêu, thử nghiệm A/B và gửi email kích hoạt dựa trên người dùng.
  • Tối ưu hóa thiết bị di động: Hãy đảm bảo thiết kế email của bạn nhìn đẹp và chỉn chu ở trên cả máy tính và thiết bị di động.
  • Sử dụng Call-to-value thay cho Call-to-action: Có được lời kêu gọi giá trị là sử dụng lời kêu gọi có ý nghĩa, rõ ràng thay thế các lời kêu gọi hành động chung chung. Ví dụ một trang web công thức nấu ăn gửi email cho người dùng, thay vì chỉ gửi CTA chung chung “Xem công thức này” thì bạn nên đưa một định hướng rõ ràng và chi tiết hơn như “Xem công thức làm gà rán sốt chua cay Hàn Quốc này”.

    Cách để cải thiện Click-through Rate
    Cách để cải thiện Click-through Rate

5. Tỷ lệ mở email (Click to open rate – CTOR)

  • Định nghĩa: Phần trăm người nhận nhấp vào email sau khi mở nó.
  • Tầm quan trọng: Chỉ số này cho bạn biết sức hút của những bài viết, thiết kế và kêu gọi hành động của bạn. Một chỉ số CTOR thấp có nghĩa là content mà bạn mang lại không đạt được kỳ vọng mà chủ đề và thương hiệu của bạn đặt ra. Chỉ số CTOR cao cho thấy nội dung của bạn đem được tiếng vang cho người xem.

Tuy nhiên, đừng quá coi trọng chỉ số này. Nó phụ thuộc vào tỷ lệ mở (Open rate) và nó không quá đáng tin. Nhưng chỉ số này vẫn rất hữu ích và có thể được coi như bằng chứng chung về tính hiệu quả của email. 

  • Công thức tính tỷ lệ mở email:

Công thức tính tỷ lệ mở email

‍Ví dụ: Những người đăng ký mới vào danh sách email của bạn sẽ nhận được email chào mừng với khuyến mãi giảm giá 15%. Nó được mở 600 lần duy nhất trong suốt một tuần và 90 lần nhấp duy nhất vào liên kết. CTOR của nó là 90/600 * 100 = 15%.

  • Cách cải thiện tỷ lệ mở email: Tương tự tỷ lệ chuyển đổi và CTR.

6. Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate)

  • Định nghĩa: Phần trăm email của bạn không được gửi thành công đến máy chủ email.
Tỷ lệ thoát Bounce Rate là gì?
  • Tầm quan trọng: Danh sách email của bạn cần phải “sạch sẽ”, tức là cần phải tiếp cận đến những khách hàng tương lai thực sự. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ đánh giá danh tiếng người gửi của bạn qua mức độ tương tác của người đăng ký với email của bạn. 

Nếu email của bạn không tiếp cận được người đăng ký, danh tiếng người gửi của bạn được đánh giá là thấp – điều đó có nghĩa là email của bạn có thể nằm trong nhiều thư mục spam hơn hộp thư đến.

Có hai loại tỷ lệ thoát:

2 loại tỷ lệ thoát: Soft bounce và Hard bounce
2 loại tỷ lệ thoát: Soft bounce và Hard bounce
  • Soft bounce (tỷ lệ thoát nhẹ): Đây là tạm thời. Địa chỉ email của người nhận hợp lệ nhưng đã xảy ra sự cố khi gửi. Hộp thư của họ có thể đã đầy, kích thước của thư quá lớn hoặc có thứ gì đó ngăn email của bạn đến đích. 
  • Hard bounce (tỷ lệ thoát mạnh): Đây là vĩnh viễn. Nguyên nhân là do địa chỉ email không hợp lệ hoặc máy chủ chặn gửi.
Hard bounce và Soft bounce
Hard bounce và Soft bounce

Tỷ lệ thoát có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng người gửi của bạn và nó có thể như một lời cảnh cáo. Tỷ lệ thoát nhẹ không chỉ đưa danh tiếng người gửi vào nguy hiểm mà còn có nghĩa chiến lược Marketing của bạn không kết nối được với nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể. 

  • Công thức tính tỷ lệ thoát: 
Cải thiện tỷ lệ thoát
Cải thiện tỷ lệ thoát

Ví dụ: Bạn gửi một email đến 13.000 địa chỉ email. Nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing của bạn báo cáo rằng 70 là số lần trả lại nhẹ và 40 là số lần trả lại cứng. Tỷ lệ thoát mềm là 0,54% và tỷ lệ thoát khó là 0,31%.

  • Cách cải thiện tỷ lệ thoát:
  • Xóa tất cả các email nằm trong tỷ lệ thoát mạnh khỏi danh sách của bạn và loại bỏ tất cả email trùng lặp.
  • Nếu không thể gửi được email cho người dùng trong tỷ lệ thoát nhẹ trong nhiều chiến dịch, hãy coi nó ở trong tỷ lệ thoát mạnh và xóa những email này khỏi danh sách của bạn.
  • Kiểm tra danh sách người đang kí của bạn. Hãy sửa những email có lỗi chính tả quá hiển nhiên như ([email protected]) hoặc những email rõ ràng là tài khoản giả (như [email protected]).
  • Đảm bảo người đăng kí của bạn muốn trở thành người đăng ký của bạn. Sử dụng tính năng chọn tham gia cho người đăng ký mới và định kỳ lọc danh sách của bạn. Mỗi quý một lần, hãy sao chép danh sách email của bạn và tìm kiếm những địa chỉ liên hệ đã không hoạt động trong hơn ba tháng. Trước khi bạn loại bỏ những email, hãy thử gửi một email hỗ trợ. Giải thích rằng họ sẽ bị xóa nếu họ không bắt đầu mở và tương tác với email của bạn.
  • Viết email chất lượng. Mọi người tương tác với nội dung mà họ thực sự muốn đọc. Nội dung email của bạn càng cuốn hút thì càng có nhiều người đăng ký tương tác với nó.

7. Tỷ lệ gia tăng danh sách (List growth rate) 

  • Định nghĩa: tỷ lệ tăng trưởng của danh sách người đăng kí của bạn.
  • Tầm quan trọng: Bạn cần thu hút người đăng ký theo thời gian. Danh sách của bạn sẽ dần giảm xuống khi mọi người hủy đăng ký hoặc bạn xóa những người đăng ký không hoạt động, v.v. Số lượt đăng ký mới cần lớn hơn đáng kể những lượt thoát đó.‍
  • Công thức tính tỷ lệ gia tăng danh sách: 
Công thức tính tỷ lệ gia tăng danh sách
Công thức tính tỷ lệ gia tăng danh sách

Ví dụ: Công ty nhận được 7.000 người đăng ký mới trong suốt tháng tiếp theo. Trong thời gian đó, 900 người đăng ký hiện tại rời khỏi danh sách của bạn, kết quả là có tổng số 20.000 người đăng ký. Tốc độ tăng danh sách của bạn cho tháng đó là (7.000-900) / 20.000 * 100 = 30,5%.

8. Tỷ lệ chia sẻ và chuyển tiếp (Share and forwards rate)

  • Định nghĩa: Là click-through rate nhưng đối với các nút chia sẻ và chuyển tiếp trên mạng xã hội. Chỉ số này là phần trăm người đăng ký của bạn nhấp vào liên kết để chia sẻ hoặc chuyển tiếp email của bạn.‍
  • Tầm quan trọng: Nội dung được chia sẻ có tác động lớn hơn nội dung không được chia sẻ. Khi mọi người chia sẻ nội dung của một thương hiệu, họ thể hiện sự ủng hộ của họ đối với nội dung nói riêng và thương hiệu nói chung. Có thể nói, đây là một hình thức truyền miệng và bằng chứng xã hội mạnh mẽ. Ngoài ra, công chúng thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên những gì bạn bè của họ chia sẻ.‍ Vì vậy, nếu lượt chia sẻ và chuyển tiếp của bạn lớn, doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được thành công lớn.
  • Công thức tính tỷ lệ chia sẻ và chuyển tiếp
Công thức tính tỷ lệ chia sẻ và chuyển tiếp
Công thức tính tỷ lệ chia sẻ và chuyển tiếp

Ví dụ: Bạn gửi email về một sự kiện sắp diễn ra. Nó được gửi đến 20.000 người đăng ký và các nút chia sẻ xã hội và chuyển tiếp của nó nhận được tổng cộng 700 lần nhấp. Tỷ lệ chia sẻ và chuyển tiếp của nó là:

700 / 20.000 * 100 = 3,5% .‍

  • Cách cải thiện tỷ lệ chia sẻ và chuyển tiếp: Tìm hiểu lý do tại sao công chúng lại chia sẻ thông tin, bạn có thể tham khảo mô hình STEPPS của Jonah Berger trong cuốn sách Contagious. 
Mô hình STEPPS của Jonah Berger
Mô hình STEPPS của Jonah Berger

9. Tỷ suất hoàn vốn (Return on Investment)

  • Định nghĩa: Là tỷ suất hoàn vốn mà chiến dịch Email Marketing của bạn mang lại. 
  • Tầm quan trọng: Một trong những tỷ lệ quan trọng nhất đối với tất cả các doanh nghiệp là ARPU: CAC (Average Revenue Per User: Customer acquisition cost). Đó là số tiền lãi bạn kiếm được (doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) so với số tiền bạn chi tiêu (chi phí chuyển đổi khách hàng) để có được khách hàng.
ROI của Email Marketing
ROI của Email Marketing

ROI của Marketing qua email tiết lộ tương tự. Đó là số tiền bạn kiếm được liên quan đến số tiền bạn chi tiêu cho các chiến dịch email của mình. 

  • Nếu bạn đang đầu tư nhiều tiền hơn vào Marketing qua email so với mức thu được, thì bạn có thể gặp vấn đề (trừ khi email là lĩnh vực mà bạn sẵn sàng chịu lỗ vì những lợi ích đạt được).
  • Nếu bạn đang kiếm được nhiều hơn số tiền mình chi tiêu, bạn có thể cân nhắc phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho các nỗ lực tiếp thị qua email của mình.
  • Công thức tính tỷ suất hoàn vốn: 
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn

Ví dụ: Công ty thương mại điện tử của bạn có một chiến dịch email cho dòng sản phẩm mới của bạn. Nó tốn 2.000 đô la để làm và kiếm được 15.000 đô la. ROI của bạn là ($15.000- $2.000)/ $2.000 * 100 = 650%.

Trên đây là những chia sẻ về 9 cách tính KPI đo lường hiệu quả Email Marketing. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin và kiến thức hữu ích cho bạn đọc!

Tìm hiểu thêm: 

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn